7. Kết cấu luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Trình độ công chức, viên chức có trách nhiệm trong công tác KSC còn hạn chế. Với khối lƣợng công việc ngày càng lớn, tính chất công việc ngày càng phức tạp, trong khi trình độ chuyên môn của đội ngũ cán ộ kế toán cũng nhƣ số lƣợng kế toán chƣa tƣơng ứng với yêu cầu của công việc. Đồng thời, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính của các phòng/khoa chuyên môn chƣa cao. Đơn vị chƣa có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong chi tiêu NSNN nên dễ xảy ra các gian lận, vi phạm các chế độ chi thƣờng xuyên.
Thứ hai, về công tác kế toán:
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ chƣa đƣợc hoàn thiện. Chứng từ thanh toán gặp nhiều trở ngại trong thanh toán bởi bộ phận kế toán mỏng, khối lƣợng công việc nhiều, dẫn đến không tránh khỏi nhiều thiếu sót, sai phạm khi tổng hợp chứng từ. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các phòng an đôi lúc còn yếu kém nên công tác bổ sung chứng từ hay kiểm soát chứng từ chậm trễ làm bộ phận kế toán không cập nhật cân đối kịp chứng từ trong tháng.
Thứ ba, về quy trình KSC:
Mặc dù Trung tâm đã có quy trình đối với các khoản chi thƣờng xuyên. Tuy nhiên, các quy trình còn chƣa phân định chức trách của các phòng/khoa chuyên môn trong việc thực hiện công việc liên quan chi thƣờng xuyên, còn có sự chồng chéo trong xử lý chứng từ. Việc kiểm soát chủ yếu giao cho phòng Tài chính – Kế toán (khâu thanh toán) chứ chƣa có sự kiểm soát khâu phát sinh chứng từ, còn có sự kiêm nhiệm trong việc thực hiện một số công việc, chƣa cụ thể hoá bằng văn ản và ban hành sổ tay hƣớng dẫn các thủ tục thanh toán đến toàn thể cán bộ, viên chức và ngƣời lao động biết để thực hiện nên việc trả lại chứng từ yêu cầu bổ sung diễn ra nhiều, làm giảm hiệu quả hoạt động của phòng Tài chính – Kế toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu và phân tích tình hình KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ cho thấy công tác KSC thƣờng xuyên đƣợc thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên, trong một số hạng mục nội dung việc kiểm soát cũng chƣa thật sự tốt, vì vậy hoàn thiện công tác kiểm soát sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình phát triển của đơn vị.
Trong chƣơng này, luận văn đã tập trung làm rõ các vấn đề sau đây: - Đã trình ày khái quá về Trung tâm KSBTTBĐ, cũng nhƣ tình hình chi thƣờng xuyên tại Trung tâm;
- Làm rõ thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm KSBTTBĐ trên các phƣơng diện về nhận diện rủi ro chi thƣờng xuyên, KSC thanh toán cho cá nhân, KSC nghiệp vụ chuyên môn, KSC mua sắm sửa chữa tài sản cố định, KSC các khoản chi khác tại Trung tâm;
- Đã đƣa ra những nhận định, đánh giá về các kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác KSC thƣờng xuyên tại Trung tâm.
Các nội dung này là cơ sở quan trọng để tác giả đề ra các giải pháp hoàn thiện trong Chƣơng 3.
CHƯƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT
TỈNH BÌNH ĐỊNH