Trong nghiên cứu, chúng tôi đưa ra bộ câu hỏi để tìm hiểu xem SV có thực hành rửa tay ở những thời điểm được khuyến cáo hay không, chứ không tiến hành quan sát tại bệnh viện cũng như tại nơi ở của sinh viên (do điều kiện thời gian và nguồn lực không cho phép). Phần lớn SV đều trả lời có thực hành RTPB, tuy nhiên có sự chênh lệch tỷ lệ SV có thực hành rửa tay tại các thời điểm khác nhau.
+ Về RTTQ, tại 5 thời điểm được khuyến cáo RTTQ 1.Trước khi khám BN, 2.Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn, 3.Sau khi tiếp xúc với máu/dịch cơ thể, 4.Sau khi khám BN, 5.Sau khi đụng các đồ vật quanh BN. Phần lớn SV đều RTTQ. (Biểu đồ 3.5) Nhiều nhất là sau khi tiếp xúc với máu/dịch cơ thể vì mọi SV đều nhìn thấy rõ yếu tố nguy cơ có thể lây từ BN cho bản thân mình (hơn 99%), và thấy rõ tay mình lúc đó thực sự bẩn. Khác biệt với tỷ lệ SV RTTQ sau khi đụng vào các đồ vật xung quanh BN chỉ có 85,8% SV RTTQ. Đồ vật xung quanh BN hoàn toàn có thể bị nhiễm bẩn, vi khuẩn
có thể được phát tán từ những hạt nước bọt rất nhỏ, VK bám vào bề mặt đồ vật, sinh sôi và phát triển, khi tay chạm vào những đồ vật đó VK sẽ bám vào tay chúng ta [17]. Vì thế nguy cơ đôi bàn tay bị nhiễm bẩn từ đồ vật xunh quanh BN cũng tương tự như khi chúng ta chạm vào BN. Thời điểm SV RTTQ thấp nhất là trước khi khám BN 55,8%. Đây là mối đe dọa lớn đối với BN cũng như với tình trạng nhiễm khuẩn BV hiện nay. Đôi tay của SV rất dễ nhiễm khuẩn, mà BN lại là những người bệnh đang nằm điều trị tại BV, miễn dịch của họ còn rất yếu. Khi khám bệnh cho bệnh nhân với đôi bàn tay không sạch, SV rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo từ BN này sẽ lây sang BN khác hoặc làm tình trạng BN nặng thêm, tạo ra các chủng VK mới kháng thuốc, gây tăng tỷ lệ NKBV và tăng thời gian, chi phí điều trị. So sánh với tỷ lệ thừa nhận có RTTQ của các y tá và các học sinh điều dưỡng tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của chúng tôi cùng kết quả [25, 27]. Sinh viên có nhận thức và đã được đào tạo về RTTQ nhưng SV vẫn còn thờ ơ, chưa áp dụng được hết những kiến thức đã học vào thực hành RTTQ.
Theo các nghiên cứu trước thì mức độ RTTQ của các NVYT trước khi khám BN là rất thấp 2,6% [15]. Vì vậy, chúng tôi đã hỏi SV về mức độ thường xuyên rửa tay trước khi thăm khám BN thì chỉ có 34,2% trả lời thường xuyên RT. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có thể do: SV là đối tượng đi học, đang thực tập tại BV nên hàng ngày mỗi SV chỉ thăm khám LS vài BN, chỉ bằng 1/50—1/20 số BN mà NVYT làm tại BV phải tiếp xúc [17] nên số lần SV thao tác RTTQ trước khám BN ít hơn, nên dễ dàng thực hiện hơn.
Khi được hỏi lí do không thường xuyên RT trước khám BN thì mỗi SV phải đưa ra từ 2 đến 3 lí do giải thích cho vấn đề này (bảng 3,12). Lí do được trả lời nhiều nhất là quên không rửa tay. Nguy hiểm hơn, nhiều SV còn đưa ra lí do chỉ tiếp xúc với BN trong thời gian ngắn và do đã mang
găng. Chỉ một cái bắt tay, hay 1 cái hắt hơi cũng có thể phát tán vô vàn VK, hiện nay tổ chức y tế còn khuyến cáo RT đối với cả y tá đi phát thuốc cho BN [4, 15]. Vậy mà SV tiếp xúc trực tiếp với BN lại không RT. Lí do măng găng cũng không loại trừ được việc lây truyền bệnh từ đôi bàn tay, vì găng tay có thể bị thủng. Một số SV còn đưa ra lí do RTTQ mất thời gian hoặc cảm thấy bất tiện khi RT nhiều lần. Kết quả này cũng tương tự khi so sánh với kết quả của một vài nghiên cứu trước [17, 34]. Nếu chấp hành đúng RTTQ thì 1 bác sĩ ngồi phòng khám bệnh có thể phải RT từ 50- 70 lần/ngày [22]. Vì vậy, cần có giải pháp cho việc vệ sinh đôi tay nhanh mà vẫn sạch. Hiện nay tại đa số các bệnh viện đã sử dụng dịch sát khuẩn tay nhanh. Sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhanh vừa tích kiệm được thời gian vừa đảm bảo vệ sinh đôi tay. Về điều này khi hỏi SV về cách SV RTTQ thì có 10% SV lựa chọn phương pháp sát khuẩn nhanh, và 85,5% SV rửa tay với nước và xà phòng. Nhìn chung thì cách rửa tay của SV rất tốt và thời gian rửa tay cũng đảm bảo đủ thời gian từ 30 giây đến 1 phút. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu trước ở học sinh điều dưỡng (Thổ Nhĩ Kỳ) [27]
+ Về RTXP, khi được hỏi về điều kiện nơi RT của SV rất tiện nghi có đến 94,2% SV có đủ nước sạch và XP rửa tay. Và tỷ lệ sinh viên có sử dụng xà phòng trong 24 giờ qua rất cao (biểu đồ 3.17). Các yếu tố về điều kiện về sinh và tính sẵn có của xà phòng đều được đảm bảo. Nhưng kết quả cho thấy thực hành RTXP của SV chưa hoàn toàn tốt (Biểu đồ 3.11). Trước khi nấu ăn chỉ có 77,5% RTXP, và trước khi ăn 67,5%. Như vậy VK theo đôi bàn tay bẩn vẫn có thể làm nhiễm bẩn thức ăn và gây bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước.
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ RTXP tại 2 thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
1.Phỏng vấn và quan sát tại 37000 hộ gia đình vùng nông thôn 20 tỉnh trên toàn quốc nằm trong nghiên cứu Vệ sinh môi trường nông thôn VN [9] 2.Nghiên cứu RTPB của SV Y6 đa khoa
3.Phỏng vấn và quan sát tại địa điểm vệ sinh của 966 trường học thuộc 20 tỉnh trong nghiên cứu về Vệ sinh môi trường tại trường học và một số nơi công cộng vùng nông thôn VN [10]. Do học sinh chỉ quan sát tại trường học nên không có tỷ lệ học sinh RTXP trước khi ăn.
Sinh viên Y6 có tỷ lệ RTXP cao nhất tiếp đó đến học sinh và thấp nhất là hộ gia đình. Có thể do sinh viên có nhận thức tốt hơn và nơi RT của SV luôn có sẵn nước và xà phòng (bảng 3.3 và biểu đồ 3.13). Các nghiên cứu trong và ngoài nước [1, 17, 21, 32, 36] đều đưa ra kết luận RTXP ảnh hưởng nhiều bởi kiến thức và tính sẵn có của XP rửa tay và nước sạch.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì mức độ RTXP giữa nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3.19). Điều này cũng có thể lí giải được vì nữ giới thường hay làm những công việc nội trợ nhiều hơn, nên tiếp xúc nhiều hơn với xà phòng, bởi thế tỷ lệ RT cao hơn. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước [33].