2.1.1.1. ặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý: Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 17,5 – 1 ,1 độ Vĩ Bắc, 106,2 độ kinh Đông. Hiện nay, huyện Kỳ Anh (mới) có diện tích tự nhiên 76.161,2 ha, dân số 120.51 người, 21 đơn vị hành chính (21 xã). Đông giáp thị xã Kỳ Anh và biển Đông, Tây giáp huyện Cẩm xuyên và tỉnh Quảng Bình, Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Bắc giáp huyện Cẩm Xun và biển Đơng, có bờ biển dài 24 km, quốc lộ 1A dài 24 km và quốc lộ 12 dài 33 km đi qua huyện.
* Khí hậu: Kỳ Anh chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa, một
năm có hai mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm, có gió Tây Nam nên rất nóng và khơ gây ra hạn hán, nhiệt độ bình quân trên 30 độ C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, có gió Đơng Bắc kèm theo mưa phùn. Lượng mưa bình quân hằng năm cao, từ 2400 mm – 2700 mm. Trung bình hằng năm có từ 02 đến 04 cơn bão đổ bộ vào Kỳ Anh gây mưa lớn ở thượng nguồn, lũ lụt ở đồng bằng ven biển.
* Tài nguyên thiên nhiên: Theo kiểm kê đất cuối năm 2015, huyện Kỳ
Anh có tổng diện tích tự nhiên 75. 60,6 ha: Đất nơng nghiệp 5 .302,2 ha, đất phi nông nghiệp .705,13 ha; đất chưa sử dụng 6.930,60 ha, còn lại là đất khác. Về tài nguyên nước, trên địa bàn huyện có 35 hồ, đập rộng gần 18,3 km2, với trữ lượng 143 triệu m3 nước phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt, tiêu biểu như các hồ Sông Rác, Đá Cát, Mạc Khê, Rào
trổ… Về tài nguyên rừng, huyện Kỳ Anh có 40.300 ha đất lâm nghiệp (chiếm 53,05% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Về tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên khoáng sản của Kỳ Anh chưa được xem xét, đánh giá đầy đủ, nhưng nhìn chung trong lịng có đất vàng, măng gan, đất sét trắng, trên bãi biển có Ti tan, vùng núi có hằng trăm triệu m3 đá gra- nít… Về tài nguyên biển, huyện Kỳ Anh có bờ biển dài 24 km, thuận lợi cho ni trồng đánh bắt hải sản.
2.1.1.2. ặc điểm kinh tế xã hội
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khu kinh tế Vũng Áng với diện tích 22 ,36 trên địa bàn 9 xã phía Nam huyện Kỳ Anh (cũ) đã làm thay đổi căn bản cơ cấu KT-XH của Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng, đẩy nhanh q trình đơ thị hóa, tạo điều kiện cho ra đời thị xã Kỳ Anh.
Với xuất phát điểm thấp, là một trong những huyện nghèo của Hà Tĩnh, đến năm 2015, KT-XH của huyện Kỳ Anh phát triển vượt bậc. “Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân hằng năm tăng 20,03 %, cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng từ 34,15% năm 2010 tăng lên 56,2 %; thương mại – dịch vụ từ 28,23% lên 30,87%; nông – lâm – ngư nghiệp từ 37,62% giảm xuống 12,85%. Thu nhập bình quân đầu người 36,8 triệu đồng/ năm, tăng 3,4 lần so với đầu nhiệm kỳ [26,tr.3]. Sau điều chỉnh địa giới hành chính huyện, từ một địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển cơng nhiệp, dịch vụ, đô thị, hiện nay huyện Kỳ Anh là một địa phương thuần nông. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh Hà Tĩnh nên huyện Kỳ Anh đạt được kết quả toàn diện. “Huyện Kỳ Anh (mới), có cấu kinh tế đến năm 2015: Công nghiệp – xây dựng 31,54%; thương mại – dịch vụ 27,01%; nông – lâm – ngư nghiệp 41,45 %. Thu nhập bình quân 25,7 triệu đồng/người/năm” [17, tr.3].
Các ngành kinh tế phát triển đúng định hướng gắn với thực hiện tốt tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi theo hướng phát triển chiều sâu, chương trình xây dựng NTM được chỉ đạo quyết liệt và đạt nhiều kết quả quan trọng. Các lĩnh
vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục chuyển biến tích cực. Đến nay có 116/157 thơn được cơng nhận thơn văn hóa, đạt 73, %; 25. 27 gia đình văn hóa, đạt 2,01%; 33 trường học các cấp được công nhận đạt chuẩn quốc gia; 18/21 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; lỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên 44%; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các dự án trọng điểm tiếp tục được triển khai, đặc biệt là các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn.
Tóm lại, với những điều kiện thuận lợi trên, huyện Kỳ Anh có nhiều lợi thế nhất định về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt dưới sự tác động tích cực của cơ chế, chính sách của Trung ương, Đảng bộ những thế mạnh đó được khai thác khá hiệu quả. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong nông nghiệp, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cịn chậm. Cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy hải sản, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm. Nông nghiệp và nông thôn phát triển vẫn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng cịn hạn chế, mơi trường ngày càng bị ô nhiễm. Nguồn lao động nông nghiệp đang giảm dần và già hóa do chuyển dịch lao động ở nông thôn sang các lĩnh vực khác. Lao động ở trình độ thấp khó có cơ hội tham gia vào sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đặc biệt sản xuất nơng nghiệp vẫn trong tình trạng “được mùa mất giá, được giá lại mất mùa”. Tuy có nhiều chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề nâng cao trình độ nhưng nơng dân vẫn khó sắp xếp thời gian cho việc học nghề, khó tìm được cơng việc như mong muốn, còn tồn tại tâm lý ỷ lại trơng chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa ý thức được cần phải nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu mới.
Những yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội được phân tích ở trên ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác vận động nông dân xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Kỳ Anh nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nếu yếu tố tự nhiên là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ huyện đưa ra các chủ trương phù
hợp góp phần đem lại hiệu quả trong xây dựng nơng thơn mới, thì yếu tố kinh tế - xã hội là cơ sở, tiền đề để đảng bộ hoạch định chính sách và có những phương hướng, giải pháp tốt nhất để nâng cao đời sống, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nơng thơn mới. Vì vậy, Đảng bộ huyện cần đánh giá chính xác, vận dụng linh hoạt và khai thác các lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương.
2.1.1.3. ặc điểm đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh * Sự ra đời và phát triển của ảng bộ huyện Kỳ Anh
Ngày 03/2/1 30 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, cuối tháng 03/1930 Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh được thành lập, bốn tháng sau đó, ngày 04/06/1 30 Đảng bộ huyện Kỳ Anh được thành lập tại Đền Phương Gai, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đến tháng /1 30, Đảng bộ huyện Kỳ Anh có 09 chi bộ với 3 đảng viên.
Đảng bộ huyện Kỳ Anh là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Do đó, Đảng bộ được sự lãnh đạo của Trung ương và thường xuyên, trực tiếp là Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho Đảng bộ huyện Kỳ Anh tuy mới thành lập nhưng có khả năng để lãnh đạo nhân dân trong huyện tiến hành những cuộc đấu tranh với kẻ thù thực dân – phong kiến, nhằm giải phóng quê hương – đất nước [27,tr.43].
Hơn 0 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, trực tiếp là Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Kỳ Anh đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ quan trọng và trải qua quá trình phát triển rất đáng tự hào, cùng với cả nước, Đảng bộ huyện Kỳ Anh đang lãnh đạo hệ thống chính trị huyện và nhân dân thực hiện cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 huyện Kỳ Anh cơ bản trở thành huyện NTM.
* Hệ th ng tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên
- Về tổ chức cơ sở đảng: Trước điều chỉnh địa giới hành chính huyện, Đảng bơ huyện Kỳ Anh có 56 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó 32 đảng bộ xã và 01 thị trấn, 23 đảng bộ, chi bộ cơ quan trực thuộc (0 đảng bộ, 15 chi bộ); 398 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Sau điều tra địa giới hành chính (từ tháng 4/2015) Đảng bộ huyện Kỳ Anh có 38 tổ chức cơ sở Đảng, gồm 27 đảng bộ ( 21 đảng bộ xã, 06 đảng bộ cơ quan), 11 chi bộ trực thuộc; 205 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.
- Về cán bộ, đảng viên: Công tác đảng viên được cấp ủy các cấp quan tâm chỉ đạo và thực hiện chặt chẽ. Thông qua phân công, giáo dục bồi dưỡng đảng viên, giới thiệu đảng viên về giữ mối liên hệ với chi ủy nơi cư trú có tác dụng thiết thực trong việc chỉnh đốn đội ngũ đảng viên, giúp cho đảng viên phấn đấu rèn luyện, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu.
Trước điều chỉnh địa giới hành chính huyện, Đảng bộ huyện Kỳ Anh có tổng số .531 đảng viên (chiếm 4,74% dân số toàn huyện) [18,tr.1]. Sau điều chỉnh địa giới hành chính, có diện tích tự nhiên 76.161,7 ha, dân số 120.51 người; (tính đến tháng 12/2015), đảng bộ huyện Kỳ Anh có tổng số 5.372 đảng viên [44].
Tuy đã có tiến bộ nhất định, nhưng nhìn chung trình độ, năng lực của đội ngũ đảng viên của Đảng bộ huyện Kỳ Anh vẫn còn một số hạn chế. Việc tự nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn yếu. Một số đảng viên nhận thức về lý luận chính trị cịn hạn chế, khơng hồn thành nhiệm vụ, thiếu tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch cịn thấp; đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ ít được bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận và cập nhật kiến thức mới. Hầu như, các chi ủy viên và bí thư chi bộ chỉ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng sau đại hội chi bộ thường kỳ.