đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử
2.3.1. Thành công và nguyên nhân
Bình đẳng giới là vấn đề tuy không mới, tuy nhiên để truyền tải hấp dẫn, gần gũi đến công chúng để công chúng dễ tiếp cận thông tin là thách thức lớn đối với nhà báo, phóng viên. Việc sử dụng báo mạng điện tử truyền thông về vấn đề này đạt được nhiều thành tựu:
Thứ nhất, tờ báo Phụ nữ Việt Nam, VietNamNet, Gia đình và Xã hội đều là những tờ báo uy tín, có lượng độc giả quan tâm lớn, đặc biệt nhóm độc giả giới nữ. Chính vì vậy việc lan truyền thông tin về vấn đề bình đẳng giới được lan
truyền nhanh chóng, tới đông đảo mọi người. Báo mạng điện tử có tính thời sự và tính phi định kỳ nên có những thông tin liên quan đến bình đẳng giới sẽ được đưa ngay tức thời không giới hạn thời gian, câu chữ. Vì vậy những chủ trương, hội thảo, tọa đảm, báo cáo về những kết quả đạt được trong công tác bình đẳng giới đều được truyền thông ngay tức thời để công chúng năm bắt.
Thứ hai, thành công trong việc mang đến lượng thông tin không hạn chế. Bằng hình thức truyền dẫn thông tin và ngôn ngữ của Internet là ngôn ngữ siêu văn bản . Với hệ thống siêu liên kết, liên kết siêu văn bản, mỗi trang thôn tin được định vị bằng một địa chỉ và được kết nối với các trang thông tin khác qua các siêu lien kết. nhờ những siêu liên kết, một bài báo, một mẩu tin có thể có nhiều đường dẫn đến những bài báo khác có chủ đề liên quan với lượng câu chữ không giới hạn, giúp độc giả có cái nhìn khách quan từ nhiều góc độ và thu thập được lượng thông tin tối đa.
Thứ ba, thông tin đa dạng, đa phương tiện được cập nhật qua báo mạng điện tử. Các bài viết có sự kết hợp hình ảnh, video, box thông tin. Đây là ưu thế của báo mạng so với các loại hình báo chí truyền thống khác.
Hình 2.6. Bài viết phỏng phấn chân dung một nữ Tiến sĩ lên tiếng về bình đẳng giới“Phương Mai: Phụ nữ là niềm cảm hứng cho cuộc sống đổi thay” được
Một trong những thành công tiếp theo phải kể đến khi truyền thông về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử là tính tương tác. Công chúng có thể được giải đáp câu hỏi ngay trong bài viết, hoặc comment bày tỏ ý kiến với tác giả, toà soạn. Vấn đề bình đẳng giới tuy không phải là vấn đề mới nhưng cách thể hiện ài viết dưới dạng emagazine, tích hợp video chưa nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến những thành công của việc truyền thông trên báo mạng điện tử về vấn đề bình đẳng giới do:
Một là: Xã hội đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của báo mạng điện tử, sự nhanh nhạy, đa phơng tiện, tiếp kiệm chi phí, thời gian mà báo mạng điện tử mang lại phục vụ chính nhu cầu của con người, trong đó có nhu cầu thông tin về vấn đề bình đẳng giới. Khẳng định tầm quan trọng này, Tiến sĩ Kung Phoat - Phó Tổng thư ký Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN - tại Hội thảo ASEAN về nâng cao nhận thức Truyền thông về giới diễn ra ngày 21/10/2018 nhấn mạnh: "Các phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết bất bình đẳng giới. Điều quan trọng là phụ nữ được miêu tả tích cực trên truyền thông và các cô gái trẻ có thể thấy mình là những tác nhân thay đổi mạnh mẽ, thay vì những người ngoài cuộc thụ động. Quan trọng hơn là các nam thanh niên có thể nhìn nhìn nhận nữ giới là đối tác bình đẳng và có khả năng lãnh đạo".19
Hai là: Xã hội phát triển nhanh thì nhu cầu tìm kiếm thông tin của con người ngày càng tăng lên, công chúng có nhiều kênh để tiếp cận thông tin nhưng báo mạng điện tử vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong thời điểm này do những ưu thế vượt trội của nó.
Ba là: Bất kỳ lĩnh vực nào muốn tồn tại, muốn phát triển đều cần có sự cạnh tranh, cạnh tranh ở đây là sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tờ báo mạng với nhau. Muốn thu hút độc giả, bắt buộc các bài viết đăng tải trên trang báo đó phải thật hấp dẫn, hay, bắt mắt. Chính sự cạnh tranh đó buộc báo mạng điệnbtử phải ngày một cải thiện về chất lượng thôn tin cũng như hình thức bài viết.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội giúp cho việc cho truyền thông về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử đạt được những thành công nhất định thì bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế.
Thứ nhất: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã đưa đến cho các trang báo điện tử số lượng độc giả vô cùng đông đảo và ngày càng tăng về quy mô và số lượng. Chính điều đó lại đặt ra một vấn đề lớn – số độc giả tăng thì nhu cầu tìm kiếm thông tin càng tăng. Với thông tin về bình đẳng giới không chỉ yêu cầu độ chính xác tuyện đối, mà hình ảnh minh họa, thông tin nhân vật cũng cần phải bảo mật tuyệt đối hoặc được che mờ đảm bảo quyền riêng tư.
Thứ hai: Thông tin về bình đẳng giới trên 3 tờ báo mạng khảo sát cũng như báo mạng nói chung chưa đa dạng, phần lớn mới chỉ ở việc đưa tin, phản ánh vấn đề, số lượng bài viết phân tích sâu còn hạn chế. Có thể nói, với sự hỗ trợ của công nghệ, trong thời đại làm báo chí hiện đại, không chỉ “nội dung là vua”, mà còn “cách thể hiện là nữ hoàng”. 3 tờ báo mạng khảo sát đều có những hạn chế về hình thức thể hiện, số bài viết tích hợp đa phượng tiện còn rất hạn chế. Trong đó, báo PNVN mặc dù có số lượng bài viết nhiều nhất những có tới 2/3 là thể loại tin.
Lý giải vấn đề này, nhà báo Hoàng Đinh Linh, Phó TBT phụ trách báo điện tử PNVN cho biết: “Với báo điện tử, không chỉ báo PNVN, việc đưa tin thường chiếm phần lớn vì đặc trưng nhanh, thời sự và phi định kỳ. Với một sự việc, sự kiện xảy ra thì việc đưa tin là việc đầu tiên phóng viên làm để có thể chuyển tải thông tin đến công chúng một cách nhanh nhất, sau đó mới đến những bài phân tích sâu. Đối với vấn đề bình đẳng giới, phóng viên phải có chuyên môn, hiểu biết về giới thì mới làm được vấn đề này một cách sâu, bên cạnh đó phải có sự đầu tư về mặt thời gian. Phóng viên bên cạnh việc truyền thông về BĐG, họ vẫn phải tác nghiệp hàng ngày để đảm bảo công việc tòa soạn giao, nên tin chiếm tỷ lệ cao hơn so với các bài phân tích thì đó cũng là
vấn đề đang tồn tại trên báo, và tôi nghĩ đó cũng là thực trạng chung của các tờ báo điện tử”.
Thứ ba: Cùng với các loại hình báo chí, truyền thông khác. Báo điện tử Việt Nam với nhiều ưu điểm tích cực, ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế quan trọng đặc biệt của mình. Bên cạnh đó, báo điện tử Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề nổi cộm. Chỉ cần thẳng thắn nhìn nhận ra những điểm yếu của báo điện tử hiện nay thì cơ quan quản lý báo chí, các tòa soạn và chính bản thân các phóng viên sẽ tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng, đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài.
Nguyên nhân của những hạn chế của báo mạng điện tử trong việc truyền thông về bình đẳng giới
Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân thực tế sau:
Một là: Sự chưa vào cuộc liên tiếp, sát sao của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc điều tra, thống kê số liệu, tổ chức các chiến dịch. Vì vậy dẫn đến tình trạng phóng viên, nhà báo không cập nhật được những con số thống kê mới, các cơ quan chức năng làm việc còn cứng nhắc, thủ tục trong việc phóng viên, nhà báo đến phỏng vấn ghi nhận ý kiến về một vụ việc nào đó.
Hai là: Kiến thức về bình đẳng giới của phóng viên, nhà báo cò hạn chế, không được tập huấn thường xuyên. Phần lớn dựa vào thông cáo báo chí được phát tại sự kiện, chương trình nên hình thức thể hiện bài viết chưa phong phú, đa dạng, hơn 80% bài viết trên 3 báo khảo sát được viết dưới dạng đưa tin sự kiến, hoạt động. Loạt bài, vệt bài hay bài đa phương tiện xuất hiện rất ít.
Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát và đánh giá thực tế, phân tích những bài viết điển hình của báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, báo VietNamNet, báo Gia đình và Xã hội, nhiều tác phẩm đã cung cấp cho độc giả những kiến tức, số liệu thống kê cụ thể, cũng như diễn biến của thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay và
những giải pháp mà các cấp hôi, tổ chức và người dân đã thực hiện để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới theo chủ trương đã đề ra…
Bên cạnh những mặt tích cực cần được phát huy và biểu dương thì việc vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải nhìn nhận và khắc phục kịp thời để nâng cao hơn nữa chất lượng thôn tin về bình đẳng giới cho công chúng. Việc truyền thông chưa có lộ trình cụ thể, suốt mà diễn ra theo thời vụ nên chưa tạo được ấn tượng với độc giả.
Tần suất bài viết trên 3 báo còn ít, đặc biệt báo VietNamNet, báo Phụ nữ Việt Nam có số lượng bài viết nhiều nhất nhưng đa phần chỉ dừng lại ở việc đưa tin sự kiện, chưa có nhiều bài viết bình luận chuyên sâu, giao lưu, đối thoại về vấn đề bình đẳng giới. Hình thức chưa hấp dẫn, đa phần mới chỉ dừng lại ở việc minh họa ảnh, box thông tin, việc tích hợp video chưa nhiều…Vì những lý do trên đang đặt ra những vấn đề cần khắc phục và giải quyết kịp thời để khắc phục và ngăn chặn thực trạng bất bình đẳng giới, định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới vẫn đang diễn ra để mục tiêu bình đẳng giới hoàn thành.
Chương 3
NHỮNG VẤN ĐỀ DẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẰNG GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những vấn đề đặt ra
Qua thực tế khảo sát, nghiên cứu “Vấn đề truyền thông về bình đẳng giới trên báo mạng điên tử ở Việt Nam hiên nay” (Khảo sát 3 báo điện tử: Phụ nữ Việt Nam, Gia đình và Xã hội, VietNamNet trong 6 tháng từ 1/7 – 31/12/2018). Tác giả nhận thấy bên cạnh những ưu điểm, hoạt động truyền thông qua các sản phẩm báo chí về vấn đề bình đẳng giới trên 3 tờ báo điện tử: PNVN, VietNamNet, GĐ&XH vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, tiêu biểu một số vấn đề sau:
Một là : Việc truyền thông về vấn đề bình đẳng giới trên cả 3 tờ báo điện tử khảo sát vẫn mang tính mùa vụ, thường chỉ đưa tin sự kiện, chiến dịch các hoạt động xoay quanh vấn đề bình đẳng giới. Cần xây dựng chương trình truyền thông theo kế hoạch dài hạn.
Hai là : Các bài tuyên truyền, giải thích, phân tích sâu về vấn đề qua những câu chuyện, hành động cụ thể còn hạn chế. Tính hấp dẫn trong việc chọn đề tài còn một màu, chưa đa dạng, hấp dẫn.
Ba là: Chất lượng bài viết chưa đồng đều giữa các báo và giữa các bài viết đăng trên cùng một báo
Trao đổi với Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh, Giảng viên chuyên trách học phần Xã hội học về giới, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết thêm về thực trạng truyền thông về bình đẳng giới trên BMĐT ở Việt Nam hiện nay:
“Nếu chiếu theo chiến lược quốc gia về BĐG năm 2020, chỉ tiêu đến năm 2020 trên các báo điện tử phải phải có mục riêng truyền thông về BĐG, ngoài ra các tin bài đều không chứa đựng các định kiến giới hoặc không tạo ra và duy trì các khuôn mẫu giới. Đội ngũ PV, BTV phải được đào tạo, tập huấn
các kiến thức về giới và bình đẳng giới. Trên thực tế nhìn ở báo chí, đặc biệt trên báo mạng, truyền thông về BĐG không diễn ra liên tục, nó gắn với một dự án của các tổ chức, các dự án kết thúc thì hoạt động truyền thông cũng kết thúc. Nó mang tính chất hưởng ứng, mùa vụ. Tôi hình dung nó không có chiến lược đột phá để thu hút, tạo dấu ấn công chúng”.
“Ví dụ khi nói về các vụ tai nạn giao thông, vấn đề liên quan đến lạm dụng rượu bia, các vụ bạo lực trong 3 tháng đầu năm…họ chỉ đưa ra các con số tổng quát, chứ không phân biệt bao nhiêu vụ do nam giới, bao nhiêu vụ do nữ giới gây ra…điều này rất quan trọng bởi nó sẽ tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách sẽ ứng xử với vấn đề này như thế nào. Truyền thông không có sự tách biệt, viết chung chung cho tất cả nhưng nam giới nữ giới có những sự khác biệt. Trong quá khứ và hiện tại các định kiến giới làm cho nam giới và nữ giới đang có những định kiến giới, khuôn mẫu giới khác nhau.”, Bà Tuyết Minh chia sẻ thêm.
Tại Hội thảo “Công tác truyền thông về bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước” do viện RED phối hợp với Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH) tổ chức 3/2018 , ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới cho biết: “Đây vẫn là vấn đề mới đối với nhiều cơ quan nhà nước mặc dù Luật Bình đẳng giới và Nghị định 48/2009/NĐ-CP đã có quy định về lĩnh vực này, trong khi đó một số tổ chức xã hội đã đi trước về nhận thức, hoạt động truyền thông, nghiên cứu. Thời gian qua, công tác truyền thông về giới và bình đẳng giới đã được thực hiện tốt ở Tuyên Quang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bộ LĐTB&XH đã tổ chức nhiều sự kiện truyền thông có hiệu ứng lan tỏa xã hội rộng lớn; Bộ TT&TT đã tham gia xây dựng “Bộ chỉ số về Giới” trong sản phẩm của các cơ quan truyền thông nhà nước,…
Về giải pháp, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng: Công tác truyền thông về giới và bình đẳng giới không chỉ là nội dung của cơ quan chuyên trách của Bộ LĐTB&XH mà phải là nhận thức chung trong điều hành và hoạch định nội dung chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc
biệt ở cấp lãnh đạo đơn vị và cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông; hoạt động truyền thông cần sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên trách với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và được thông qua mạng lưới nhân sự ở khắp các địa phương và các bộ, ngành.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông về bình đẳng giới trên báo mạng điện tử trong thời gian tới bình đẳng giới trên báo mạng điện tử trong thời gian tới
Nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế; phá vỡ rào cản trong công tác bình đẳng giới và “Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái" qua 08 mục tiêu cụ thể được ghi nhận tại Tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững như: Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi; Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả hình thức bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác; Đảm bảo sự tham gia