bình đẳng giới trên báo mạng điện tử trong thời gian tới
Nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế; phá vỡ rào cản trong công tác bình đẳng giới và “Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái" qua 08 mục tiêu cụ thể được ghi nhận tại Tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững như: Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi; Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả hình thức bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác; Đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội.
Trước hết phải nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho công chúng, nhà báo, phóng viên
Hiện nay, tình trạng "trọng nam, khinh nữ" vẫn đang là một hệ luỵ tư tưởng lớn, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của nữ giới mà còn hạn chế sự phát triển của xã hội. Chỉ khi thay đổi được nhận thức, xoá bỏ định kiến về giới thì mới thay đổi được cách hành xử. Chính vì vậy, cả nam và nữ đều phải thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến phân biệt giới và để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cần thực hiện các biện pháp cụ thể như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới; Tiến đến xoá bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời có mang định kiến về giới; Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, sinh hoạt, nói chuyện về bình đẳng giới trong các cơ quan, đơn vị, trong các khu dân cư.
Bình đẳng giới là vấn đề chuyên sâu, chính vì vậy, việc tuyên truyền sao thông tin đến được gần nhất với công chúng. Muốn làm được điều này thì vấn đề phải hấp dẫn câu view. Nhà báo Võ Thị Thủy, báo GĐ&XH chia sẻ kinh nghiệm viết về vấn đề bình đẳng giới sao cho gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu: “Để bài viết tiếp cận gần nhất với đời sống và bạn đọc thì những vấn đề mà liên quan đến mối quan hệ gia đình mà nó vẫn thường xảy ra: trong quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con cái. Để bạn đọc thu nhận được thông tin và thông điệp thì chỉ có thể phản ánh qua những vụ việc nóng, thay vì viết một bài chuyên sâu toàn chính sách, chủ trường về bình đẳng giới của Đảng, Nhà nước thì tôi sẽ lồng ghép vấn đề này vào trong các vụ việc để phản ảnh.
Còn theo tôi, để phản ảnh một bài viết về đề bình đẳng giới thu hút được bạn đọc thì đó phải là những con số khiến họ giật mình nhìn lại chính bản thân và những người xung quanh. Và những con số này thì chỉ có các cơ quan, tổ chức nhà nước vào cuộc điều tra, khảo sát thì mới thật, sát với đời sống. Con số “Hơn 90% phụ nữ bị chồng cưỡng hiếp tình dục” của Tổng cục Dân số đưa ra rất Hot và tôi đã lặp đi lặp chi tiết con số này trong loạt bài viết của mình tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới. Chính những con số này có tác động đến nhận thức xã hội rất lớn, nhưng dường như các cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội không nhận thức được tầm quan trọng trọng này nên họ làm không liên tục”.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện các quy định của pháp luật, các chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới
Cần thay đổi các quy định hiện hành còn chưa phù hợp, hạn chế bình đẳng giới. Cụ thể Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tại Khoản1, Điều 71 quy định rõ là: “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên”. Nhưng Khoản 4 Điều 2 về nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện chế độ hôn nhân gia đình vẫn tiếp tục duy trì khuôn mẫu giới bởi quy định: “giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”. Quy định này không khác
nào khẳng định trách nhiệm nuôi dạy con cái vẫn thuộc về người mẹ, kế hoạch hoá gia đình chủ yếu vẫn là trách nhiệm của người vợ. Nói như vậy để thấy rằng cần điều chỉnh những quy định chưa phù hợp và cần xoá bỏ khuôn mẫu giới ngay tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Lồng ghép công tác bình đẳng giới vào nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị và chương trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, phân biệt giới để răn đe trong xã hội. Các trường hợp này cần phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức như: tổ chức các phiên toà lưu động; tuyên truyền miệng tại tổ dân phố, các khu dân cư; lồng ghép vào các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương để tạo hiệu ứng lan toả tốt nhất đủ sức cảnh báo, răn đe để người dân biết và không vi phạm.
Nâng cao nhận thức về vai trò của báo chí đối với vấn đề bình đẳng giới
Trước tiên, lãnh đạo cơ quan báo chí cần nhận thức rõ về vai trò của báo chí đối với vấn đề bình đẳng giới. Từ đó lãnh đạo cơ quan báo chí mới có thể hoạch định, xây dựng những kế hoạch tuyên truyền dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về vấn đề bình đẳng giới. Giúp cho các tác phẩm báo chí viết về vấn đề này ngày càng nâng cao chất lượng và số lượng, đến với độc giả có sức lan tỏa rộng rãi.
Chỉ khi nhận thức đúng đắn được vai trò, tầm quan trọng của báo chí đối với vấn đề bình đẳng giới thì các cơ quan báo chí mới có thể hình dung, định hướng, xây dựng đượcnhững kế hoạch tuyên truyền dài hạn, bền vững, có mục tiêu, chiến lược cụ thể, rõ ràng, bám sát vào định hướng cũng như những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc ứng phó, giải quyết các vấn đề bình đẳng giới.
“Báo Phụ nữ Việt Nam đã xây dựng được bộ công cụ “Nhặt sạn giới”, mỗi phóng viên khi về làm ở báo đều được trang bị những kiến thức, kỹ năng về giới và phải biết vấn đề về sạn giới, tức là những cách viết trên báo sẽ gây hiểu nhầm và có thể tạo định kiến giới. Vì đây là một tờ báo đấu tranh cho
bình đẳng giới, tiếng nói của của phụ nữ, phóng viên lại mắc sạn giới là điều không thể chấp nhận được. Báo PNVN không chia cụ thể phóng viên chuyên về bình đẳng giới mà tất cả các phóng viên, nhà báo, biên tập viên đều phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về vấn đề này để thể hiện trong bài viết của mình. Chuyên mục nào chúng tôi cũng lồng ghép bình đẳng giới: từ Luật, Sức khỏe, Kinh tế…Mảng kinh tế trên báo PNVN sẽ không chung chung mà khai thác đến đối tượng chủ thể là nữ.” nhà báo Hoàng Đinh Linh, Phó TBT phụ trách báo điện tử PNVN cho biết thêm.
Phải có thông điệp, mục tiêu cụ thể cho mỗi hoạt động truyền thông. Để nêu rõ mục tiêu, mục đích của hoạt động đó, hạn chế những phong trào truyền thông với mục đích chung chung, không có mục tiêu cụ thể. Bổ sung cung cấp nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động truyền thông BĐG.
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên chuyên trách học phần Xã hội học về giới (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông vê BĐG trên BMĐT: “Theo tôi cần phải thực hiện nghiêm túc Luật BĐG, đặc biệt Nghị định 55 – Vi phạm BĐG trong lĩnh vực truyền thông, những vi phạm cần phải được rà soát và có hình phạt đích đáng. Bên cạnh đó, để phối hợp nhịp nhàng và có những thay đổi từ bên trong, tôi nghĩ những chiến lược quốc gia về BĐG phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản: cần phải tập huấn, lồng ghép những môn này vào chương trình đào tạo báo chí. Bởi vì báo chí muốn viết được vấn đề này thì họ phải nắm chắc được những kiến thức về nó, để không vi phạm luật. Đặc biệt, nhấn mạnh vào đạo đức nghề báo, cần phải có nhạy cảm giới, báo chí có sứ mệnh làm cho xã hội tiến bộ hơn, nên khuyến khích nhà báo, phóng viên làm nghiêm túc vì xứ mệnh của mình”.
Xây dựng mối quan hệ giữa báo chí với các chuyên gia trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Khi vai trò của các chuyên gia với báo chí ngày càng quan trọng, nhất là với lĩnh vực giới, bình đẳng giới thì việc xây dựng mối quan hệ gần gũi,
thân thiết của nhà báo, cơ quan báo chí với các chuyên gia cũng được quan tâm nhiều hơn. Đối với nhiều nhà báo, việc chuyên gia biết mặt, biết tên, có thiện cảm sẽ giúp ích rất nhiều khi họ cần ý kiến chuyên gia phục vụ cho công việc của mình cũng như nâng cao trình độ, hiểu biết khi được chuyên gia chỉ dẫn, tư vấn những vấn đề chuyên môn.
Có ưu thế hơn 2 tờ báo điện tử VietNamNet và Gia đình và Xã Hội, báo điện tử Phụ nữ Việt Nam là cơ quan của Hội LHPNVN nên việc thường xuyên phải tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức dẫn đến việc thu thập thông tin về vấn đề BĐG dễ dàng hơn. Nhà báo Hoàng Đinh Linh, Phó TBT phụ trách báo điện tử PNVN cho hay “Ở báo PNVN, các PV, nhà báo khi làm việc với các cơ quan chức năng, các tổ chức nước ngoài hoặc các đơn vị khác về vấn đề bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ thì báo cũng nhận được nhiều sự hợp tác ủng hộ. Phóng viên của báo thường xuyên làm việc với các cấp hội phụ nữ khác ở địa phương và đây là thuận lợi để phóng viên khi tác nghiệp. Họ sẽ được các cơ sở hội kết nối với địa phương, nhân vật, kết nối chính quyền. Và đây chính là kênh để phóng viên nắm bắt thông tin một cách chính xác và chính thống, việc đưa tin sẽ hạn chế được sai lệch”.
Xây dựng mối quan hệ với chuyên gia là điều quan trọng, tuy nhiên để duy trì bền vững mối quan hệ này cũng đòi hỏi nhà báo cần linh hoạt trong ứng xử, giao tiếp. Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hội nên tinh giản thủ tục giấy tờ khi phóng viên, nhà báo đặt lịch hẹn phỏng vấn ý kiến.
Như vậy, có thể thấy rằng bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước dành sự ưu tiên đặc biệt. Và những nỗ lực trong việc thực hiện bình đẳng về giới đã mang lại nhiều thành tựu to lớn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được rõ ràng, không thể phủ nhận vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Nhưng cần khẳng định một lần nữa: Bình đẳng giới, bình đẳng các dân tộc trở thành mục tiêu phát triển của Việt Nam nói riêng, của cộng đồng quốc tế nói chung; và để đạt được mục
tiêu này không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình lâu dài và cần sự vào cuộc của chính quyền, sự tham gia của toàn dân.
Tiểu kết chương 3
Từ thực tiễn tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử đặt ra một vấn đề, cần làm gì dể phát huy vai trò của báo chí, sử dụng báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử một cách hiệu quả để tăng cường truyền thông về vấn đề bình đẳng giới đến công chúng, hạn chế và ngăn chặn đến mức tối đa tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới. Để giải quyết được vấn đề này, chỉ riêng mình báo chí thôi thì không thể làm được, mà cần sự vào cuộc thường xuyên, liên tục của các cơ quan, các tổ chức xã hội.
Trong chương 3 của khóa luận, tác giả đã đặt ra một số vấn đề và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin, cũng như hình thức tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử hiện nay.
Thông qua một số giải pháp trên, tôi mong rằng đây sẽ là những thông tin tham khảo bổ ích cho không chỉ đội ngũ những người làm báo, cơ quan báo chí mà cả các cơ quan, các tổ chức, cá nhân, những người có tiếng nói trong vấn đề này cùng lên tiếng, cùng phối kết hợp hành động. Đây cũng đồng thời là những gợi ý cho các cơ quan báo chí trong quá trình tìm kiếm sự dổi mới, cải tiến nội dung, hình hức, đặc biết đối với 2 tờ báo Phụ nữ Việt Nam và báo GĐ&XH – tờ báo có liên quan mật thiết đến vấn đề giới, bình đẳng giới, gia đình, phụ nữ.
KẾT LUẬN
Để thực hiện khóa luận này, người viết đã nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề bình đẳng giới. Đọc các tác phẩm tiêu biểu trên 3 tờ báo điện tử khảo sát, gặp gỡ các chuyên gia, nhà báo chuyên viết về vấn đề này trên báo điện tử.
Qúa trình khảo sát đã giúp người viết có cái nhìn sâu sắc về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề bình đẳng giới. Từ đó đưa ra những nhận xét về kỹ năng tác nghiệp cần có và một số giải pháp để các nhà báo bổ sung kiến thức về giới, bình đẳng giới trong quá trình tác nghiệp về vấn đề này, tránh những vi phạm, sai sót, đưa thông tin mang tính định kiến giới trong bài viết.
Khảo sát 6 tháng trên 3 tờ báo điện tử với 149 bài viết về vấn đề bình đẳng giới, tác giả đã đánh giá được thực trạng của việc truyền thông về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào. Nhà báo, phóng viên đang tập trung truyền thông ở góc độ nào của vấn đề này. Qua đó, dần đưa ra những nhận xét và giải pháp để các tòa soạn báo, phóng viên có thể cân đối việc lựa chọn viết bài truyền thông sao cho đều đặn, liên tục và đa dạng hơn.
Khóa luận “Truyền thông về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay” đã đưa ra những lý luận về vấn đề bình đẳng giới, chủ trương, chính sách của nhà nước về vấn đề này, sự quan tâm vào cuộc của các tổ chức hội cũng như thực trạng vấn đề bình đẳng giới đang diễn hiện nay ở Việt Nam.
Số lượng bài viết được khảo sát được chuyển tải chủ yếu dưới hình thức đưa tin, bài phản ánh, điều này cho thấy các nhà báo, phóng viên chưa tâm huyết với vấn đề này. Sự chênh lệch số lượng tin bì về BĐG giữa các báo là rất lớn, điều này bắt nguồn từ tôn chỉ, hoạt động của mỗi tòa soạn báo. Tuy nhiên bình đẳng giới là vấn đề mang tính xã hội, ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Báo chí với xứ mệnh thúc đẩy xã hội ngày một tiến bộ hơn vì thế mà truyền
thông về bình đẳng giới là việc rất cần thiết đối với các tờ báo, góp phần đẩy lùi bất bình đẳng ra khỏi xã hội.
Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp này, tác giả giới hạn thời gian cũng như số lượng tờ báo điện tử khảo sát, dù không bao quát được hết nhưng 3 tờ báo được chọn khảo sát rất điển hình và có lượng độc giả đón đọc lớn. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu này có thể là gợi ý cho việc xây dựng luật cho các cơ quan nhà nước hoặc đưa ra những hướng đi mới cho các tòa soạn báo.
Đối với tác giả, sinh viên năm cuối sắp kết thúc những năm tháng học