Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành so sánh giữa kiến thức với thực hành của SV Y6. Nhóm sinh viên đạt kiến thức chung về RTTQ chỉ có 4 SV, con số này quá nhỏ để đem ra so sánh. Nên chúng tôi đã chọn nhóm SV đạt kiến thức về thời điểm RTTQ (bảng 3.5) so sánh với nhóm SV có RTTQ đầy đủ tại cả 5 thời điểm được khuyến cáo (biểu đồ 3.5). So sánh tương tự với nhóm có kiến thức về RTXP (bảng 3.12, bảng 3.14) với nhóm có thực hành đầy đủ RTXP tại các thời điểm quan trọng (biểu đồ 3.12)
Bảng 4.1 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành RTPB của SV Y6 đa khoa
Các thời điểm được khuyến cáo
Thực hành
Tổng OR Giá trị p Tốt Không
Rửa tay thường quy SV trả lời được đúng cả 5 thời điểm khuyến cáo
Đạt 40 33 73 1.6 0.19 Không 20 27 47 Tổng 60 60 120 Rửa tay xà phòng SV trả lời được từ 80% câu hỏi về thời điểm trở lên
Đạt 24 33 57 1.7 0.17 Không 19 44 63 Tổng 43 77 120 SV đạt được kiến thức chung về RTXP Đạt 10 13 23 1.5 0.39 Không 33 64 97 Tổng 43 77 120
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy không có sự khác biệt về thực hành RT giữa nhóm SV đạt kiến thức và nhóm SV chưa đạt kiến thức. Bảng kết quả trên chưa cho thấy mặc dù sinh viên có kiến thức đạt có xu hướng thực
hành tốt RTTQ hay RTXP tốt hơn ở những sinh viên có kiến thức chưa đạt tuy nhiên mối liên quan giữa kiến thức và thực hành RT chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Chúng tôi cũng rất muốn tìm hiểu tiếp xem liệu giữa kiến thức – thái độ hay thái độ - thực hành có liên quan không. Nhưng vì phần thái độ, chúng tôi chỉ hỏi về mức độ tán thành về các quan niệm nên không phân tích, so sánh trong nghiên cứu này được.