Sơ đồ bố trí chung hệ thống treo trên xe Toyta vios 2018

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 (Trang 31 - 33)

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí hệ thống treo trên xe Toyta Vios 2018 1.Giá đỡ của hệ thống treo trước

2.Lò xo trụ phía trước 3.Giảm chấn trước 4.Moay ơ 5.Thanh khéo 6.Giảm chấn sau 7.Cụm trục chữ A 8.Khung phía trước 9.Lắp ráp giảm sóc 10.Đòn treo phía trước

11.Thanh ổn định phía trước 12.Bạc cố định thanh ổn định 13.Đòn treo trên phía trên 14.Vòng cao su đệm trục 15.Khung phía sau

16.Thanh ổn định phía sau 17.Đòn treo dưới số 1 18.Lò xo trụ phía sau 19.Đòn treo dưới số 2

Chúng ta thấy thân ô tô và các cầu mang bánh xe được liên kết với nhau bởi các lò xo. Khối lượng của thân ô tô, được đỡ bởi các lò xo gọi là khối lượng

được treo. Khối lượng của cầu mang bánh xe và một số chi tiết không được đỡ bởi các lò xo gọi là khối lượng không được treo. Nguyên lý làm việc của hệ thống treo được trình bày như sau:

+ Khi ô tô chuyển động theo tải trọng và vận tốc trên đường xe dao động theo phương thẳng đứng.

+ Khi ô tô gặp ổ gà bánh xe sẽ tiếp xúc với địa hình lõm, lúc này khoảng cách từ thân xe đến mặt đường tăng so với ban đầu do lực từ mặt đường truyền lên bánh xe đến lò xo và giảm chấn nâng thân xe lên, lò xo bị kéo giãn ra sinh ra lực đàn hồi và kéo lò xo về chiều dài có tải ban đầu của nó khi đó thân ô tô dịch chuyển xuống nó nhấn lò xo nén lại vì vậy lò xo tác dụng trở lại bằng cách đẩy lại thân ô tô lên phía trên. Quá trình này lặp đi lặp lại và được gọi là sự dao động của lò xo. Biên độ của mỗi dao động đều nhỏ hơn lần trước, cuối cùng tắt hẳn dao động lên xuống của ô tô. Trong suốt quá trình dao động của lò xo làm thân xe chuyển động lên xuống trong 1 khoảng thời gian sẽ làm mất đi độ êm dịu của xe. Lúc này giảm chấn trong hệ thống treo có chức năng tạo ra sức cản để dập tắt nhanh chóng dao độn của ô tô để đảm bảo cho xe có độ êm dịu cần thiết. Khi thân ô tô dao động khoảng cách giữa cầu và thân ô tô thay đổi do đó pittông của giảm chấn sẽ dịch chuyển tương đối trong xilanh với tần số và biên độ của dao động. Khi pittông dịch chuyển sẽ nén dầu ở một khoang và dầu có áp suất sẽ phải đi qua 1 lỗ tiết lưu để sang khoang bên kia. Do có sức cản ở lỗ tiết lưu nên năng lượng dao động của hệ thống treo được giảm chấn hấp thụ biến thành nhiệt năng và tỏa ra mối trường xung quanh.[5]

+ Khi ô tô đi qua địa hình gồ ghề thì nguyên lý làm việc của hệ thống treo cũng tương tự trong trường hợp ô tô gặp ổ gà, tuy nhiên lúc này dòng chuyền lực sẽ là lực từ mặt đường truyền lên bánh xe đến lò xo và giảm chấn làm khoảng cách từ thân xe đến mặt đường giảm xuống và lò xo bị nén lại.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)