Bước 1: Gv nêu câu hỏi trắc nghiệm:

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) phát triển năng lực người học trong dạy học truyện ngắn hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 42 - 44)

Câu 1:Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được trích từ tập truyện nào?

A. Hà Nội băm sáu phố phường. B. Gió đầu mùa

C. Nắng trong vườn D. Theo dòng

Câu 2: Dòng nào sau đây nhận định không chính xác về Thạch Lam?

A. Thạch Lam ở mảng phóng sự, nhưng là cây bút tài hoa khi viết tiểu thuyết diễm tình.

B. Hai yếu tố “Hiện thực” và “Trữ tình, thi vị” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông.

C. Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương.

D. Ông đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế.

Câu 3: Tâm trạng của Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống ở phố huyện như thế nào?

A. Cảm thấy nhẹ nhõm khi chiều đến, được nghỉ ngơi vì đã qua một ngày mệt mỏi.

B. Vui vẻ và náo nức chờ đón chuyến tàu đi qua.

C. Được cùng trò chuyện với chị Tí, bác Siêu... và ngắm ông “thần nông” trên bầu trời đêm.

D. Buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn.

Câu 4: Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tý. Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?

A. Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương. B. Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.

C. Nó gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam.

D. Nó gợi ra những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt sống vật vờ, tàn lụi đáng thương trong màn đêm của xã hội cũ.

Câu 5: Câu văn nào dưới đây nói lên nhiều nhất khát vọng thoát khỏi cảnh đời tăm tối, lay lắt tàn lụi ở phố huyện nghèo của nhân vật Liên?

A. “Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. B. “Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ của những chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.

C. “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đem một thế giới khác đi qua”.

D. “Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại ...”

- Bước 2: Hs trả lời nhanh - Bước 3: Gv nêu đáp án Câu hỏi Đáp án 1 C 2 A 3 D 4 D 5 C Hoạt động 4: Vận dụng

-Mục tiêu: giúp HS có tình yêu thương, đồng cảm với con người -GV giao nhiệm vụ:

-Năng lực cần hình thành:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo

+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. +Năng lực ngôn ngữ.

- Tiến trình thực hiện

Bước 1: Gv nêu yêu cầu

Viết 1 đoạn văn nêu bài học cuộc sống ý nghĩa nhất mà em rút ra từ tác phẩm.

Bước 2: Học sinh về nhà làm vào giấy, nộp cho giáo viên vào tiết sau. Bước 3: Giáo viên thu bài, chấm lấy điểm 15 phút.

Bước 4: Giáo viên chữa. Hoạt động 5:Mở rộng Bước 1: Gv nêu câu hỏi

So sánh Hai đứa trẻ với Tắt đèn, Lão Hạc (đã học ở chương trình THCS) để thấy con người và xã hội trong những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945?

Bước 2: Hs tìm đọc lại hai tác phẩm đã học và chỉ ra điểm giống và khác

nhau.

Bước 3: Hs nộp sản phẩm vào tiết sau. Bước 4: Gv hướng dẫn Hs các ý chính.

Một phần của tài liệu (SKKN 2022) phát triển năng lực người học trong dạy học truyện ngắn hai đứa trẻ của thạch lam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w