3. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
3.1. Quá trình thực hiện tác phẩm:
3.1.3. Xây dựng kịch bản chi tiết
Khi đã có ý tưởng và đề cương sơ lược, tôi bắt tay vào xây dựng kịch bản chi tiết. Sản xuất tác phẩm phát thanh không chỉ chú ý sao cho gần gũi với thính giả, có âm thanh tiếng động hấp dẫn mà còn cần phải chú ý đến việc lựa chọn, tổ chức sắp xếp các thơng tin, phần mục theo trình tự thích hợp, tập
hợp những yếu tố quan trọng, giúp cho thính giả dễ dàng nắm bắt cốt lõi vấn đề. Mặt khác, thời lượng chương trình chỉ có 30 phút mà lại có khá nhiều chuyên mục. Chính bởi vậy, tơi ln chú trọng đặt khâu viết kịch bản lên hàng đầu, sao cho có thể chuyển tải những nội dung rõ ràng, ngắn gọn nhất mà vẫn hấp dẫn với thính giả.
Phần lời dẫn:
Tôi đã rất trăn trở bởi việc làm sao có lời dẫn mở đầu thật trẻ trung, nhưng phải liên quan tới chủ đề của chương trình. Đặc biệt, tơi đã chuẩn bị tới 2 lời dẫn vì thậm chí đến ngày thu chương trình vẫn chưa có quyết định sau đợt dịch Covid-19 giai đoạn 1 thì các trường đã cho sinh viên quay trở lại trường học tập hay chưa. Đến ngày nộp chương trình lên Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội thì Bộ Giáo dục và nhiều trường mới cơng bố quyết định này. Do đó, tơi đã xây dựng 2 kịch bản. Tơi nhận thấy việc triển khai lời dẫn mở đầu là rất quan trọng, vừa phải phù hợp với tình hình, lại phải thật gần gũi với thính giả. Từ đó mà gợi mở các phần tiếp theo trong chương trình dễ dàng hơn, giúp thính giả tiếp nhận thông tin một cách chủ động và nhiều hứng khởi hơn. Bên cạnh đó, sự tương tác của hai MC Tuấn Kỳ và MC Trang Linh rất trẻ trung, vui vẻ thì vấn đề cũng dần dần được mở ra.
Dẫn chứng:
Lời dẫn 1: Các trường cho học sinh sinh viên đi học trở lại:
MC1: MC1và MC2 xin chào các bạn thính giả thân yêu, bây giờ là
13h30 và các bạn đang đến với khung giờ của chương trình Sóng Trẻ, được phát sóng trên tần số FM 90 MHz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, chương trình sẽ được phát lại vào lúc 18h cùng ngày trên trang Fanpage của CLB Phát thanh Sóng trẻ tại địa chỉ fb.com/songtreradio.
MC2: MC1 ơi, vậy là ngày mai thì hầu hết sinh viên chúng ta sẽ được
quay trở lại trường lớp sau 1 kỳ nghỉ Tết siêu dài, chưa từng có rồi đúng không. Không biết là sắp được gặp lại thầy cơ, bạn bè thì MC1 đang cảm thấy như thế nào?
MC1: Thực sự bây giờ thì MC1 đang cảm thấy rất hào hứng, vì ở nhà
lâu nên mình rất nhớ các bạn và nhớ trường, nhớ lớp, và MC1 tin là các bạn sinh viên cũng đang có cùng tâm trạng, cảm xúc như MC1 lúc này.
MC2: Ừm… Mặc dù sinh viên thì đã sắp được đi học trở lại rồi nhưng
trước diễn biến phức tạp và khó lường của Covid-19, đặc biệt là một số nước giao thương với Việt Nam chúng ta như Hàn Quốc hay là Nhật Bản hiện đang có số lượng người nhiễm bệnh và người tử vong tăng lên khơng ngừng thì việc ln phải đề phịng, cảnh giác cũng như là mỗi người thì ln cần trang bị cho mình những kiến thức để đảm bảo an tồn cho mình và cộng đồng đúng không nào.
MC1: Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, các trường đã có cơng
tác ứng phó với dịch bệnh như thế nào thì trong chun mục “Diễn đàn Sóng trẻ” ngày hôm nay chúng ta sẽ bàn về chủ đề “Cơng tác ứng phó với dịch bệnh tại các giảng đường” với sự tham gia của 2 vị khách mời.
MC1: Chuyên mục “Quà tặng âm nhạc” tuần này sẽ là lời yêu thương
của một bạn thính giả gửi tặng tới người mà mình thích thầm cùng một bài hát ngọt ngào để thay lời muốn nói.
MC2: Chun mục “Lăng kính sinh viên” sẽ cùng các bạn gặp gỡ với
một nhóm bạn trẻ đã ở lại Hà Nội trong đợt dịch bệnh bùng phát vừa rồi để thực hiện cơng việc tình nguyện của mình.
MC1: Nhưng trước tiên, xin mời các bạn cập nhật những thông tin giới
trẻ trong tuần vừa qua qua chuyên mục: Bản tin Sóng trẻ.
Lời dẫn 2: Các trường vẫn tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ học phòng dịch Covid-19:
MC1: MC1và MC2 xin chào các bạn thính giả thân yêu, bây giờ là
13h30 và các bạn đang đến với khung giờ của chương trình Sóng Trẻ, được phát sóng trên tần số FM 90 MHz của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, chương trình sẽ được phát lại vào lúc 18h cùng ngày trên trang Fanpage của
MC2: MC1 ơi, vậy là sinh viên chúng ta thì đã được nghỉ hết 1 tháng
để phòng chống dịch Covid-19 rồi. Kỳ nghỉ Tết năm nay cơng nhận là dài, dài chưa từng có ln. Không biết là lâu không gặp thầy cô, bạn bè thì MC1 đang cảm thấy như thế nào?
MC1: Thực sự là nghỉ Tết dài như vậy thế nên là MC1 đang cảm thấy
rất nhớ các bạn của mình, nhớ trường, nhớ lớp lắm rồi, không biết bao giờ mới lại được quay trở lại trường nữa và MC1 tin là nhiều bạn sinh viên cũng đang có cùng tâm trạng, cảm xúc giống như MC1 lúc này.
MC2: Ừm… Quả thực là trước diễn biến phức tạp và khó lường của
Covid-19, đặc biệt là một số nước giao thương với Việt Nam chúng ta như Hàn Quốc hay là Nhật Bản hiện đang có số lượng người nhiễm bệnh và người tử vong tăng lên khơng ngừng thì việc ln phải đề phòng, cảnh giác cũng như là mỗi người thì ln cần trang bị cho mình những kiến thức để đảm bảo an tồn cho mình và cộng đồng đúng khơng nào.
MC1: Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, các trường đã có cơng
tác ứng phó với dịch bệnh như thế nào thì trong chuyên mục “Diễn đàn Sóng trẻ” ngày hơm nay chúng ta sẽ bàn về chủ đề “Công tác ứng phó với dịch bệnh tại các giảng đường” với sự tham gia của 2 vị khách mời.
MC1: Chuyên mục “Quà tặng âm nhạc” tuần này sẽ là lời yêu thương
của một bạn thính giả gửi tặng tới người mà mình thích thầm cùng một bài hát ngọt ngào để thay lời muốn nói.
MC2: Chuyên mục “Lăng kính sinh viên” sẽ cùng các bạn gặp gỡ với
một nhóm bạn trẻ đã ở lại Hà Nội trong đợt dịch bệnh bùng phát vừa rồi để thực hiện cơng việc tình nguyện của mình.
MC1: Nhưng trước tiên, xin mời các bạn cập nhật những thông tin giới
trẻ trong tuần vừa qua qua chuyên mục: Bản tin Sóng trẻ
Chuyên mục Bản tin Sóng trẻ:
Đây là chuyên mục đầu tiên trong chương trình nhưng lại được thực hiện cuối cùng vì tơi muốn chọn những thông tin nổi bật diễn ra gần ngày
phát sóng chương trình để bản tin mang tính thời sự. Bản tin gồm 5 tin, trong đó có 2 tin có âm thanh gốc.
Trong thời điểm dịch Covid-19 mới bùng phát tại Việt Nam, cơng tác phịng chống dịch cũng được Đảng và Nhà nước thực hiện rất nghiêm ngặt, ta có thể thấy một trong số những minh chứng đó là việc cho tồn bộ học sinh, sinh viên nghỉ học kéo dài. Đây là việc chưa từng có trong tiền lệ. Khơng chỉ vậy, các sự kiện, chương trình, các hoạt động văn hóa văn nghệ cũng bị hạn chế tổ chức rất nhiều. Do đó, việc tìm kiếm sự kiện trong thời gian này gặp khá nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, để tìm được các tin theo đúng yêu cầu, mục đích của chương trình, tơi đã tìm hiểu qua lời giới thiệu từ bạn bè, qua các trang web của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, các trang báo điện tử như báo Sinh viên Việt Nam, website của Thành đoàn Hà Nội, các trang mạng xã hội như http://facebook.com, http://sukienhay.com... Trong những tin tức diễn
ra đúng thời gian tìm kiếm, tơi lại chọn lọc các tin phù hợp nhất với chương trình, ưu tiên các tin sẽ diễn ra sắp tới, sau đó tơi đã lựa chọn được 2 tin có âm thanh gốc đó là:
- Chương trình “Ngày hội Hiến máu nhân đạo” với trả lời phỏng vấn từ bạn Nguyễn Thị Mai – Thành viên Ban tổ chức.
- Ngày hội Thông tin 2020: “Việt Nam vươn ra thế giới” với trả lời phỏng vấn từ bạn Nguyễn Thị Cẩm Giang – sinh viên Học viên Thanh thiếu niên.
Chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ:
Qua q trình tham khảo các chương trình tọa đàm hay phỏng vấn, các phóng sự liên quan tới Cơng tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19, nhất là các chương trình hướng đến đối tượng người trẻ, tơi đã học tập, lĩnh hội, từ đó định hướng được cách đặt hỏi sao cho thật linh hoạt cùng với đó là việc sắp xếp các câu hỏi sao cho thật logic, xen kẽ các phần trả lời của khách mời.
Cùng với đó là việc được sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thu, đã gọt giũa câu từ cũng như góp ý cho tác giả những câu hỏi mang tính tương tác hơn.
Trong q trình tương tác với các vị khách mời, tơi dựa trên nội dung của Voxpop (chùm băng phỏng vấn ý kiến của mọi người về vấn đề: suy nghĩ của các bạn sinh viên khi kỳ nghỉ dịch kéo dài). Như lúc đầu tơi có bày tỏ, lúc này các bạn sinh viên hầu như đều ở nhà phòng chống dịch, đường phố Hà Nội thì rất vắng nên tơi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và xin ý kiến từ những người trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Tơi có đến hồ Hoàn Kiếm và các điểm xe bus là nơi tập trung đông các bạn sinh viên hơn những nơi khác để tìm hiểu vấn đề của mình và nhận được tương đối nhiều những câu trả lời khác nhau.
Bằng các mối quan hệ của mình, tơi đã triển khai bài phản ánh với cái nhìn đa chiều. Tơi đã có cơ hội được lắng nghe những chia sẻ của bạn Đặng Thị Bích Thủy - sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân được trực tiếp học trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên vì bạn đang ở quê nên tôi đã phỏng vấn online bạn Thủy.
Ban đầu, phương pháp học tập online chưa được nhiều trường áp dụng, theo tơi tìm hiểu thì chỉ có một số trường áp dụng hình thức học tập trực tuyến này như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa, Đại học Mở, Đại học Thương mại, Học viện Tài chính,… Vì vậy, ngồi việc phỏng vấn 1 bạn sinh viên được trực tiếp học tập dưới hình thức này, thì tơi cũng gặp khó khăn trong việc tìm 1 giảng viên của trường đại học có áp dụng hình thức học tập trực tuyến trong giai đoạn đầu của dịch Covid -19 để phỏng vấn. Việc xin contact và hẹn các thầy cơ cũng khó khăn tương tự như việc tìm khách mời tọa đàm mà tơi có chia sẻ ở đầu (thầy cơ đều bận hoặc có những lý do riêng, khơng muốn xuất hiện trên báo đài,…) Vì vậy, tơi đã trực tiếp đến các trường. Ban đầu, tơi tìm đến với Đại học Mở, tiếc là lại đến đúng vào ngày thứ 7, trường chỉ trực từ thứ 2 đến thứ 6 nên tôi đành ngậm ngùi ra về. Đến ngày thứ 2, tơi có cơng việc riêng đi qua trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Lúc này trường rất vắng vì sinh viên đều đang nghỉ dịch và nhà trường tổ chức học online cho sinh viên tại nhà. Vào trong trường, tôi gặp 1 cô giảng viên của
trường và ngỏ lời xin ý kiến, quan điểm của cô về việc dạy học online trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên cô đã từ chối khéo và giới thiệu cho tôi thầy Lê Việt Thủy – Giám đốc Trung tâm ứng dụng Công nghệ Thông tin của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Vì cuộc phỏng vấn bất ngờ và chưa được đặt lịch trước nên tôi phải đợi khá lâu mới có thể phỏng vấn được thầy. Đây cũng là những trải nghiệm khó qn để tơi tích lũy cho mình được những kỹ năng làm nghề.
Thêm vào đó, tơi muốn phỏng vấn xem quan điểm của các bạn sinh viên học tại các trường không dạy học online mà sắp xếp học bù vào hè hoặc cuối tuần, để xem các bạn có những mong muốn hay bày tỏ ý kiến như thế nào. Và may thay tôi đã phỏng vấn luôn được một bạn sinh viên rất nhanh nhẹn và tự tin của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ngồi ra, ở cuối chun mục, tơi cũng phỏng vấn thêm ý kến của bác sĩ Trần Thị Phương Anh – Nguyên Bác sĩ của Bệnh viện Tai Mũi Họng TW về các biện pháp phòng dịch Covid-19 và những lưu ý đặc biệt trong môi trường giảng đường rất đông học sinh, sinh viên.
(Bác sĩ Trần Thị Phương Anh – Nguyên Bác sĩ của Bệnh viện Tai Mũi Họng TW. Ảnh: Hoàng Thị Huyền)
Trong quá trình thực hiện Diễn đàn Sóng trẻ, tơi ln cố gắng sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý nhưng đồng thời cũng linh động để bạn MC Trang Linh đặt câu hỏi chứ không bám y nguyên vào những câu hỏi đã dự trù sẵn. Vì vừa là người viết kịch bản, vừa theo dõi các bạn MC dẫn nên tơi có thể nắm bắt được rõ mục đích cuối cùng của tọa đàm đó là gì, từ đó, hướng các bạn MC đặt câu hỏi sao cho đi đúng hướng với mục đích của chương trình. Tơi cho rằng, cần phải rút ra được thông điệp qua diễn đàn, bởi vậy tơi đã cố gắng hết mình để thực hiện Diễn đàn Sóng trẻ.
Chuyên mục Quà tặng âm nhạc
Có thể nói chuyên mục này là chuyên mục thư giãn cho thính giả sau khoảng thời gian gần nửa chương trình, và cũng là chun mục tơi thích nhất vì được làm cầu nối giúp các quý vị thính giả lắng nghe những lời tâm sự, những lời nhắn của thính giả gửi về chương trình, đặc biệt là ca khúc đi kèm.
Với chương trình lần này, tơi lựa chọn lời nhắn từ một bạn thính giả có tài khoản Facebook là Hoàng Phương với ca khúc “Anh nhà ở đâu thế?” của nhạc sĩ Ly Ly, do ca sĩ Amee và B Ray thể hiện.
Chuyên mục Lăng kính sinh viên:
Với chun mục này, khi tìm hiểu các mặt mà Covid-19 tác động, tôi được biết quỹ máu quốc gia đang bị cạn kiệt một cách nghiêm trọng. Và tôi đã biết tới nhóm các bạn trẻ tuy được nghỉ học phòng dịch nhưng đã tình nguyện ở lại Hà Nội để đăng ký làm tình nguyện viên cho các chương trình vận động hiến máu. Điều đó làm tơi thực sự xúc động và thôi thúc tôi viết về những bạn trẻ này. Trong quá trình tìm hiểu, tơi được biết tới nhóm các bạn sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tham gia rất nhiều chương trình vận động hiến máu, trong đó có chương trình Xuân Hồng 2020 – chương trình vận động hiến máu lớn nhất diễn ra hàng năm. Và tôi đã xin contact liên hệ với các bạn, hẹn gặp để phỏng vấn, lắng nghe những chia sẻ từ các bạn.
Tôi đã trực tiếp được tham gia thu thập tiếng động hiện trường, được trải nghiệm phong cách làm việc chuyên nghiệp cùng các bạn trẻ, những người mang trong mình sự nhiệt huyết và tình yêu thương lớn lao.
Với sự xúc động dâng trào và mong muốn kêu gọi mọi người “chống dịch nhưng đừng quên hiến máu” tôi đã viết bài phóng sự: “Tiếp sức” cho Lễ
hội Hiến máu Xn Hồng 2020, nhóm bạn trẻ tình nguyện ở lại Hà Nội mùa dịch Covid-19.”
(Phỏng vấn bạn Đặng Thái Sơn – sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia làm tình nguyện viên trong chương trình Hiến máu Xn Hồng 2020.
Ảnh: Hồng Thị Huyền)