Các yếu tố tác động đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía bắc hiện nay (Trang 28 - 38)

đào tạo cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía Bắc hiện nay

2.1.1. Đặc điểm, tình hình các học viện quân đội khu vực phía Bắc hiện nay

2.1.1.1. Đặc điểm, tình hình của Học viện Kỹ thuật quân sự

Cơ sở đầu tiên đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự có trình độ đại học mang tên "Phân hiệu II Đại học Bách khoa" - Tiền thân của Học viện Kỹ thuật quân sự ngày nay. Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng long trọng tổ chức Lễ thành lập Phân Hiệu II Đại học Bách khoa đồng thời khai giảng đào tạo khoá 1 tại Thủ đô Hà Nội và đó chính là ngày truyền thống của Học viện. Ngày 18/6/1968, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên "Phân hiệu II Đại học Bách khoa" thành trường Đại học Kỹ thuật quân sự. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn mới, ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật quân sự.

Hiện nay, Học viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật bậc đại học, sau đại học cho quân đội, đồng thời đào tạo cán bộ kỹ thuật và chỉ huy tham mưu kỹ thuật giúp quân đội Lào và Campuchia, bao gồm 33 chuyên ngành kỹ sư quân sự, 7 chuyên ngành chỉ huy tham mưu kỹ thuật, 27 chuyên ngành thạc sĩ, 26 chuyên ngành tiến sĩ và 10 chuyên ngành đào tạo dân sự. Học viện còn có nhiệm vụ NCKH kỹ thuật quân sự, phục vụ an ninh - quốc phòng và kinh tế - xã hội; làm tham mưu, tư vấn cho Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về đào tạo cán bộ khoa học kỹ

thuật quân sự và nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ quân sự. Đội ngũ giáo viên của Học viện trên 80% có trình độ sau đại học, trong đó có trên 200 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học; trên 400 thạc sĩ; 67 Giáo sư, Phó giáo sư; 26 Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. Hằng năm đối với học viên đào tạo cấp phân đội trình độ đại học Học viện được giao khoảng 500 chỉ tiêu tuyển sinh.

Về tổ chức Đảng trong Đảng bộ Học viện gồm: 22 đảng bộ cơ sở khối các cơ quan, các tiểu đoàn quản lý học viên, 04 đảng bộ bộ phận khối các hệ học viên, 18 chi bộ cơ sở và 127 chi bộ trực thuộc cơ sở, với hơn 3000 đảng viên. Trong những năm gần đây thực hiện các nghị quyết của Trung ương, của Quân ủy Trung ương và Tổng cục chính trị, công tác đảng, công tác chính trị trong Đảng bộ Học viện được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện đã nắm chắc và dự báo đúng về nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội trong tình hình mới.

2.1.1.2. Đặc điểm, tình hình Học viện Quân y

Học viện Quân y được thành lập ngày 10/3/1949 tại thôn Tuẩn Lũng, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, tiền thân là Trường Quân y sỹ Việt Nam, qua quá trình phát triển, trường Quân y sỹ Việt Nam chuyển thành Trường Sỹ quan Quân y (7/1957), Viện Nghiên cứu Y học Quân sự (3/1962) rồi phát triển lên thành Trường Đại học Quân y (8/1966). Ngày 16/12/1981, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ mới của sự nghiệp đào tạo cán bộ quân y và sự trưởng thành của nhà trường, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển thành Trường Đại học Quân y thành Học viện Quân y nằm trong hệ thống các học viện, nhà trường trong Quân độ trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Là Học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, dưới sự điều hành của Ban Giám đốc, Học viện có hệ thống cơ quan gồm 11 Phòng, Ban chức năng các mặt công tác: Chính trị, Văn phòng, Hậu cần, Đào tạo Đại học và Sau đại hoc,

nghiên cứu và quản lý khoa học công nghệ và môi trường, thông tin thư viện; đảm bảo vật chất và tài chính.

Học viện có 05 đơn vị quản lý Học viên: Hệ Sau đại học, Hệ Đại học, Hệ Quốc tế, Hệ quản lý học viên dân sự và Trường Trung học Quân y I. Dưới cấp hệ là các tiểu đoàn, đại đội quản lý học viên theo phân cấp của Quân đội. Học viện có hai bệnh viện thực hành: bệnh viện 103 và Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu trác với đầy đủ các bộ môn, khoa chuyên ngành, một số chuyên ngành tuyến cuối của Quân đội và của ngành y tế, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, điều trị thương bệnh binh và nhân dân trong cả nước. Có 06 trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, 07 Bộ môn y học cơ sở, 04 bộ môn y học quân sự; 33 bộ môn y học lâm sàng; 10 Bộ môn: Khoa học cơ bản, Khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ và thể dục thể thao.

Học viện Quân y có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đông đảo, phát triển cả về số lượng và chất lượng, có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức cách mạng vững vàng. Hiện nay có 08 Giáo sự, 50 Phó Giáo sư, 114 Tiến sỹ, 190 Thạc sỹ đang công tác, nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ là chuyên gia đầu ngành và chuyên viên kỹ thuật có uy tín trong quân đội và ngành y tế.

Học viện có những nhiệm vụ cơ bản là: Đào tạo cán bộ, nhân viên y tế của quân đội và của ngành y tế Việt Nam, cho quân đội bạn Lào và Campuchia; Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ y học, nhất là y học Quân sự; Cấp cứu, điều trị cứu thương, bệnh binh trong toàn quân và nhân dân trong cả nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân. Hằng năm, Học viện tiêu tuyển sinh học viên đào tạo cấp phân đội khoảng 200 chỉ tiêu.

Hệ thống tổ chức đảng của Học viện Quân y gắn với hệ thống biên chế tổ chức của đơn vị. Bao gồm 01 đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở; 09 đảng bộ cơ sở trong đó: 01 tổ chức cơ sở đảng ba cấp; 08 tổ chức cơ sở đảng hai cấp; 32 chi bộ cơ sở trực thuộc Học viện. Đảng ủy Học viện là đảng ủy cấp trên trực

tiếp cơ sở gồm có 13 ủy viên, trong đó thường vụ đảng ủy có 03 ủy viên. Số lượng đảng viên thường xuyên có sự biến động theo kế hoạch tuyển sinh. Số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt trong Đảng bộ khoảng từ 4000 đồng chí. Tuyệt đại bộ phận đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác tốt, phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, cả về nhận thức và hành động, luôn luôn đoàn kết, nhất trí cao, tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo khắc phục khó khăn vương lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.1.1.3. Đặc điểm, tình hình Học viện Khoa học quân sự

Học viện Khoa học quân sự nằm trong hệ thống các trường đại học của Nhà nước, chịu sự quản lý đào tạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng cục II và Cục Nhà trường - Bộ Tổng tham mưu. Ngày 10 tháng 6 năm 1957 là ngày truyền thống của Học viện. Từ khi thành lập đến năm 1989, Học viện được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Ngành, Trinh sát kỹ thuật vô tuyến điện và ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Thái, tiếng Khmer. Ngày 21 tháng 6 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 423/TTg về đổi tên Trường Đại học Ngoại ngữ Quân sự thành Học viện Khoa học quân sự và giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho Học viện.

Học viện Khoa học quân sự có chức năng: Đào tạo, bồi dưỡng các ngành và chuyên ngành được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; tổ chức NCKH Tình báo và khoa học Giáo dục phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ.

Một trong những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu của Học viện là đào tạo sĩ quan ngoại ngữ bậc đại học cấp phân đội chuyên ngành tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp, trinh sát kỹ thuật. Tuyển sinh đối với học viên đào tạo cấp phân đội của Học viện khoảng 150 chỉ tiêu.

Biên chế tổ chức của Học viện Khoa học quân sự theo mô hình của một nhà trường trong Quân đội và nằm trong hệ thống các trường đại học của

quốc gia, bao gồm: Ban Giám đốc Học viện, 04 Phòng, 03 Ban chức năng, 18 Khoa giáo viên, 07 Hệ quản lý học viên.

Đảng bộ Học viện Khoa học quân sự được thành lập theo quy định của Điều lệ Đảng, quyết định của Ban Bí thư, chỉ thị của Quân ủy Trung ương và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị. Đảng bộ Học viện Khoa học quân sự là tổ chức đảng cấp trên cơ sở, trực thuộc Đảng bộ Tổng cục II. Tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Học viện được thành lập ở 33 cơ quan, đơn vị, khoa giáo viên trực thuộc gồm 06 đảng bộ và 27 chi bộ cơ sở. Nhiệm vụ chính trị trung tâm của Đảng ủy Học viện Khoa học quân sự là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, NCKH, xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.

2.1.2. Các nhân tố khách quan

Một là, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động và đặt ra những yêu cầu đối với công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong các học viện quân đội.

Đại hội lần thứ XII của Đảng nhận định: “Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn” [8; 70]. Tuy nhiên, “những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới” [8; 71].

Cùng với đó, cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ với những thành tựu kỳ diệu tạo nên sự chuyển biến sâu sắc, tác động to lớn tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi mỗi nước và toàn thế giới. Quá trình hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… có tác động vô cùng lớn tới mọi người mà trước hết là thế hệ

trẻ, trong đó có học viên quân sự. Do đặc tính của tuổi trẻ, có trình độ học vấn tương đối cao, ham hiểu biết, dễ tiếp nhận cái mới, nên thanh niên là lực lượng nhanh chóng nhất chịu sự tác động của quá trình đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế trong xu thế hội nhập. Tác động tích cực của nó tới thế hệ trẻ trong quân đội là họ có điều kiện để hiểu biết sâu rộng hơn các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của thế giới; quan tâm hơn đến các vấn đề đặt ra trong xã hội hiện đại; dễ dàng tiếp thu các kiến thức khoa học - công nghệ tiên tiến và vận dụng nó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; phát triển các nhu cầu đa dạng, lối sống và phong cách làm việc thiết thực, hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình tham gia ngày càng sâu rộng vào các quan hệ quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chất lượng giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Bởi vì, các thế lực đế quốc đang lợi dụng toàn xu thế hội nhập quốc tế để truyền bá các giá trị tư sản, áp đặt sự thống thị kiểu mới của CNTB đối với các dân tộc. Đặc biệt, các thế lực thù địch, lợi dụng ưu thế về công nghệ thông tin ra sức tuyên truyền các quan điểm sai trái về thế giới quan và nhân sinh quan, tạo nên thái độ thờ ơ chính trị, phai nhạt lý tưởng, lệch chuẩn giá trị, coi thường và chà đạp lên truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhằm tạo nên sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống , "tự diễn biến" “tự chuyển hóa”, từ đó thủ tiêu thành quả cách mạng của nhân dân ta.

Hai là, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trong nước tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm yêu nước của học viên trong các học viện quân đội.

Công cuộc hơn 30 năm đổi mới đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đại hội lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [8; 73]. Nền kinh tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiền lực được nâng lên; an sinh xã hội cơ bản được

bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả… Những kết quả đó đã có tác động rất tích cực đến nhận thức, tư tưởng, niềm tin, tình cảm yêu nước của học viên trong các học viện quân đội.

Tuy nhiên, tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường gây ra nhiều hạn chế, khó khăn, khuyết điểm, yếu kém: phân hóa giàu - nghèo; chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo còn chồng chéo, chưa đồng bộ; lối sống thực dụng, ích kỷ; suy giảm, xuống cấp về văn hóa, đạo đức, lối sống… Tất cả những vấn đề đó đã và đang tác động rất lớn đến tình cảm yêu nước, niềm tin vào Đảng, vào cách mạng Việt Nam của học viên trong các học viện quân đội hiện nay.

Ba là, tác động của những âm mưu, thủ đoạn do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu phá hoại, làm suy yếu để lật đổ chế độ XHCN. Trong "diễn biến hòa bình" về chính trị - tư tưởng, chúng tìm cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động khuynh hướng ly khai, tư tưởng dân tộc cực đoan của một số phần tử quá khích ở một số tộc người, khơi dậy một số vấn đề do lịch sử để lại để gây nên mâu thuẫn, xung đột dân tộc, lấy cớ can thiệp và phá hoại sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta.

Đối với quân đội ta thì âm mưu, thủ đoạn của "diễn biến hòa bình" vẫn là nhằm "phi chính trị hoá", xoá bỏ hoặc làm vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội; làm mất bản chất giai cấp công nhân, gây mơ hồ chính trị và phai nhạt lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH của quân đội ta. Những tác động của "diễn biến hòa bình" đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động của học viên là vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải góp phần làm cho học viên quân sự mãi mãi

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía bắc hiện nay (Trang 28 - 38)