- Nghiên cứu được sự thống nhất và đồng ý của trường đại học Y Hà Nội.
- Các bạn sinh viên tham gia vào nghiên cứu là tự nguyện và đồng ý. - Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho mục đích viết khóa luận và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của các bác sĩ đa khoa tương lai.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về sinh viên tham gia nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 Phân bố sinh viên theo giới
Nhận xét:
Có 120 sinh viên Y6 đa khoa tham gia nghiên cứu, trong đó có 45,8% sinh viên nam và 54,2% sinh viên nữ.
Bảng 3.1 Phân bố sinh viên theo tuổi
Tuổi 23 24 25 26 27 Tổng
n 6 84 25 3 2 120
% 5.0 70.0 20.8 2.5 1.7 100
Nhận xét:
Kết quả ở bảng trên cho thấy đa phần sinh viên ở nhóm tuổi 24 (chiếm 70%). Tuổi cao nhất của sinh viên tham gia nghiên cứu là 27 tuổi, tuổi thấp nhất là 23 tuổi. Tuổi trung bình của sinh viên là 24,4 tuổi.
* Đặc điểm về dân tộc: 100% sinh viên tham gia nghiên cứu là dân tộc kinh.
Nơi ở Số lượng %
Nội trú 63 52.5
Ngoại trú Ở trọỞ cùng gia đình 1839 15.032.5
Tổng 120 100
Biểu đồ 3.2 Phân bố sinh viên theo nơi ở hiện tại
Nhận xét:
Kết quả ở bảng và biểu đồ cho thấy trong số 120 sinh viên tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ sinh viên ở nội trú là nhiều nhất (52,5%), rồi đến ở cùng gia đình và thấp nhất là ở trọ.
Bảng 3.3 Điều kiện nơi rửa tay của sinh viên
Có Không Tổng
(n=120)
n % n % %
Có vòi nước sạch 118 98.3 2 1.7 100
Có XP hoặc dung dịch rửa tay 115 95.8 5 4.2 100 Có cả nước sạch và XP rửa tay 117 94.2 7 5.8 100
Nhận xét:
Kết quả ở bảng trên cho thấy đa phần sinh viên tham gia có đủ điều kiện nơi rửa tay (gồm nước sạch và xà phòng rửa tay). Trong số 120 sinh viên tham gia, 98,3% sinh viên trả lời nơi rửa tay có vòi nước sạch và 95,8% trả lời có xà phòng hoặc dung dịch rửa tay. Tuy nhiên chỉ có 94,2% sinh viên trả lời có đủ cả vòi nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay.
3.2 Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay thường quy của sinh viên Y6 đa khoa