Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân độ

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía bắc hiện nay (Trang 38 - 47)

cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía Bắc hiện nay

2.2.1. Ưu điểm

Về nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước, cần thống nhất nhận thức rằng giáo dục chủ nghĩa yêu nước vừa là nội dung của công tác chính trị - tư tưởng

trong quân đội, đồng thời là một trong những mục tiêu cơ bản, chủ yếu của công tác tư tưởng. Do vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước có thể là một nội dung mang tính độc lập, cũng có thể được thực hiện thông qua các nội dung khác trong hệ thống chương trình, nội dung tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường quân đội. Những năm qua, giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong quân đội được thực hiện với nhiều nội dung nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; về chủ nghĩa xã hội; tự hào về truyền thống dân tộc, cách mạng và quân đội; nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù… Các nội dung trên đã góp phần nâng cao nhận thức cho học viên về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, vun đắp tình yêu quê hương đất nước, nâng cao lòng tự hào về Đảng, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm bảo vệ Đảng, lòng quý trọng và tinh thần bảo vệ dân, bảo vệ Nhà nước, có tình cảm thiết tha với chế độ XHCN. Đồng thời, thông qua các nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước đã làm chuyển hoá tinh thần yêu nước trong mọi học viên từ trạng thái tâm lý, tình cảm trở thành bản lĩnh chính trị và mang tính tự nguyện tự giác, với ý chí sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và CNXH, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới. Qua khảo sát, đại đa số học viên được hỏi ý kiến đều có nhận thức tốt về những nội dung của chủ nghĩa yêu nước (từ 50.0% đến 72.7%)

Về hình thức giáo dục, các hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước thường được sử dụng chủ yếu trong các học viện, nhà trường quân đội là: học tập theo chương trình đào tạo; học tập các chuyên đề chính trị - pháp luật tại đơn vị; thông báo chính trị tuần, tháng; sinh hoạt quán triệt nhiệm vụ; thi tìm hiểu truyền thống; nghe kể chuyện truyền thống; tọa đàm, trao đổi; tham quan di tích lịch sử, văn hoá; sinh hoạt văn hoá - văn nghệ và thông qua các hoạt động dân vận, tình nguyện hè…

Kết quả điều tra bằng phiếu cho thấy mức độ sử dụng các hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước của các học viện, nhà trường như sau:

Hình thức Tỷ lệ % trên tổng số ý kiến trả lời

- Học tập theo chương trình đào tạo 84.0 - Học tập các chuyên đề chính trị - pháp luật 72.7

- Thông báo chính trị 65.3

- Sinh hoạt đơn vị 73.0

- Tham quan di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng… 48.7

- Thi tìm hiểu, kể chuyện, tọa đàm 47.3

- Các hoạt động dân vận, tình nguyện hè…. 56.0 - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng 66.7

Từ kết quả điều tra bằng phiếu và kết hợp với các hình thức khảo sát khác cho thấy, hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước là đa dạng, mức độ vận dụng các hình thức giáo dục không ngang bằng nhau.

Trong các hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước, học tập theo chương trình đào tạo, học tập các chuyên đề chính trị - pháp luật tại đơn vị, thông báo chính trị tuần, tháng, sinh hoạt quán triệt nhiệm vụ là các hình thức mang tính phổ biến, chủ yếu. Ngoài ra, một số hình thức giáo dục thường xuyên được các đơn vị sử dụng nhiều, có nề nếp và có hiệu quả là sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến, truyền thanh nội bộ...

Về phương pháp giáo dục, việc xác định phương pháp dạy học là nhân tố có vai trò quyết định việc hình thành và phát triển phương pháp tư duy, chất lượng lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Trong những năm qua, quán triệt Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Quyết định số 2523/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về “Chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011-

2020”, Quyết định số 2677/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”, các học viện, nhà trường quân đội đã tích cực đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là trong giảng dạy các môn học khoa học xã hội nhân văn. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả học tập, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong quá trình tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện của học viên đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Về phương tiện giáo dục, với lợi thế hệ thống cơ sở vật chất giảng đường, thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy, học tập, những năm qua, phương tiện giáo dục trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước tại các học viện, nhà trường quân đội được đảm bảo tương đối đầy đủ. Các phương tiện giáo dục được đầu tư đa dạng, hiện đại hơn. Đội ngũ giảng viên cũng tích cực khai thác, sử dụng các phương tiện giáo dục (hơn 90% số giáo viên được khảo sát) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy. Cùng với các phương tiện giáo dục hiện đại, các hiện vật lịch sử, các chứng nhân lịch sử và các mô hình thực tiễn… cũng được kết hợp sử dụng tương đối hiệu quả. Đồng thời với đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được trang bị cho các đơn vị phục vụ công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cũng được quan tâm đúng mức với đầy đủ hệ thống hội trường, phòng học, phòng Hồ Chí Minh, tủ sách pháp luật…

Những kết quả đạt được đó đã có tác động rất lớn đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của học viên:

Về nhận thức, thông qua giáo dục đại đa số học viên nhận thức rõ ràng về CNXH, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và trách nhiệm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Qua điều tra có 65.3% học viên có nhận thức tốt về CNXH, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH và 72.7% về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

Học viên luôn xác định đúng kẻ thù, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng đặc biệt là chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ “Phi chính trị hoá” quân đội của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Kết quả điều tra chỉ rõ có 75,3% học viên nhận thức tốt về đối tượng tác chiến, bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Về thái độ yêu nước, học viên xác định rõ động cơ, mục tiêu học tập, rèn luyện (79.3%) và sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao (72.7%).

Hành động yêu nước của học viên được thể hiện qua việc tích cực học tập, NCKH, thi Olympic (70.7%); tích cực tham gia các hoạt động phong trào (77.3%); tích cực đấu tranh âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù (83.3%); chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, kỷ luật của quân đội, nhà trường (88.0%).

Kết quả giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên được biểu hiện trong học tập - rèn luyện, công tác và tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Qua điều tra cũng như theo báo cáo tổng kết năm học của một số học viện từ năm 2014 trở lại đây cho thấy:

Kết quả các khóa học viên tốt nghiệp đạt khá, giỏi trên 80%, tỷ lệ kết nạp đảng từ 94% trở lên (phụ lục 3);

Kết quả rèn luyện kỷ luật của học viên: tỷ lệ học viên rèn luyện đạt Tốt hằng năm trên 92% (phụ lục 4);

Tham gia NCKH, thi Olympic đạt nhiều kết quả tốt (Phụ lục 5). 2.2.2. Nguyên nhân ưu điểm

Một là, thành tựu đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiến hành công tác tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong các học viện, nhà trường quân đội.

Những thành tựu hơn 30 năm đổi mới đất nước, hơn 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của quân đội và truyền thống tốt đẹp của các học viện, nhà trường quân đội đã góp phần củng cố niềm tin của học viên vào sự nghiệp

đổi mới đất nước, sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng quân đội, động viên học viên nỗ lực học tập, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các học viện, nhà trường quân đội đã tiên phong nhanh chóng áp dụng vào tăng cường giáo dục chủ nghĩa yêu nước, góp phần định hướng thông tin nhanh hơn, phương thức tiến hành linh hoạt, phong phú, đa dạng hơn.

Hai là, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong các học viện, nhà trường quân đội luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ.

Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết Trung ương (khóa XII), Nghị quyết Đại hội đảng bộ Quân đội lần thứ X, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đổi mới tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Các học viện, nhà trường đã có nhiều đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; gắn lý luận với thực tiễn, hướng dẫn học viên nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước tại đơn vị.

Ba là, cấp ủy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các đơn vị quản lý học viên đã chủ động, tích cực trong chỉ đạo, tham mưu, đề xuất và tham gia thực hiện công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên.

Cấp ủy các cấp đã có nhiều biện pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong đơn vị. Nghị quyết lãnh đạo chuyên đề và thường kỳ của cấp ủy các cấp đã coi trọng đánh giá thực trạng công tác tư tưởng nói chung và công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước nói riêng; xác định nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết khâu yếu, mặt yếu trong công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước.

Các cơ quan chức năng, nòng cốt là cơ quan chính trị, cán bộ chính trị và đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp đã có chuyển biến về nhận thức, đa số phát

huy tốt vai trò, chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và trực tiếp xây dựng, triển khai kế hoạch, hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả thiết thực.

Bốn là, cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo cho công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước ngày càng được trang bị đầy đủ.

Các học viện quân đội đã tích cực đầu tư hiện đại hóa hệ thống giảng đường, hội trường phục vụ giảng dạy, học tập. Đồng thời, đảm bảo hệ thống trang thiết bị phục vụ thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị nói chung, công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước nói riêng tại các đơn vị quản lý học viên tương đối đầy đủ tạo không gian văn hóa sinh hoạt lành mạnh, nâng cao nhu cầu tinh thần cho học viên.

2.2.3. Hạn chế

Bên cạnh kết quả đã đạt được, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên các học viện quân đội khu vực phía Bắc hiện nay còn bộc lộ những hạn chế nhất định, tập trung ở một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước chưa được cụ thể trong các hoạt động giáo dục. Một số cán bộ, giáo viên chưa thấy được vị trí, vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước đối với quá trình xây dựng động cơ học tập, rèn luyện cho học viên.

Thứ hai, nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước chưa thành một chương trình mang tính hệ thống; chưa có nhiều chủ đề giáo dục chủ nghĩa yêu nước trực tiếp mà thường trùng lặp với các nội dung giáo dục khác như: giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật và các phẩm chất nhân cách khác. Nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước chưa cân đối, tập trung nhiều vào những vấn đề mang tính thời sự, chưa thật quan tâm thích đáng giáo dục truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc (chỉ 50% học viên được hỏi nhận thức được giá trị lịch sử,

truyền thống). Do đó, trình độ giác ngộ chủ nghĩa yêu nước trong học viên có lúc còn chưa sâu sắc, tính ổn định, bền vững chưa cao.

Thứ ba, phương pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên chủ yếu vẫn là thuyết trình (gần 95% tổng số ý kiến trả lời). Mặc dù đã tích cực đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực song nội dung này mới chỉ tập trung ở khối khoa giáo viên. Đối với các đơn vị quản lý học viên, nội dung đổi mới phương pháp giáo dục chưa có chuyển biến tích cực. Do vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước ở đơn vị còn nặng về "áp đặt" một chiều, chưa thực sự phát huy tính sáng tạo, tư duy và khơi nguồn tình cảm yêu nước vốn có trong mỗi học viên góp phần làm phong phú phương pháp giáo dục.

Thứ tư, một số hình thức giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên áp dụng chưa thường xuyên, chưa mang lại hiệu quả rõ rệt như: tham quan học tập truyền thống; tham quan bảo tàng và di tích lịch sử; các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện; các hoạt động dân vận, tình nguyện hè… Đồng thời, chưa thực sự phát huy vai trò của các địa phương, của gia đình trong phối hợp giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên.

2.2.4. Nguyên nhân hạn chế

Một là, mặt trái của hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường và những tiêu cực của xã hội, các tệ nạn tham ô, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên chậm được đẩy lùi đã tác động đến nhận thức của học viên.

Mặt trái của hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường làm gia tăng tác động của các khuynh hướng tư tưởng trái chiều tác động đến đời sống tư tưởng của học viên, tạo nên thái độ thờ ơ chính trị, phai nhạt lý tưởng, lệch chuẩn giá trị, tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng,… Đồng thời, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và xu hướng xét lại lịch sử tác động đến tư tưởng, niềm tin của học viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH của đất nước… đã tạo ra những khó

khăn mới trong giáo dục truyền thống, CNXH cũng như giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hai là, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn hóa.

Âm mưu xuyên suốt, lâu dài của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện được âm mưu đó, các thế lực thù địch đã thường xuyên tăng cường chống phá quyết liệt với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi. Đây là nguyên nhân tác động không nhỏ đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên quân sự.

Ba là, nhận thức của một số cấp ủy, chính trị viên, người chỉ huy các đơn vị quản lý học viên, giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước chưa đầy đủ, có thời điểm thiếu quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra.

Một số cấp ủy chưa quan tâm đúng mức đến quán triệt chỉ thị, nghị quyết các cấp, chậm định hướng tư tưởng cho học viên trước những vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho học viên đào tạo cấp phân đội trong các học viện quân đội khu vực phía bắc hiện nay (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)