Phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 78 - 81)

cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường” trên địa bàn huyện Kỳ Anh gắn với thực hiện nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới, nhìn chung hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn huyện được củng cố, kiện tồn, hoạt động có chất lượng đóng góp to lớn vào q trình xây dựng nơng thơn mới. Chẳng hạn như: hệ thống chính trị ở cơ sở đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu, đẹp.

Tuy nhiên, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn bộc lộ những bất cập như: Tình trạng tham nhũng, quan liêu trong bộ máy vẫn còn, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở chưa rành mạch, trách nhiệm chưa rõ ràng, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, sự phối hợp trong vận động quần chúng nhân dân còn hạn chế. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở để xây dựng nông thôn mới hiện nay.

- Để tiếp tục phát huy vai trị của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện, đổi

mới hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Kết luận 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nghị quyết. Đồng thời thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

Một là, tập trung xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận, nhận thức chính trị cho cán bộ cơ sở. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở cơ sở

Hai là, chăm lo củng cố, kiện tồn tổ chức bộ máy Chính quyền cơ sở vững mạnh, tập trung nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Chính quyền cơ sở, bảo đảm cho Chính quyền cơ sở đủ sức quản lý, điều hành và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nơng thơn mới hiện nay, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, minh bạch, cơng khai.

Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, đồng thời tiếp tục phát huy vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng của công tác dân vận, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, làm tốt cơng tác vận động nhân dân tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh, xố đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới luôn chủ động trong cơng tác để ngày càng vững mạnh, đóng góp nhiều hơn vào quá trình xây dựng nơng thơn mới.

Bốn là, đổi mới và tăng cường mối quan hệ, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở để tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức, kiện toàn các Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Tổ công tác xây dựng nông thôn mới đảm bảo chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Năm là, quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị ở cơ sở; phát huy dân chủ trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, có các cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở.

Sáu là, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở cần xác định rõ vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị với phương châm quyết liệt, kiên trì, liên tục gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào những nhiệm vụ sau:

Tăng cường cơng tác phối kết hợp có hiệu quả giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với hoạt động thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân và kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức tiến hành cơng tác kiểm tra, giám sát, đồng thời phải căn cứ vào chương trình kiểm tra, giám sát của nhiệm kỳ với đặc điểm tình hình để đề ra kế hoạch kiểm tra, giám sát đúng đắn, hiệu quả.

Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của các cơ quan làm công tác kiểm tra, thanh tra của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; xây dựng và kiện toàn bộ máy của các cơ quan làm công tác kiểm tra, thanh tra, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan này. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát và quan tâm thực hiện các chính sách đối với cán bộ làm công tác kiểm tra.

Kiên quyết, kịp thời xử lý nghiêm minh, dứt điểm những vi phạm, sai sót trong q trình xây dựng nơng thơn mới để củng cố niềm tin của nhân dân

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh hiện nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)