Có 2 puly chủ động và bị động, các puly có thể thay đổi khoảng cách làm cho puly thay đổi đường kính làm việc. Mỗi puly có 2 mặt cơn chế tạo quay vào nhau. Một sợi dây đai có thể chạy trong rãnh của hai mặt cơn này. Khi hai mặt cơn cách xa nhau đường kính làm việc giảm xuống dây đai sẽ chạy ở vị trí thấp của rãnh và bán kính cong của vịng đai xung quanh puly nhỏ lại. Khi hai mặt cơn áp sát vào nhau đường kính làm việc tăng lên bán kính vịng đai trở lên lớn hơn. Hộp số CVT dùng áp suất dầu thủy lực để điều chỉnh khoảng cách giữa hai mặt côn của puly nhờ các van điện từ.
Cách tạo ra số: Khoảng cách từ tâm puly tới điểm tiếp xúc của dây đai gọi là bán kính dốc. Khi hai mặt puly cách xa nhau dây đai truyền động xuống thấp bán kính dốc giảm. Hai nửa puly lại gần nhau dây đai chạy lên cao bán kính dốc tăng. Tỷ số truyền giữa bán kính dốc của puly chủ động và puly bị động tạo nên các cấp số khác nhau cho hộp số. Khi puly chủ động tăng hoặc giảm kích thước bán kính thì puly bị động cũng tăng hoặc giảm bán kính tỉ lệ nghịch với nhau để dây đai bám chặt. Hai puly thay đổi bán kính dốc khác nhau tạo ra tỉ số truyền. Ví dụ khi bán kính dốc của puly chủ động ở vị trí nhỏ thì bán kính dốc của puly bị động lớn khi đó tốc độ quay của puly bị động giảm tạo ra số chậm. Khi bán kính dốc của puly chủ động lớn thì bán kính dốc của puly bị động nhỏ lúc này tốc dộ quay của puly bị động tăng lên tạo ra số nhanh. Như vậy về mặt lý thuyết hộp số CVT có thể tạo ra vơ số cấp số ở bất kì tốc độ nào của động cơ.