dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện Kỳ Anh
- Tiếp t c đổi mới nội ung, phương thức công tác vận động nông dân xây dựng nông thơn mới của các đảng bộ và chính quyền huyện Kỳ Anh
Làm thế nào để thu hút, tập hợp được đông đảo nông dân tham gia phong trào xây dựng nơng thơn mới? Đó là vấn đề đặt ra cho cấp ủy đảng và chính quyền các xã trong huyện về công tác vận động nông dân xây dựng
nông thơn mới. Để đáp ứng u cầu đó trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi phải tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương thức vận động nông dân. Muốn công tác vận động nơng dân xây dựng nơng thơn mới có hiệu quả thì đảng bộ phải thường xuyên chăm lo lợi ích cho nơng dân, mang lại lợi ích thiết thực cho họ.
Trước hết, cần đưa ra những chủ trương, chính sách cụ thể giúp đỡ nông dân hăng hái, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, đẩy mạnh chương trình xóa đói, giảm nghèo, có chính sách hỗ trợ vốn sản xuất cho nông dân. Thực hiện tốt chương trình chuyển giao khoa học – kỹ thuật, dạy nghề, tạo việc làm cho người dân. Đặc biệt, phối hợp với các trường đào tạo, trung tâm dạy nghề tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
Thứ hai, nội dung vận động nông dân xây dựng nông thôn mới cần đi vào vấn đề cụ thể như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng cơ cấu sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của từng xã. Khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở các xã ven biển do sự cố môi trường. Không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản của huyện như rau an tồn, thủy hải sản, cây công nghiệp ngắn ngày…
Thứ ba, là động viên nông dân thực hiện tốt “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục, bài trừ những hủ tục lạc hậu, hoạt động mê tín dị đoan, thường xuyên biểu dương những xã, thơn, làng văn hóa và các hộ gia đình văn hóa. Mỗi đối tượng nơng dân đều có nhu cầu, nguyện vọng, sở thích riêng nên cách thức, phương pháp vận động nông dân cũng phải đa dạng, mềm dẻo, linh hoạt. Phải tìm hiểu, nắm chắc đặc điểm của từng loại đối tượng để có biện pháp tác động thích hợp. Kiên trì, giáo dục, thuyết phục vận động nơng dân bằng lẽ phải, sẻ chia khó khăn với nhân dân. Như vậy mới giải quyết được những vấn đề bức xúc ở nông thôn.
Cùng với đổi mới nội dung thì đổi mới phương pháp vận động nông dân xây dựng nông thôn mới cũng rất quan trọng. Trong đó, chú trọng việc nêu gương điển hình tiên tiến như xã Kỳ Bắc, Kỳ Lâm. Tuyên truyền, phổ biến những cách làm hay, hiệu quả của các xã thực hiện tốt. Khen thưởng, tuyên dương những cán bộ làm tốt vai trị, trách nhiệm của mình; có hình thức tơn vinh kịp thời cho tập thể, cá nhân nơng dân có nhiều thành tích trong thi đua, sản xuất, kinh doanh giỏi để cho nông dân trong xã noi theo.
- ổi mới nội ung và phương thức ho t động của Hội Nông dân, Mặt trận Tổ qu c và các đồn thể trong việc vận động nơng dân xây dựng nông thôn mới
Bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn và những đòi hỏi ngày càng cao của phong trào nông dân xây dựng nông thơn mới. Là thành viên của hệ thống chính trị ở cơ sở, Hội Nơng dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tại xã của huyện Kỳ Anh vẫn còn nhiều bất cập như hệ thống tổ chức còn thiếu đồng bộ, đội ngũ cán bộ đảng viên còn hạn chế về trình độ, nội dung, phương thức hoạt động đôi khi vẫn cịn chung chung, hình thức…Do đó, địi hỏi phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức trên là thực tế khách quan trong giai đoạn hiện nay, trong đó cần quan tâm đến vấn đề sau:
Đầu tiên phải đổi mới nội dung, phương thức trong công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục nơng dân. Nội dung và hình thức tuyên truyền phải dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng, phù hợp đặc điểm tình hình huyện Kỳ Anh. Thực tiễn cho thấy, tuyên truyền miệng là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc thay đổi nhận thức, thái độ của người dân. Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các nghị quyết đảng bộ huyện Kỳ Anh và đảng bộ các xã về xây dựng nông thôn mới. Nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nơng dân với cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng xem xét giải quyết.
Tiếp theo là thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Hội Nơng dân, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể các xã. Đổi mới theo phương châm gần dân, gắn bó với dân, khắc phục biểu hiện hành chính hóa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút hội viên nông dân, thành viên của Măt trận Tổ quốc. Chú trọng cơng tác nâng cao trình độ lý luận, chun mơn, nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có kinh nghiệm công tác tổ chức, vận động nông dân.