Khảo sát thông tin về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu Truyền thông về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay” (khảo sát 3 tờ báo điện tử phụ nữ việt nam, vietnamnet, gia đình và xã hội từ 17 – 31122018) (Trang 38 - 64)

giadinh.net được coi là một trong những thế mạnh, chuyên mục thu hút được độc giả của Báo GĐ&XH.

Hình 2.3. Giao diện báo điện tử Gia đình và Xã hội

2.2. Khảo sát thông tin về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử điện tử

2.2.1. Khảo sát số lượng tần suất tin, bài

Theo kết quả khảo sát trong giai đoạn từ ngày 1/7 - 31/12/2018 trên báo điện tử Phụ nữ Việt Nam đã đăng tổng cộng 105 bài viết về vấn đề bình đẳng giới, được phân bố không đồng đều qua các tháng. Vấn đề này chủ yếu được phản ánh trong mục “Xã hội”, “Luật và đời”, tiểu mục “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, “Giới 24/7” với tần suất 0.58 % bài/ngày (Tức trung bình khoảng 2 ngày có 1 bài viết được đăng tải). Trong đó, nội dung về vấn đề bình đẳng giới được phản ảnh ở nhiều thể loại: tin, bài phản ánh, ảnh,…trong đó thể loại tin chiếm chủ yếu. Con số này chứng tỏ vấn đề bình đẳng giới chưa được đánh giá cao.

Biểu đồ 2.1. Số lượng bài viết theo tháng và tần xuất bài viết theo ngày trên báo phụ nữ Việt Nam từ 1/7 – 31/12/2018

Nhìn vào biểu đồ thống kê trên ta thấy có sự không đồng đều về số lượng bài giữa các tháng cũng như tần suất bài viết. Trong đó, 3 tháng 10,11,12 có số lượng bài viết nhiều nhất do thời gian này diễn ra nhiều chuỗi sự kiện, hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2018 từ ngày 15/11 - 15/12/2018.

Là tờ báo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tiếng nói của phụ nữ Việt Nam, góp phần cổ vũ, khích lệ phụ nữ tự tin, sáng tạo, chủ động, phấn đấu vươn lên phát triển toàn diện, khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Báo là địa chỉ tin cậy để phụ nữ gửi gắm tâm tư, nguyện vọng; công cụ sắc bén bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tầng lớp phụ nữ. Vì vậy, so với 2 báo điện tử VietNamNet và báo GĐ&XH, báo Phụ nữ Việt Nam có phần trú trọng hơn trong việc truyền thông về bình đẳng giới. Tuy nhiên việc truyền thông ấy diễn ra không đồng đều mà mang tính thời vụ.

Cũng trong thời gian khảo sát 6 tháng từ đầu tháng 7 đến hết tháng 12 năm 2018, tác giả chỉ thu được 30 bài viết về vấn đề BĐG trên báo điện tử Gia

4 5 18 29 25 24 0.13 0.16 0.6 0.96 0.83 0.8 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 5 10 15 20 25 30 35 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Biểu đồ số lượng bài viết theo tháng và tần suất bài viết theo ngày trên báo Phụ nữ Việt Nam từ 1/7 - 31/12/2018

Tổng số

Tần suất

đình và Xã hội, số lượng bài viết cũng phân bố không đồng đều qua các tháng, và được đăng tải chủ yêu trên mục “Xã hội”, “Giáo dục” và “Dân số”.

Biểu đồ 2.2. Phần trăm bài viết phân chia theo nội dung vấn đề bình đẳng giới trên báo điện tử Gia đình và xã hội từ 1/7 – 31/12/2018

Báo điện tử Gia đình & Xã hội (Giadinh.net) có cơ quan chủ quản là Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em nên các bài viết đăng tải về vấn đề BĐG nằm nhiều nhất mục dân số, hướng đến nội dung chủ yếu về cân bằng giới tính trong khi sinh, những giải pháp ngăn chặn và kiểm soát mất cân bằng giới khi sinh. Các nội dung liên quan đến các vấn đề về nguyên nhân, những sự kiện được tổ chức liên quan về vấn đề BĐG còn hạn chế.

Các nhà báo, phóng viên của báo PNVN và báo GĐ&XH có thuận lợi hơn so với báo VietNamNet trong việc tiếp cận nguồn tin, tiếp cận các tổ chức hội liên quan mật thiết đến vấn đề bình đẳng giới: Hội LHPNVN, các tổ chức quốc tế bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em gái…Trên báo VietNamNet, truyền thông về giới, bình đẳng giới nhìn chung vẫn chưa được trú trọng, trong 6 tháng khảo sát (7-12/2018), tác giả chỉ thông kê được 14 bài viết liên quan đến vấn đề bình đẳng giới, đăng tải giải rác trong nhiều thư mục của báo.

27%

3% 20%

7% 43%

Biểu đồ phần trăm bài viết phân chia theo nội dung vấn đề bình đẳng giới trên báo điện tử Gia đình và

Xã hội từ 1/7 - 31/12/2018 Chính sách, luật Sự kiện Thực trạng Nguyên nhân Giải pháp

Chuyên mục Thời sự Giải trí Kinh doanh Đời sống Công nghệ Giáo dục Thế giới Tuần Việt Nam Số lượng bài viết 1 2 2 1 1 1 3 3

Bảng 2.1: Số lượng bài viết theo mục đăng tải trên báo điện tử VietNamNet từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018

Mặc dù số lượng tin bài hạn chế, tuy nhiên nội dung cũng như hình thức bài viết trên báo VietNamNet về vấn đề bình đẳng giới rất đa dạng. Với đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ, năng động, sáng tạo. Nên các bài viết vấn đề bình đẳng giới trên báo VietNamNet được trình bày qua nhiều hình thức, thể loại: tin, bài phản ánh, phỏng vấn ý kiến của chuyên gia, phỏng vấn nhân vật có tầm ảnh hưởng về vấn đề, trình bày theo dạng emagazine…đã đem đến cho độc giả những góc nhìn, những tri thức, vốn hiểu biết qua những cách tiếp cân thông tin mới lạ, sinh động và hấp dẫn.

Bình đẳng giới là vấn đề không mới, tuy nhiên việc truyền thông về vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề mạng tính nhạy cảm, thông tin cần phải được xác minh chặt chẽ. Nên hầu hết các tác phẩm viết về vấn đề này trên 3 báo khảo sát chỉ đưa những thông tin xác thực, chính xác tới độc giả giúp họ có thêm kiến thức và biện pháp ngăn chặn những việc làm, hành động tạo nên sự bất bình đẳng giới, còn thiếu vắng những bài bình luận sâu, những diễn đàn, giao lưu trực tuyến để giải đáp vấn đề này.

2.2.2. Nội dung thông tin về bình đẳng giới trên BMĐT

2.2.2.1. Chủ trương, chính sách, luật về bình đẳng giới

Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng nam nữ được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặt ra từ sớm. Ngay từ khi ra đời (2/1930), Đảng Cộng sản Việt Nam

đã đề cao tư tưởng “nam nữ bình quyền” và coi việc thực hiện tư tưởng đó là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam. “Nam nữ bình quyền” không phải là cách sử dụng từ ngữ ngẫu nhiên của Đảng nhằm đưa nữ giới lên ngang hàng với nam giới, mà là sự lựa chọn có chủ ý, vừa khoa học, vừa có tính cách mạng trong nhận thức và trong hành động của Đảng, thể hiện nhận thức tiến bộ vượt bậc, khác về chất so với quan niệm phong kiến Nho giáo.

Dựa trên các cơ sở pháp lý cao nhất và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới, để thể chế hóa thêm một bước các quyền bình đẳng giới, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật bình đẳng giới ngày 29/11/ 2006, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Luật gồm 6 chương, 44 điều, quy định đầy đủ các vấn đề và điều khoản nhằm thực hiện bình đẳng giới ở nước ta.

Biểu đồ 2.3. So sánh phần trăm bài viết có nội dung Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới trên 3 báo khảo sát

từ 1/7-31/12/2018

Trong 6 tháng khảo sát, báo Phụ nữ Việt Nam đã đăng tải 20 bài viết về chủ trương, chính sách, luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới, chiếm 19% số bài viết về BĐG trên báo. Theo biểu đồ trên, báo PNVN là đơn vị có số tin bài chiếm nhiều nhất so với 2 báo còn lại, chiếm tới 74%. Ngày

74% 18%

8%

Phụ nữ VN

VietNamNet

10/12/2018, báo PNVN đăng tải bài viết “Ngày nhân quyền quốc tế 10/12: Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ” của tác giả Thu Sương, bài viết đề cập đến việc Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy BĐG và đảm bảo quyền của phụ nữ “Trên bình diện quốc tế, Chính phủ Việt Nam nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), là thành viên và đã nghiêm túc thực hiện các quy định của Công ước về Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em…”. Tăng tính thuyết, tác giả đã bổ sung thêm ý kiến của ông Nguyễn Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về chủ trương của Chính phủ, ông nhấn mạnh: “Chính phủ đã chủ động triển khai, lồng ghép các sáng kiến, ưu tiên khu vực vào các chương trình, đề án ở cấp quốc gia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái” trong Hội thảo Công tác nhân quyền năm 2018 và việc triển khai các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 2 ngày 9/11, tại Hà Nội.

Vẫn trên báo Phụ nữ Việt Nam có bài “Luật cần nghiêm cấm nội dung, hình ảnh bất bình đẳng giới trong SGK” đăng tải ngày 15/11/2018, tác giả đã ghi nhận lại Cuộc thảo luận ở Quốc hội ngày 15/11 về Vấn đề xây dựng chương trình, SGK phổ thông mới đề cập trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), trong đó việc giáo dục sớm về bình đẳng giới cho trẻ em thông qua việc lồng ghép bình đẳng giới trong chương trình tổng thể, chương trình môn học và SGK được các đại biểu rất quan tâm. Tác giả đã ghi lại ý kiến của Vị Đại biểu Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An): “Yếu tố về giới chưa được chú trọng rõ nét trong dự luật, trong khi đây là vấn đề quan trọng đối với giáo dục trong nhà trường, nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam là do định kiến, quan niệm truyền

thống về vai trò của phụ nữ và nam giới đã ăn sâu, bám rễ trong xã hội. Với tầm quan trọng này, tôi đề nghị bổ sung thêm quy định, đó là "nghiêm cấm những nội dung, hình ảnh thể hiện định kiến giới hoặc phân biệt đối xử về giới trong chương trình SGK và các tài liệu giáo dục trong nhà trường.”

Nếu như trên báo điện tử PNVN đăng tải những bài viết thể hiện rằng Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, là thành viên của Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), các Đại biểu Quốc hội cũng dành sự quan tâm đến vấn đề này, đề xuất sửa đổi luật để ngăn chặn bát bình đẳng giới từ trong SGK. Trên báo Gia đình và Xã hội có bài “Bình đẳng giới ở Việt Nam đã được thế giới công nhận” phần nào khẳng định thêm sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về vấn đề bình đẳng giới và giúp người dân yên tâm hơn.Bài viết đã nêu “Việt Nam cũng ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ, một trong 3 mục tiêu thiên niên kỷ (MDG 2013), được Việt Nam hoàn thành trước thời hạn năm 2015, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua.”

Mặc dù có số lượng bài viết về vấn đề bình đẳng giới ít hơn nhiều so với báo PNVN và báo GĐ&XH, nhưng các bài viết trên báo VietNamNet cũng thể hiện được những nội dung về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc thúc đẩyBĐG. Trong bài viết “ASEAN có bước tiến dài để trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái” đăng ngày 30/12/2018. Bài viết đã nêu được những vấn đề chủ chốt mà ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đã nỗ lực làm để tiến tới bình đẳng giới. Sáng kiến lớn nhất là Việt Nam đã đề xuất vấn đề “An sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái

hướng tới Tầm nhìn ASEAN 2025” là chủ đề xuyên suốt của Hội nghị. Chủ đề đã được đánh giá cao và nhận được sự ủng hộ tích cực của các nước thành viên ASEAN. Tác giả đã trích dẫn quan điểm của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung “Trên vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN lần 3 giai đoạn 2018 – 2021, mong muốn sẽ được các Bộ trưởng và Trưởng đoàn chia sẻ các thông điệp của mình, các quan điểm về những vấn đề ưu tiên cần chú trọng trong thời gian tới để làm định hướng cho hợp tác ASEAN ngày càng chặt chẽ và gắn kết để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho hơn một nửa dân số là những phụ nữ và trẻ em gái của ASEAN, vì một Cộng đồng của cơ hội và bình đẳng, vì một ASEAN không có ai bị bỏ lại phía sau…”

2.2.2.2. Sự kiện, chiến dịch vì bình đẳng giới

Để hiện thực hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiều dự án đã triển khai thiết lập các mô hình góp phần thúc đẩy thực hiện BĐG, những hành động, việc làm cụ thể để nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về BĐG, ngăn chặn bất BĐG trong xã hội. Những sự kiện tuyên truyền, lên tiếng thường được tổ chức vào các dịp gắn với các lễ kỷ niệm ngày phụ nữ, tháng hành động về bình đẳng giới. Báo mạng điện tử cũng đã truyền thông rộng rãi để công chúng tham gia.

Theo khảo sát báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, trong 6 tháng có 15 bài viết về các sự kiện, chiến dịch về bình đẳng giới được tổ chức trên cả nước, và ở nước ngoài. Bài viết “TPHCM: 26 xe bus màu cam thân thiện với phụ nữ và trẻ em” đăng ngày 28/11/2018 bởi tác giả Mạnh Dũng. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới" và "Chiến dịch toàn cầu 16 ngày hành động đoàn kết chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái" do Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phát động. Trong khi thực trạng bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, phụ nữ đang diễn ra phổ biến, gây phẫn nộ trong dư luận thì những hành động này thu hút được sự hưởng ứng của người dân “Trung

tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết, chương trình này sẽ góp phần giảm thiểu tối đa những hành vi kém văn minh trên phương tiện công cộng, đảm bảo sự an toàn cho người đi xe. Bên cạnh đó, còn giúp thu hút hành khách đi xe buýt tăng lên, giảm thiểu xe cá nhân đi lại” , tác giả nêu trong bài viết.

Biểu đồ 2.4. Thể hiện phần trăm bài viết có nội dung về các sự kiện, chiến dịch bình đẳng giới trên báo PNVN từ 1/7 - 31/12/2017

Trên thế giới, nhiều nước cũng có những hoạt động lên tiếng về bình đẳng giới rất riêng. Trên báo Phụ nữ Việt Nam ngày 28/8/2018 có bài viết

“Phụ nữ Mỹ, Đức thả rông diễn hành vì bình đẳng giới”, Dọc đường phố New York, Los Angeles, Phoenix, Denver và Minneapolis (Mỹ), thành phố

Một phần của tài liệu Truyền thông về vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay” (khảo sát 3 tờ báo điện tử phụ nữ việt nam, vietnamnet, gia đình và xã hội từ 17 – 31122018) (Trang 38 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)