trên báo mạng điện tử
1.5.1. Ưu điểm
Báo mạng điện tử có những ưu thế về dung lượng truyền tải mà báo in, phát thanh hay truyền hình không có được. BMĐT không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn. Vì vậy có thể cung cấp một lượng thông tin rất lớn, phong phú, chi tiết về vấn đề an ninh mạng cho độc giả biết. Ngoài ra, những thông tin này còn được báo mạng sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận thông tin của độc giả. Không những thế, những thông tin trên báo mạng điện tử còn được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày, tháng, chủ đề, chuyên mục…tạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả.
Trong mỗi bài viết đề có những link bài có nội dung tương tự đính kèm để gợi ý thêm cho độc giả
Không phải ngẫu nhiên người ta ví sự xuất hiện của BMĐT đã mở ra cuộc cách mạng kỳ diệu trong đời sống xã hội nói chung và trong hệ thống
truyền thông đại chúng nói riêng. Điều này xuất phát từ đặc điểm khu biệt quan trong nhất của BMĐT là khả năng đa phương tiện. Có thể coi khả năng đa phương tiện là ưu điểm mạnh nhất của BMĐT. Khả năng đa phương tiện của báo mạng điện tử thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa các yếu tố: chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ họa, hình khối…
Nhờ khả năng lấp đầy khoảng chống không gian và thời gian mà báo mạng điện tử đã trở thành một kênh tuyên truyền hữu ích về bình đẳng giới đến cho mọi người đang sử dụng Internet trên toàn cầu. BMĐT giúp cho độc giả có thêm kiến thức về bình đẳng giới cũng như chỉ cho độc giả những gợi ý để ngăn chặn bất bình đẳng giới, bạo lực giới ảnh hướng đến bản thân cũng như cộng đồng.
Với BMĐT thì sự tiếp nhận thông tin của công chúng thay đổi rất nhiều. Nếu như trước kia chưa có luật về BĐG, những kiến thức về giới còn rất hạn chế nên hiểu biết của người dân về vấn đề này còn rất mơ hồ. Nhờ có báo mạng điện tử mà người dân có thể tự do tìm hiểu về vấn đề mà họ quan tâm. Không chỉ vậy, công chúng còn được khuyến khích cũng như tạo cơ hội để tích cực tham gia và quá trình phòng chống đẩy lùi bất bình đẳng giới, đầy lùi bạo lực trong gia đình và trong toàn xã hội.
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, bạn đọc có thể gửi thư điện tử (email) phản hồi ngay tới từng bài báo, từng tác giả và tòa soạn bằng những thao tác hết sức đơn giản và thuận tiện. Tòa soạn gần như nhận được tức thời các ý kiến phản hồi và quá trình xử lý, sàng lọc, lưu trữ, đăng tải phản hồi cũng nhanh hơn nhờ có sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet. Thông quan email tòa soạn có thể gửi đến từng độc giả những bản tin tóm tắt theo định kỳ giúp họ tiết iệm thời gian và gắn kết với tờ báo hơn. Cũng nhờ vào khả năng tương tác, BMĐT thiết lập các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu giúp cho công tác điều tra xã hội trở nên vô cùng đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.
Chính nhờ tính tương tác của BMĐT mà những nhà làm luật có thể biết được những điều mà công chúng cần là gì, qua đó có thể giải đáp được những
thắc mắc cũng như trang bị cho công chúng những kiến thức về vấn đề bình đẳng giới, cũng như tuyên truyền đến độc giả về những mối nguy hại của bất bình đẳng giới, bạo lực giới đang gây ra cho toàn xã hội, đặc biệt đối với phụ nữ, qua đó đưa ra những giải pháp đề phòng. Không chỉ vậy, tính tương tác của báo mạng điện tử còn là cầu nối của nhà báo, phóng viên với những chuyên gia về vấn đề BĐG. Báo mạng điện tử còn thiết lập các cuộc giao lưu trực tuyến, bàn tròn trực tuyến, phòng vấn trực tuyến…nhằm tạo cơ hội cho bạn đọc giao lưu, trao đổi, trực tiếp trai đổi với các chuyên gia để giải đáp các thắc mắc liên quan về vấn đề BĐG. Những người tham gia có thể đặt câu hỏi, bày tỏ ý kiến và gửi ngay đến những người, những cơ quan, tổ chứcđược phỏng vấn. Người được phỏng vấn nhận câu hỏi và trả lời rất nhanh chỉ mất vài giây. Đặc biệt là sự kết hợp giữa văn bản, âm thanh đã tạo cho hình thức tương tác này có tính hấp dẫn cao.
1.5.2. Hạn chế
Thứ nhất, độ chính xác của thông tin. Thông tin được báo mạng điện tử đưa rất nhanh, nhiều khi phải chạy đua với thời gian, dễ dẫn đến thực trạng nhanh thì dễ ẩu. Đối với các loại hình báo chí truyền thống khác tránh tình trạng này bằng hàng rào biên tập viên thính tai, tinh mắt, giỏi nghiệp vụ. Còn đối với phóng viên báo mạng, trong nhiều tình huống họ kiêm luôn tổng biên tập tức là vừa viết bài vừa đưa tin lên mạng. BTV lúc này không có vai trò.
Thứ hai, độ an toàn của thông tin trên báo mạng điện tử. Nó bị phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, toàn bộ nội dung thông tin gần như phụ thuộc vào sự ổn định của máy móc. Vì báo mạng điện tử chỉ phát hành một bản duy nhất nên khi gặp sự cố như cháy, hỏng, viruts phá hoại, tin tặc tấn công…nội dung lưu trữ có thể bị chỉnh sửa, làm sai lệch hoặc bị phá hoại hoàn toàn và khó khôi phục lại
Thứ ba, vì báo mạng điện tử đưa rất nhiều thông tin nên người đọc nhiều khi bị nhiễu, choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không có khả năng lựa chọn thông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình. Thêm nữa rất nhiều thông
tin trên báo mạng điện tử sa đà vào giật gân, câu view như moi móc đời tư cá nhân, tình dục.
Vấn đề giới không phải là quá mới ở Việt Nam trong một vài năm gần đây, nhưng thế nào là BĐG một cách thực chất thì vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh luận. Truyền thông có sức mạnh đặc biệt, góp phần làm cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới. BMĐT hiện là kênh truyền thông hiệu quả về vấn đề này, tuy nhiên cũng cần nhìn lại những hạn chế để khắc phục.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về vấn đề bình đẳng giới. Tổng quan lại với một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tác giả đã nêu ra một số khái niệm nhằm đưa ra hình dung khái quát về vấn đề được nghiên cứu, trong đó bao gồm khái niệm cơ bản là: “Bình đẳng giới”, “Báo mạng điện tử”, “Truyền thông về BĐG trên báo mạng điện tử”, từ đó có cái nhìn tổng quan khoa học về vấn đề tiến hành nghiên cứu.
Thứ hai, tác giả nêu thực trạng của vấn đề BĐG ở Việt Nam hiện nay và vai trò của báo mạng điện tử trong việc truyền thông về vấn đề này trên báo mạng điện tử, qua đó thấy rằng báo mạng điện tử có vai trò vô cùng to lớn, cần thiết trong việc tuyên truyền đến người dân những kiến thức, những lời khuyên từ các chuyên gia về vấn đề BĐG.
Thứ ba, tác giả nêu những ưu, nhược điểm của BMĐT trong việc truyền thông về vấn đề bình đẳng giới. Qua đó nhằm phát huy hơn nữa những thế mạnh, tận dụng những thế mạnh vượt trội đó để truyền thông sâu rộng đến công chúng, đồng thời nhận ra những nhược điểm để kịp thời thay đổi, sửa chữa sao cho phù hợp, giúp cho công tác truyền thông về vấn đề hiệu quả hơn.
Chương 2
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát báo Điện tử phụ nữ Việt Nam, báo Vietnamnet,
báo Gia đình và Xã hội) 2.1. Giới thiệu về 3 tờ báo khảo sát
2.1.1. Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tự nhận là "tờ báo đại diện cho các tầng lớp phụ nữ cả nước gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình để phản ánh trước công luận". Các ấn phẩm của báo PNVN tuy đề cập đến những vấn đề chung của người phụ nữ nhưng cũng đề cập đến vấn đề chung của gia đình Việt Nam và của toàn xã hội, vì vậy độc giả của báo PNVN không chỉ là phụ nữ mà cả nam giới và gia đình.
Hình 2.1. Giao diện báo điện tử Phụ nữ Việt Nam
Theo lời kể của nhà văn Nguyệt Tú: "Đúng ngày 19/8/1948 tờ báo Phụ nữ Việt Nam số một ra đời. Tờ báo in tipô, khổ nhỏ. Báo chỉ có 6 trang, giấy báo đen xấu nhưng in chữ rất rõ nét. Trang đầu đăng bức thư viết tay của chủ
tịch Hồ Chí Minh gửi Hội phụ nữ. Bác động viên phong trào phụ nữ cả nước tham gia kháng chiến chống Pháp và sản xuất ở hậu phương. Trang sau in bài xã luận của chị Hoàng Ngân "...theo góp ý của bác Hồ, chúng tôi đặt mục Tin sản xuất bên cạnh Tin công tác Hội. Hai trang báo dành cho phóng sự: Trên những nẻo đường kháng chiến…". Bà Như Quỳnh (tên thật là Võ Ngọc Nghi) Tổng Biên tập đầu tiên của báo PNVN, bà được đồng nghiệp đánh giá là người có tầm nhìn rộng rãi và nhân ái.
Tự coi tổng biên tập là “ghế nóng” và mỗi ngày mỗi nóng, Nhà báo Nguyễn Thục Hạnh, Tổng biên tập báo PNVN tìm ra số ít những thuận lợi hiếm hoi là từ khóa “sáng tạo”. Với nền tảng công nghệ số, không có một rào cản nào cho sự sáng tạo của tổng biên tập. Chưa bao giờ nghề báo có thể linh hoạt thể hiện những ý tưởng một cách phong phú đến thế. Cũng chưa bao giờ chúng ta có cơ hội tiếp cận ngay lập tức đến một số lượng bạn đọc tiềm năng đông đảo đến thế. “Làm báo ngày nay không chỉ phản ánh, chúng ta còn trực tiếp sáng tạo nên các sản phẩm truyền thông mới mẻ, thu hút, trực tiếp làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực và tốt đẹp hơn. Nhà báo, đặc biệt là tổng biên tập, chắc chắn là những người giàu sức sáng tạo nhất”, nữ Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam khẳng định.
Sự ra đời của báo điện tử PNVN và app “Bí mật Eva” trên điện thoại di động... đánh dấu bước phát triển ngoạn mục từ một toà soạn thuần tuý báo in sang toà soạn đa phương tiện, kịp thời đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng phụ nữ chuyên biệt trong kỷ nguyên công nghệ số.
Hiện nay, báo điện tử PNVN có 8 ấn phẩm: Xã hội, luật và đời, hôn nhân – gia đình, kỹ năng, dịch vụ, sản phẩm hồng, an toàn thực phẩm, giải trí. Báo PNVN luôn chủ động làm tốt các hoạt động hỗ bạn đọc đằng sau trang báo như tư vấn pháp luật, kỹ năng, kiến thức trực tiếp, trực tuyến; mở nhiều diễn đàn tương tác, các cuộc thi sinh động dành cho cả nam giới và phụ nữ. Toà soạn còn tạo nên những thương hiệu được khẳng định qua thời gian, như “Chị Thanh Tâm”, Cuộc thi Hoa hậu/hoa khôi Phụ nữ Việt Nam qua ảnh,
cuộc thi viết “Dọc đường công tác Hội”, Chương trình từ thiện “Mottainai - Trao yêu thương, nhận hạnh phúc”, chương trình hỗ trợ nữ phạm nhân... Báo PNVN đồng hành với nhiều học giả trong chương trình “Nuôi dưỡng nhân tài” nhằm kết nối, trao kiến thức và học bổng cho hàng trăm học sinh giỏi, có hoàn cảnh khó khăn tại các trường chuyên trong cả nước.
2.1.2. Báo VietNamNet
Báo VietNamNetthành lập từ năm 1997 với tên gọi là mạng thông tin trực tuyến VASC Orient trực thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC), là một thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Đến ngày 7/1/2002, VASC Orient chính thức đổi tên thànhVietNamNet (mạng Việt Nam) tại địa chỉ: www.vietnamnet.vn. Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng thông tin mang tính quốc gia mà sau gần 2 năm ra đời VASC Orient đã đạt được: Thông tin cập nhật từng giờ, từng ngày về các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao…
Hình 2.2. Giao diện báo điện tử VietNamNet
Ngày 23/1/2003,VietNamNet chính thức được cấp phép là tờ báo mạng điện tử. Từ đây con đường phát triển của VietNamNet bước sang một trang
mới có nhiều điểm sáng. VietNamNet đã trở thành một trong những tờ báo mạng điện tử có mặt trong thời khắc đầu tiên của của sự xuất hiện loại hình báo chí mới này ở Việt Nam.Ngày 17/6/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định chuyển VietNamNet về trực thuộc Bộ thông tin và Truyền thông. Đây là điều kiện mới để VietNamNettiếp tục phát triển.
Nhờ kết hợp sức mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông, hơn 10 năm qua.VietNamNet đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với độc giả trong và ngoài nước. Với thế mạnh là nguồn thông tin chính thống, có tính định hướng xã hội, cập nhật nhanh, VietNamNet đã dần khẳn định thương hiệu là tờ báo mạng điện tử uy tín tại Việt Nam.
Với phương châm hành động: “Đi đầu hay bị loại?”, VietNamNet cập nhật nhiều lần trong ngày, trung bình cứ 6 phút là có một tin bài được đẩy lên. Trong nhiều trường hợp tin bài được cập nhật liên tục để luôn bảo đảm tính “sống” cho thông tin trên báo. Để tránh sai sót trong thông tin, VietNamNet quy định, khi nhận được bản thảo biên tập viên phải đọc kỹ và đưa ra những nhận định cơ bản như: Bài báo có quan trọng không, có hữu dụng và thú vị không? Thông tin này có bị thiếu không? Có cần phát triển thêm bài nào?...
Hiện nay VietNamNet có 16 chuyên trang bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, quốc tế, giáo dục…và 10 trang con chuyên sâu hoạt động như những tờ báo trực thuộc VietNamNet. Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, với những nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ đặt ra VietNamNet đã nhận được nhiều bằng khen: 3 năm liền (2002 - 2004) đoạt cúp vàng cho báo điện tử và trang web xuất sắc nhất do Hội Tin học Việt Nam trao tặng; Trong bảng xếp hạng của Alaxe.
2.1.3. Báo Gia đình và Xã hội
Là một trong những ấn phẩm của báo Gia đình và Xã hội được chính thức ra mắt vào ngày 23/3/2007, là một trong 20 tờ báo mạng điện tử được nhiều công chúng trong cả nước quan tâm đón đọc.
Tôn chỉ, mục đích của báo GĐ&XH ghi tại giấy phép hoạt động số 575/GP-BVHTT ngày 27/12/2002 của Bộ văn hóa - thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông: “Báo GĐ&XH thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em; Phản ánh tình hình dân số mối quan hệ của đời sống gia đình và việc chăm sóc, giáo dục trẻ em, liên quan đến sự phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của đất nước; Phổ biến kinh nghiệm, nêu gương người tốt việc tốt; Cung cấp thông tin và tư vấn về các lĩnh vực dân số - gia đình và trẻ em”
Báo điện tử GĐ&XH (Giadinh.net) có cơ quan chủ quản là Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), đứng đầu tòa soạn là Tổng biên tập ông Trần Tuấn Linh. Bên cạnh 9 ban tương ứng với 9 chuyên mục, báo còn có các ban chuyên trách về hình ảnh, video, đồ họa, dịch thuật nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và chuyên môn.
Hiện tại, báo có trụ sở chính tại 138A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Tuy nhiên hiện Báo vẫn có văn phòng làm việc tại địa chỉ Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, TP