Thực hành của SV về RTXP

Một phần của tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010 (Trang 42)

Nhận xét:

Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy thực hành của sinh viên về RTXP là chưa hoàn toàn tốt. Phần lớn SV có RTXP vào những thời điểm quan trọng. Tỷ lệ SV có RTXP sau khi đi vệ sinh đạt cao nhất 95%. Nhưng tỷ lệ RTXP trước khi nấu ăn và trước khi ăn cơm chỉ có 67,5% và 77,5%. Thấp nhất là khi từ ngoài trở về nhà chỉ có 53,3% SV có RTXP.

Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ SV sử dụng xà phòng trong vòng 24 giờ

Nhận xét:

Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ sinh viên sử dụng xà phòng để rửa tay trong ngày hôm qua là cao. Tỷ lệ sinh viên có sử dụng xà phòng trong vòng 24 giờ để rửa tay là 94,2%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ này giữa sinh viên nam và sinh viên nữ (p>0,05). Tỷ lệ sử dụng xà phòng rửa tay của nữ cũng xấp xỉ ngang với nam (95,4% và 92,7%).

Bảng 3.17 Mức độ thực hành RTXP của sinh viên Mức độ Kết quả Số lượng % Thường xuyên RTXP 82 68.3 Thỉnh thoảng RTXP 36 30.0 Hiếm khi RTXP 2 1.7

Không bao giờ RTXP 0 0.0

Tổng 120 100

Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên cho thấy thực hành RTXP thường xuyên của sinh viên chưa được tốt. Chỉ có 68,3% sinh viên thường xuyên RTXP hàng ngày và 30% sinh viên thỉnh thoảng RTXP. Đặc biệt có hai sinh viên trả lời rất hiếm khi rửa tay (chiếm 1,7% tổng số SV tham gia nghiên cứu).

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới với việc thường xuyên RTXP

Nữ Nam OR Giá trị p n % n % RTXP thường xuyên Có 51 78.5 31 56.4 2.8 0.009 Không 14 21.5 24 43.6 Tổng 65 100 55 100

Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên so sánh mức độ rửa tay giữa nam và nữ sinh viên. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về mức độ này theo giới trong đó nữ giới RTXP thường xuyên nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ thường xuyên RTXP ở nữ (78,5%) cao hơn so với nam (56,4%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Bảng 3.19 Mức độ nhắc những người xung quanh RTXP của SV

Mức độ nhắc mọi người Kết quả

Số lượng % Chưa từng nhắc ai 20 17.7 Thỉnh thoảng nhắc 70 58.3 Thường xuyên nhắc 30 25.0 Tổng 120 100 Nhận xét:

Kết quả ở bảng trên cho thấy sinh viên chưa phát huy tốt vai trò nhắc nhở RTXP với những người xung quanh. Chỉ có 25% sinh viên thường xuyên nhắc nhở còn đa phần là thỉnh thoảng nhắc (58,3%). Đặc biệt có 20 sinh viên (17,7%) chưa từng nhắc ai RTXP.

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN 4.1. Kiến thức của sinh viên Y6 đa khoa về RTPB

Đôi bàn tay được xem như là phương tiện chính để chuyển tải, phát tán mầm bệnh, nhất là các bệnh đường phân-miệng và các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp. Trong môi trường bệnh viện thì đôi bàn tay bẩn còn là nguồn gốc gây ra 40 – 70% trường hợp NKBV [17]. Rửa tay phòng bệnh thực sự là một biện pháp đơn giản và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mỗi người và góp phần phòng chống NKBV.

Câu hỏi đầu tiên trong nghiên cứu này chúng tôi mong muốn tìm hiểu là các bác sĩ tương lai sắp ra trường đã nắm vững kiến thức về RTPB hay chưa?

Kết quả nghiên cứu cho thấy dường như sinh viên vẫn chưa thực sự quan tâm tới RTTQ và chưa áp dụng được các kiến thức trong nhà trường. Kiến thức chung của SV về thời điểm, mục đích và quy trình RTTQ ở mức rất thấp. Chỉ có 3,3% SV trả lời đúng trên 80% các câu hỏi phần kiến thức. Con số quá ít ỏi nhưng cùng kết quả với các nghiên cứu về kiến thức RTTQ của NVYT Việt Nam và các học sinh điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ [4, 27]. Điều này có thể gây khó khăn cho các bác sĩ tương lai sắp ra trường. Họ sắp trở thành những người bác sĩ thực thụ, hành nghề khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế mà lại chưa thực sự quan tâm đến RTTQ- một trong những kĩ năng bắt buộc đối với các NVYT. Kiến thức mà các SV hầu như không nắm được là kiến thức về quy trình RTTQ do bộ Y tế ban hành 2007. Mặc dù tất cả SV Y6 đa khoa đều được học và thực hành về quy trình RTTQ từ năm thứ 2 tại bộ môn điều dưỡng cơ bản. Thêm nữa có rất nhiều tranh ảnh minh

họa quy trình RTTQ của Bộ y tế được dán tại các bệnh viện – cơ sở thực hành lâm sàng của SV nhưng chỉ có 3 SV trong tổng số 120 SV trả lời được đúng và đủ các bước của quy trình. Điều này cho thấy sau 4 năm học, kiến thức của SV bị quên rất nhiều và các chương trình phổ biến kiến thức RTTQ tại các BV cũng chưa tới được với SV. Sinh viên Y6 cũng không phải là đối tượng duy nhất không nắm được quy trình này, trong 1 nghiên cứu khác khi hỏi 300 nhân viên y tế cũng không 1 ai nắm được quy trình RTTQ do bộ y tế quy định [4]. Bộ y tế đã có công văn số 7518/BTY-ĐT ngày 12/10/2007 về việc hướng dẫn thực hiện quy trình RTTQ và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn [6]. Sau gần 3 năm ban hành, với mục đích tăng cường vệ sinh BV và phòng chống NKBV nhưng dường như quy trình vẫn gần như mới, vẫn chưa được mọi người thuộc và áp dụng một cách hiệu quả.

Kết quả về RTXP, tỷ lệ sinh viên có kiến thức về RTXP có cao hơn đôi chút so với RTTQ (19,2% so với 3,3%) song tỷ lệ này vẫn ở mức thấp. Phần lớn sinh viên nắm được các thời điểm RTXP nhưng sự hiểu biết của SV về mục đích RTXP còn hạn chế. Đa số sinh viên chỉ nắm được lợi ích của RTXP giúp phòng tránh được các bệnh lây qua đường phân-miệng (86,7%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhận thức của SV cao hơn hẳn những người dân vùng nông thôn. Tỷ lệ này của người dân vùng nông thôn Việt Nam là 2,3% [9]. Do SV y có trình độ học vấn cao hơn (tương tự nghiên cứu khác) [9], và cũng được học nội dung này trong chương trình học. Nhưng nội dung về phòng tránh các bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, các bệnh lây qua vết thương (như hoại thư, uốn ván…), các bệnh do tay bẩn khác như ngộ độc, viêm loét giác mạc… thì ít SV nắm được. Điều này gợi ý cần có những biện pháp trang bị kiến thức để sinh viên hiểu và nắm rõ hơn nữa về mục đích RTXP để họ tự tin khi hành nghề,

nhất là khi mà thế giới cũng như Việt Nam đang phải đối mặt với các đại dịch như cúm H1N1, SARS…TCYTTG ra sức khuyến cáo mọi người hãy rửa tay phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là cúm A (H1N1) thì sinh viên y hầu như không nắm được. Khi làm nghiên cứu chúng tôi cũng định đặt trực tiếp câu hỏi “Bạn có biết RTXP có thể phòng được cúm không” nhưng vì nghiên cứu làm trên đối tượng SV y nên chúng tôi thấy không hợp lý, nếu hỏi thẳng như vậy chắc chắn SV sẽ trả lời là có. Thay vì đó chúng tôi hỏi “RTXP có thể phòng được những bệnh gì?” Kết quả chỉ có 15,8% SV trả lời được phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp (trong đó có cúm). Có lẽ từ trước tới nay SV vẫn chỉ quen với các tuyên truyền về RTXP giúp phòng chống bệnh tiêu chảy và giun sán, chưa quen với thông điệp RTXP để phòng bệnh cúm. Một phần do công tác tuyên truyền về RTXP tại cộng đồng mới chỉ chú trọng tới người dân và học sinh các trường phổ thông vùng nông thôn Việt Nam [7, 9] mà chưa chú trọng nhiều đến sinh viên các trường đại học nói chung và SV y nói riêng. Phần khác cũng là do sinh viên Y6 đa khoa vẫn thờ ơ với dịch bệnh và RTXP, tất cả các thông tin đều đầy ắp trên các phương tiện thông tin đại chúng như (báo, mạng, truyền hình…) nhưng SV vẫn không nắm được.

Từ kết quả trên chứng tỏ sự hiểu biết của SV Y6 đa khoa về RTPB còn hạn chế. Nếu như có thể tổ chức các chương trình tuyên truyền về RTXP trong cộng đồng nên phát động để SV Y6 có thể tham gia với vai trò là tình nguyện viên để mỗi sinh viên thêm hiểu biết về RTXP, đồng thời SV cũng sẽ có một thái độ tích cực hơn.

4.2. Sinh viên có thái độ như thế nào về RTPB?

Để trả lời chính xác câu hỏi này quả thật rất khó, hơn nữa từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu nào về mô tả hay đánh giá thái độ của SV với việc rửa tay. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá thái độ RTPB

của sinh viên thông qua việc hỏi mức độ tán thành của SV có đồng ý –bình thường – không đồng ý về các quan niệm đúng cũng như các quan niệm chưa đúng về RTTQ và RTXP (bảng 3.8, 3.9, 3.10, 3.15, 3.16).

+ Về RTTQ, nhìn chung SV có thái độ tốt với thời điểm RTTQ. Tuy nhiên vẫn có tới 18% SV thấy việc RTTQ không quan trọng bằng việc hoàn thành nhiệm vụ (bảng 3.9). Qua đó cho thấy SV vẫn chưa nhận thức được rằng trong công tác khám chữa bệnh nhân thì việc RTTQ tại các thời điểm khuyến cáo cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện một cách đầy đủ và tự giác. Nhất là trong bối cảnh NKBV đang lan tràn, đang là mỗi lo của các quốc gia [41]. Tỷ lệ tụ cầu vàng kháng thuốc ngày càng gia tăng, khiến cho các NKBV càng nặng hơn, đòi hỏi chi phí điều trị cao, nhất là chi phí cho sử dụng kháng sinh [17, 18]. Việc tuân thủ RTTQ như một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc y tế sẽ làm giảm NKBV đồng thời sẽ nâng cao được hiệu quả điều trị cho BN, tích kiệm cho nhà nước hàng tỷ đồng [17, 18, 20, 32, 33]. Song dường như SV thấy khó chịu khi bị ai đó nhắc RTTQ (bảng 3.9) chỉ có 50% đồng ý với việc RTTQ ngay khi bị ai đó nhắc. Thái độ này là không tốt. Điểm này rất bất lợi cho SV. Có không ít bác sĩ tương lai đã bị phê bình công khai, thậm chí không được hướng dẫn 1 thủ thuật nào đó vì không tuân thủ yêu cầu RTTQ [4]. Khác với các NVYT làm việc tại các bệnh viện, họ nhận thức rõ vấn đề RTTQ là rất quan trọng và thái độ của họ rất nghiêm túc. Tất cả những người thao tác sai trong quá trình RTTQ khi được nhắc nhở đều thực hiện lại mà không thấy gò bó [4]. Vậy các bác sĩ tương lai nên có một nhận thức và cách nhìn tích cực hơn nữa về RTTQ, từ đó mới có thể dần dần hình thành được thói quen RTTQ một cách hoàn toàn tự giác.

+ Về RTXP, kết quả cho thấy thái độ phản đối của SV với những quan niệm chưa đúng về RTXP chỉ ở mức trung bình (bảng 3.17). Chỉ có 55% SV phản đối việc RTXP là mất thời gian. Mỗi năm nước ta có trên 1 triệu lượt người mắc các bệnh lây truyền qua đường phân- miệng [8]. Chỉ mất từ 30 giây đến chưa đầy 1 phút RTXP sẽ loại trừ được tới 35% các vi khuẩn gây bệnh và làm giảm đáng kể gánh nặng do bệnh tật gây ra [21]. Hơn nữa nếu chúng ta thành lập được thói quen RTXP sẽ thấy RTXP rất đơn giản, không hề mất thời gian và không gây hại. Tuy nhiên lại chỉ có 35% phản đối ý kiến: “RTXP làm cho tay bạn bị khô hay mất đi sự mịn màng”. Kết quả này gợi ý cần có những điều chỉnh kịp thời về thái độ của các bác sĩ sắp ra trường để họ có thái độ đúng đắn với RTXP thì từ đó mới có thể thực hành RTXP tốt được.

4.3. Sinh viên thực hành như thế nào về RTPB?

Trong nghiên cứu, chúng tôi đưa ra bộ câu hỏi để tìm hiểu xem SV có thực hành rửa tay ở những thời điểm được khuyến cáo hay không, chứ không tiến hành quan sát tại bệnh viện cũng như tại nơi ở của sinh viên (do điều kiện thời gian và nguồn lực không cho phép). Phần lớn SV đều trả lời có thực hành RTPB, tuy nhiên có sự chênh lệch tỷ lệ SV có thực hành rửa tay tại các thời điểm khác nhau.

+ Về RTTQ, tại 5 thời điểm được khuyến cáo RTTQ 1.Trước khi khám BN, 2.Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn, 3.Sau khi tiếp xúc với máu/dịch cơ thể, 4.Sau khi khám BN, 5.Sau khi đụng các đồ vật quanh BN. Phần lớn SV đều RTTQ. (Biểu đồ 3.5) Nhiều nhất là sau khi tiếp xúc với máu/dịch cơ thể vì mọi SV đều nhìn thấy rõ yếu tố nguy cơ có thể lây từ BN cho bản thân mình (hơn 99%), và thấy rõ tay mình lúc đó thực sự bẩn. Khác biệt với tỷ lệ SV RTTQ sau khi đụng vào các đồ vật xung quanh BN chỉ có 85,8% SV RTTQ. Đồ vật xung quanh BN hoàn toàn có thể bị nhiễm bẩn, vi khuẩn

có thể được phát tán từ những hạt nước bọt rất nhỏ, VK bám vào bề mặt đồ vật, sinh sôi và phát triển, khi tay chạm vào những đồ vật đó VK sẽ bám vào tay chúng ta [17]. Vì thế nguy cơ đôi bàn tay bị nhiễm bẩn từ đồ vật xunh quanh BN cũng tương tự như khi chúng ta chạm vào BN. Thời điểm SV RTTQ thấp nhất là trước khi khám BN 55,8%. Đây là mối đe dọa lớn đối với BN cũng như với tình trạng nhiễm khuẩn BV hiện nay. Đôi tay của SV rất dễ nhiễm khuẩn, mà BN lại là những người bệnh đang nằm điều trị tại BV, miễn dịch của họ còn rất yếu. Khi khám bệnh cho bệnh nhân với đôi bàn tay không sạch, SV rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo từ BN này sẽ lây sang BN khác hoặc làm tình trạng BN nặng thêm, tạo ra các chủng VK mới kháng thuốc, gây tăng tỷ lệ NKBV và tăng thời gian, chi phí điều trị. So sánh với tỷ lệ thừa nhận có RTTQ của các y tá và các học sinh điều dưỡng tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của chúng tôi cùng kết quả [25, 27]. Sinh viên có nhận thức và đã được đào tạo về RTTQ nhưng SV vẫn còn thờ ơ, chưa áp dụng được hết những kiến thức đã học vào thực hành RTTQ.

Theo các nghiên cứu trước thì mức độ RTTQ của các NVYT trước khi khám BN là rất thấp 2,6% [15]. Vì vậy, chúng tôi đã hỏi SV về mức độ thường xuyên rửa tay trước khi thăm khám BN thì chỉ có 34,2% trả lời thường xuyên RT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có thể do: SV là đối tượng đi học, đang thực tập tại BV nên hàng ngày mỗi SV chỉ thăm khám LS vài BN, chỉ bằng 1/50—1/20 số BN mà NVYT làm tại BV phải tiếp xúc [17] nên số lần SV thao tác RTTQ trước khám BN ít hơn, nên dễ dàng thực hiện hơn.

Khi được hỏi lí do không thường xuyên RT trước khám BN thì mỗi SV phải đưa ra từ 2 đến 3 lí do giải thích cho vấn đề này (bảng 3,12). Lí do được trả lời nhiều nhất là quên không rửa tay. Nguy hiểm hơn, nhiều SV còn đưa ra lí do chỉ tiếp xúc với BN trong thời gian ngắn và do đã mang

găng. Chỉ một cái bắt tay, hay 1 cái hắt hơi cũng có thể phát tán vô vàn VK, hiện nay tổ chức y tế còn khuyến cáo RT đối với cả y tá đi phát thuốc cho BN [4, 15]. Vậy mà SV tiếp xúc trực tiếp với BN lại không RT. Lí do măng găng cũng không loại trừ được việc lây truyền bệnh từ đôi bàn tay, vì găng tay có thể bị thủng. Một số SV còn đưa ra lí do RTTQ mất thời gian hoặc cảm thấy bất tiện khi RT nhiều lần. Kết quả này cũng tương tự khi so sánh với kết quả của một vài nghiên cứu trước [17, 34]. Nếu chấp hành đúng RTTQ thì 1 bác sĩ ngồi phòng khám bệnh có thể phải RT từ 50- 70 lần/ngày [22]. Vì vậy, cần có giải pháp cho việc vệ sinh đôi tay nhanh mà vẫn sạch.

Một phần của tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay phòng bệnh của sinh viên Y6 hệ bác sĩ đa khoa trường đại học Y Hà Nội năm 2010 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w