Trong Báo cáo phát triển con người 2016, với tiêu đề “Phát triển con người cho tất cả mọi người”, được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc công bố tại Hà Nội sáng ngày 26/4/2017, Việt Nam với chỉ số bất bình đẳng giới là 0.337, xếp thứ 71/195 quốc gia, vùng lãnh thổ, tiếp tục nằm trong ba nước có thứ hạng tốt nhất tương ứng với chỉ số bất bình đẳng thấp nhất trong các nước ASEAN. Với thành tựu này, Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, một trong những nước có thành tựu về BĐG cao và được xếp vào nhóm nước có thành tựu bình đẳng giới tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong việc thực hiện BĐG.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc đưa ra các quy định pháp luật về BĐG nhưng theo rà soát mới nhất của Ủy ban Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ của Liên Hợp Quốc CEDAW vẫn còn tồn tại những khoảng trống lớn trong việc thực thi các luật và chính sách thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời, các quy định mang tính phân biệt đối xử vẫn tồn tại trong một số luật, như quy định về tuổi kết hôn tối thiểu và tuổi nghỉ hưu của nam giới và phụ nữ6.
6Ủy ban về Xóa bỏ Mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Ủy ban CEDAW), 2015. Quan sát kết luận về báo cáo ghép định kỳ lần thứ 7 và thứ 8 của Việt Nam, CEDAW/C/VNM/CO/7-8, 6-24/7/2015.
Những khác biệt đậm nét về giới vẫn tồn tại trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị. Mặc dù đã có một số tiến bộ trong vài thập kỷ qua nhưng trên thị trường lao động toàn cầu, thu nhập trung bình của phụ nữ vẫn thấp hơn nam giới 24%7. Ở Việt Nam, mặc dù có trình độ ngang nhau, phụ nữ vẫn có thu nhập thấp hơn nam giới8. Tại Việt Nam, tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội là 24%, cao hơn tỷ lệ trung bình thế giới, nhưng tỷ lệ đại biểu quốc hội chuyên trách chỉ đạt 17%9.
Tại Việt Nam, số phụ nữ nắm vị trí lãnh đạo đang giảm. Ví dụ, tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí bộ trưởng và tương đương đã giảm từ 12% trong giai đoạn 2007-2011 xuống còn 4,5% trong giai đoạn 2011-201610
. Mặc dù xã hội dân sự đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giám sát và đấu tranh cho quyền của phụ nữ nhưng ở Việt Nam vẫn còn những trở ngại lớn đối với các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức đấu tranh vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, trong việc tham gia một cách có ý nghĩa vào quá trình xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá các luật, chính sách và chương trình11
.
Về chính trị, nữ giới Việt Nam có tổ chức chính trị riêng, đó là Hội LHPNVN. Và tỷ lệ nữ giới đại diện trong cơ quan lập pháp của Việt Nam luôn thuộc nhóm có thứ hạng cao nhất trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung và tỷ lệ này ngày càng tăng. Điển hình, quán triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng”12
thì tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội luôn duy trì ở mức cao và có xu hướng
7UN Women, 2015. Tiến bộ của Phụ nữ thế giới năm 2015-2016: Thay đổi các nền kinh tế, thực hiện các quyền.
8CHXHCN Việt Nam, 2015. Báo cáo Quốc gia: 15 năm Việt Nam thực hiện Các mục tiêu Thiên niên kỷ 9Liên minh Nghị viện Thế giới, 2015.Phụ nữ trong nghị viện các quốc gia. http://www.ipu.org/wmn- e/world.htm
10
UNDP Việt Nam, 2012.Sự đại diện của phụ nữ ở vị trí lãnh đạo tại Việt Nam.
11UN Women và UNODC, 2013. Đánh giá thực trạng của phụ nữ trong hệ thống pháp lý ở Việt Nam nhằm hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ hướng tới bình đẳng giới hiệu quả trong hệ thống pháp lý
12 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn khiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 163
ngày càng tăng lên. Cụ thể: từ 3% ở Quốc hội khóa I tăng lên 24,4% ở khóa VIII (2011 - 2016) và tỷ lệ này là 26,72% với 133 nữ đại biểu Quốc hội trên tổng số 496 đại biểu ở khóa XIV(2016 - 2021). Hay trong bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nhiều địa phương tỷ lệ phụ nữ trúng cử vượt dự kiến như: Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ phụ nữ trúng cử đạt 43%; Đại biểu Hội đồng nhân dân quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội, tỷ lệ phụ nữ trúng cử đạt gần 45%.13
Về kinh tế, Bên cạnh thực hiện bình đẳng giới trên lĩnh vực chính trị thì bình đẳng giới trong lao động cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, năm 2017, tỷ lệ nữ giới tham gia lao động chiếm 48,4% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Và với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lên đến 73% trong tổng số phụ nữ trong độ tuổi lao động, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam hiện đang đi làm nhiều hơn hẳn so với phần lớn các quốc gia khác trên thế giới. Tỷ lệ này cũng cao hơn mức trung bình thế giới (49%), cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (59%) và nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (39%).14
Bình đẳng giới trong phạm vi gia đình cũng cần được cải thiện. Phụ nữ Việt Nam vẫn phải làm các công việc nội trợ và chăm sóc gia đình nặng nhọc mà không có thù lao15. Ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ di cư ra thành phố hay ra nước ngoài, cộng thêm chi phí trông giữ trẻ cao, đã chuyển gánh nặng chăm sóc trẻ từ phụ nữ trẻ sang phụ nữ lớn tuổi, thường là họ hàng. Đồng thời, phụ nữ di cư lại trở thành người giúp việc gia đình ở các khu vực đô thị. Trong khi đó, bạo lực đối với phụ nữ là một vấn nạn tác động đến mọi quốc gia, thậm chí cả những nước đã có tiến bộ đáng ghi nhận trong những lĩnh vực
13
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn khiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016, tr. 163
14 Báo cáo tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam: Phụ nữ, việc làm và tiền lương do Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (Mnet) thực hiện
15Ủy ban về Xóa bỏ Mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Ủy ban CEDAW), 2015. Quan sát kết luận về báo cáo ghép định kỳ lần thứ 7 và thứ 8 của Việt Nam, CEDAW/C/VNM/CO/7-8, 6-24/7/2015.
khác. Trên toàn thế giới, 35% phụ nữ từng bị bạo hành về thể chất và/hoặc tình dục16.