Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía bắc hiện nay (Trang 47 - 49)

Từ thực tiễn công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong các học viện, nhà trường quân đội có thể rút ra một số kinh nghiệm cần được tiếp tục phát huy nhằm tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội trước tình hình mới:

Một là, quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ chính trị của quân đội trong tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong các học viện quân đội. Thực tế cho thấy, thành công của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong các học viện, nhà trường quân đội những năm qua bắt nguồn từ việc lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã tích cực, chủ động quán triệt sâu sắc, toàn diện, có trọng tâm đường lối, quan điểm của Đảng, nhiệm vụ chính trị của quân đội, học viện và đơn vị.

Hai là, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các cấp trong tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

Kinh nghiệm này chỉ ra rằng, để tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên, vấn đề quan trọng trước tiên là phải nâng cao nhận thức

cho các tổ chức, các lực lượng, nhất là cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị về vị trí, vai trò của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Vì vậy, cùng với việc thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cần phải tăng cường trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện, thống nhất cao giữa nhận thức và hành động; lấy mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ và kết quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước làm thước đo đánh giá nhận thức và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cán bộ.

Ba là, thường xuyên coi trọng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

Đây là kinh nghiệm quan trọng trực tiếp tác động đến chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Vận dụng kinh nghiệm này đòi hỏi cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước thực sự có bản lĩnh chính trị, mẫu mực về đạo đức, lối sống, nhạy bén, sắc sảo về tư duy, vững vàng về đường lối, quan điểm, hiểu biết sâu sắc, nắm vững kẻ thù, đối tượng tác chiến, có năng lực giáo dục thuyết phục và tận tâm với nghề nghiệp.

Bốn là, kết hợp sử dụng có hiệu quả các hình thức, phương pháp, phương tiện trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước là tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học viên để tạo nên sự chuyển biến tích cực của hành động yêu nước. Vì vậy, chất lượng giáo dục được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhiều cách và nhiều phương thức tác động. Ngày nay, trong điều kiện thời bình, với ưu thế của khoa học - công nghệ hiện đại, việc kết hợp sử dụng các hình thức, phương pháp, phương tiện trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước lại càng cần thiết hơn và ngày càng có khả năng thực hiện tốt hơn.

Chương 3

MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CẤP PHÂN ĐỘI TRONG CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA BẮC

HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía bắc hiện nay (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)