KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Sáng kiến phòng tránh tai nạn thương tích tiểu học (Trang 40)

Sau khi áp dụng một số biện pháp trong công tác xây dựng “ phòng chống tai nạn thương tích” như trên, chúng tôi nhận thấy học trò lớp mình chủ nhiệm có những chuyển biến tích cực. Nếu như những năm trước đây, học sinh lớp tôi phụ trách còn có những em vi phạm như đạp chân vào cửa bị kính cắt chân, chơi đá cầu không đúng quy định làm vỡ kính ở khu vực hành lang tầng 2 gây nguy hiểm đến tính mạng, hay còn hiện tượng học sinh đánh nhau, học sinh vi phạm giao thông, ăn quà vặt,... cuối năm lớp bị hạ bậc thi đua vì vi phạm thì năm nay với xây dựng lớp học tích cực cùng với sự phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự tham gia phối hợp với phụ huynh học sinh thì từ đầu năm học đến thời điểm hiện tại lớp tôi không có em nào vi phạm về những nội dung nói trên. Ý thức của các em được tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, các em còn có những ứng xử thông minh, nhanh nhẹn trong quá trình tham gia các hoạt động trường lớp cũng như các hoạt động ngoài xã hội. Các em ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường học tập an toàn, một xã hội văn minh, lịch sự, tránh xa với các tệ nạn xã hội,... Ngoài ra, trong quá trình thực hiện sáng kiến này, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa cấp trường, cấp cụm với nội dung “Phòng tránh tai nạn thương tích”, tôi cũng đã trao đổi với các đồng nghiệp trong trường và trường bạn về những biện pháp mà mình đưa ra, chúng tôi đã cùng nhau thảo luận, thống nhất cách áp dụng, vì vậy mà đã hạn chế rất nhiều những thương tích xảy ra đối với học sinh trong trường. Từ đầu năm học đến nay, học sinh toàn trường đều không xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, chỉ có một số trường hợp học sinh bị trầy xước tay, chân,... nhẹ do sơ ý trong quá trình vui chơi. Vấn đề an toàn cho học sinh ngày càng được quan tâm hơn ở các trường học, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, học hỏi lẫn nhau giữa các tổ chức, các đơn vị trường học về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh đã diễn ra có quy mô và chất lượng hơn trước.

PHẦN III. KẾT LUẬN I. Kết luận và bài học kinh nghiệm

Giáo dục kĩ năng phòng tai nạn thương tích, xâm hại cho học sinh không chỉ là công việc của riêng giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, của cả cộng đồng. Tất cả chúng ta hãy cùng chung tay trong công tác giáo dục những mầm non tương lai của đất nước để các em trở thành những con người hoàn thiện hơn, vững vàng hơn khi vào đời.

Muốn làm tốt công tác giáo dục học sinh ở bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, 5 nói riêng thì người giáo viên phải làm tốt một số việc sau:

- Trong công tác phải nhiệt tình, xem học sinh là người thân của mình.

- Bản thân phải luôn gương mẫu trong mọi công việc hành động. Tuyệt đối không xúc phạm tinh thần và thân thể học sinh.

- Không được thỏa mãn bằng lòng với thực tại mà phải luôn phấn đấu bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp trong trường, trong khối. Trong đó có các kinh nghiệm xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh.

- Phải luôn nắm vững thông tin hai chiều về học sinh của mình để có biện pháp giáo dục đúng đắn.

- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

- Xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh, có tinh thần đoàn kết.

- Nắm vững được đối tượng học sinh về mọi mặt. Trên cơ sở đó phân loại về học tập, cá tính, nề nếp, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp, kế hoạch theo sát từng đối tượng hầu giúp các em học tập tốt, đạo đức tốt.

- Giáo viên phải nghiêm khắc với học sinh, không bỏ qua những sai phạm. Nhưng phải chú ý khen thưởng là chính.

II. Ý kiến đề xuất

Sau quá trình vừa nghiên cứu, triển khai, thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng lớp học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho HS tiểu học nói chung, học sinh lớp 4, 5 nói riêng, tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:

- Tổ chuyên môn, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề về nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đến tất cả giáo viên trong trường để nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm nhằm hướng tới xây dựng một môi trường học tập lành mạnh.

số kĩ năng cơ bản trong phòng tránh tai nạn thương tích hay các biện pháp sơ cứu ban đầu khi không may gặp nạn.

- Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến các buổi sinh hoạt chuyên đề trong các tiết GDNGLL về tuyên truyền giáo dục ý thức tự quản, tự bảo vệ an toàn cho bản thân học sinh. Giúp các em có kĩ năng ứng phó tốt hơn trong cuộc sống.

- Tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước, hạn chế tối đa những nguy cơ có thể xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè HS đi tắm biển nhiều hơn.

- Trang bị đầy đủ Tủ thuốc y tế, phân công cụ thể cho nhân viên phụ trách y tế học đường khi không may có thương tích xảy ra để làm tốt công tác sơ cứu ban đầu.

- Phối hợp với Trạm y tế trong việc sơ, cấp cứu học sinh khi bị thương tích. Với trường lớp đông nên tham mưu, đề nghị có nhân viên y tế chăm sóc thường xuyên.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng và cho kết quả khả quan. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp giúp cho đề tài được hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giáo dục 2005, BGDĐT.

2. Tài liệu về phòng tránh tai nạn thương tích, Giáo dục và Đào tạo online.

3. Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh Tiểu học, Nguyễn Quốc Việt (chủ biên).

Một phần của tài liệu Sáng kiến phòng tránh tai nạn thương tích tiểu học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w