Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng các video báo mạng điện tử trên
39
1.3.1. Cách dẫn thông tin
Các tác phẩm báo chí là tiếng nói của nhà báo, tường thuật lại các vấn đề, sự kiện, nêu lên quan điểm của nhà báo về các vấn đề, sự kiện đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Video báo chí trên Facebook là sự tổng hịa giữa video truyền hình và báo mạng điện tử. Do đó, lời dẫn dắt trong các video đăng mạng xã hội này cũng có một số khác biệt.
• Video sử dụng text
Video sử dụng chữ viết để dẫn dắt, hay ta gọi ngắn là text video, là một dạng video mới mẻ, ra đời trên nền tảng Internet.
Text video là một dạng video bao gồm hình ảnh và chữ viết. Dạng video này cũng giống như một tin hay phóng sự truyền hình. Tuy nhiên thay vì sử dụng lời bình của biên tập viên để diễn giải sự việc, text video sử dụng chữ viết.
Chữ viết trong text video thường to để người xem dễ theo dõi, do đó dung lượng chữ khơng nhiều. Điều này địi hỏi nội dung trong các video dạng này phải thật ngắn gọn, cô đúc, nhưng vẫn phải đầy đủ thông tin.
Dạng video này đuợc cộng đồng truyền thông Việt Nam gọi là mutext. Tên gọi này là sự kết hợp giữ hai từ: mute (câm, tắt tiếng) và text (chữ viết). Đúng như tên gọi, đây là loại video mà người xem có thể theo dõi mà khơng cần bật tiếng. Facebook có tính năng tự động bật video khi người dùng lướt qua, tuy nhiên các video này thường được tắt tiếng và chỉ bật khi người dùng muốn bật. Do đó text video là dạng video hết sức phù hợp cho nền tảng này, khi mà người xem có thể nắm tồn bộ thơng tin của video mà không cần bật tiếng. Nhiều khi, người dùng chỉ đang lướt Facebook qua một video mà lại bị nội dung của video ấy lơi cuốn và
40 xem hết tồn bộ video mặc dù ban đầu khơng hề có chủ đích tiếp cận thơng tin này.
Text video có thể dùng cho video tin tức, phản ánh hoặc phóng sự, thậm chí có thể được dùng cho các bài phân tích hay bình luận.
Một tin sử dụng text của VnExpress
Theo báo cáo của Facebook, 85% các video trên trang này được xem trong trạng thái tắt âm thanh. Mặc khác, báo cáo này cũng cho biết, một người quyết định có xem một video trên Facebook hay khơng trong 3 giây đầu tiên của video. Vì vậy, để thu hút được nhiều người, video phải hấp dẫn từ 3 giây đầu tiên, trong trạng thái khơng có âm thanh.
Cách tốt nhất để truyền đạt nhiều thơng tin nhất có thể trong 3 giây chính là qua chữ viết (text). Theo báo cáo của Reuters về “Tương lai của video tin tức”, 71% các video báo chí có lượng người xem lớn nhất sử dụng text để thể hiện thơng tin.
41 • Sử dụng lời nói để dẫn dắt
Sử dụng lời nói làm phương tiện truyền tải thơng tin là cách thức thể hiện đặc trưng của truyền hình.
Tuy nhiên, nếu hình thức sử dụng lời nói được sử dụng ở mọi thể loại video trên truyền hình thì trên Facebook, nó lại được áp dụng hạn chế hơn.
Với tính chất cơ đọng, dễ nghe, cách thức sử dụng lời nói để dẫn dắt phù hợp với các video phóng sự, giải thích, phân tích, bình luận. Trong khi đó, nó lại khơng phù hợp với thể loại tin, phản ánh, do hai thể loại này địi hỏi tính cập nhật cao và khi Facebook tự động bật khơng có âm thanh, nội dung thông tin sẽ không thể đến ngay được tới người xem.
Một cách sử dụng dẫn dắt thường thấy trên các video phóng sự trên Facebook là sử dụng lời nói của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.
Sử dụng lời của nhân vật để dẫn dắt phóng sự là cách thức thể hiện thường thấy trên truyền hình. Khi nhân vật tự lên tiếng nói về mình, người xem đi sâu được hơn vào câu chuyện của nhân vật, bị lay động sâu sắc hơn và liên kết nhiều hơn với nhân vật.
Nhược điểm của cách thức dẫn dắt này là nhiều khi có những thơng tin nhân vật khơng nói ra trong phần phỏng vấn nhưng phóng viên lại muốn đưa vào phóng sự, lúc đó sử dụng dẫn dắt của nhân vật không thôi là không đủ.
Để bổ sung phần dữ liệu cần thiết để người xem hiểu được trọn vẹn thông điệp muốn truyền tải, người làm báo cần sử dụng thêm công cụ lời off hoặc text.
42 Theo Reuters, 51% trong số 140 top video có lượng người xem cao trên Facebook được dẫn dắt bởi lời nói. Điều này cho thấy, người xem vẫn thích các video có nội dung thơng tin được dẫn dắt ra hơn là phải tự rút ra nội dung từ một video khơng có dẫn dắt.
• Khơng có dẫn dắt
Một số video báo chí trên mạng xã hội chỉ đưa lại một số hình ảnh từ hiện trường diễn ra sự việc. Các video này không thực sự chứa đựng nội dung thông điệp được diễn tả bằng lời nói hoặc chữ viết, khơng có lời dẫn dắt giải thích nội dung cho người xem.
Khi thể loại của video là tin hay phản ánh thì cách thể hiện này phần lớn được sử dụng để hút khán giả ấn vào bài báo mạng. Facebook có tính năng tự động bật video khơng tiếng, khi người dùng lướt qua sẽ nhìn thấy các hình ảnh ghi lại từ sự kiện. Nếu thấy tị mị về thơng tin, người dùng sẽ ấn vào video. Bằng cách này, trang báo có thể chinh phục được người xem mà khơng cần đầu tư vào phần âm thanh, do đó các báo rất chuộng loại hình này.
Tuy nhiên, trong khảo sát của Reuters trên các video không sử dụng text, các video khơng có dẫn dắt chỉ chiếm 36% tổ số lượng các video có lượng người xem cao nhất.
1.3.2. Tỉ lệ khung hình
Mặc dù là một yếu tố nhỏ nhưng tỉ lệ khung hình của video cũng đem lại hiệu quả tương tác rất lớn. Nếu như các yếu tổ kể trên thuộc về các tính chất của video báo chí thì Tỉ lệ khung hình lại là yếu tố liên quan đến tính chất của video Facebook.
43 Có nhiều tỉ lệ khung hình khác nhau mà các video trên Facebook có thể có. Tuy nhiên ta chia chúng thành 3 loại chính: ngang, dọc và vng.
Theo khảo sát của trang Wochit, trong năm 2017, tỉ lệ video vuông tăng lên từ 26% ở quý I lên 50% ở quý 4. Số liệu cũng cho thấy lượng người xem và tương tác với các video vuông cao hơn từ 3 đến 5 lần các video chữ nhật ngang truyền thống.
Lượng tương tác trên video vuông và ngang (Wochit)
Hiện nay, hơn 90% người dùng Facebook sử dụng mạng xã hội này trên điện thoại, trong đó, 56.6% người dùng chỉ sử dụng điện thoại. Trên nền tảng này, các video vuông thống trị về số lượng với 78% các video xuất hiện trên trang chủ (newsfeed) là video với tỉ lệ khung hình này. Video vng cũng làm tốt hơn đến 54% trong việc giữ chân người xem trong 10 giây đầu của video, khoảng thời gian mà người dùng quyết định có xem hết video hay khơng.
Theo số liệu của Buffer, trong số 25,000 video với lượng người xem cao nhất Facebook, chỉ có 30,9% là các video ngang, cịn lại là các video dọc và vuông.
Video dạng dọc cũng đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo khảo sát của Animaker, các video dọc nhận được lượng tương tác cao hơn đến 28.5% so với
44 các video ngang. Lượng người chia sẻ các video dọc cũng cao hơn 39% các video ngang.
Ngược lại với các video thơng thường, video livestream càng dài thì lại càng nhận được nhiều tương tác từ người xem. Từ sau mốc 15 - 16 phút thì lượng tương tác trở nên ổn định.
Lượng tương tác video livestream trên Facebook theo dung lượng (Buzzsumo)
Điều này cũng khơng q khó hiểu khi các video live thường dài hơn các video bình thường. Ví dụ, khi một người thực hiện một video livestream hỏi đáp, nếu video ngắn hơn 3 phút thì sẽ khó có thể cung cấp nhiều thơng tin có giá trị. Thêm vào đó, các video live stream cũng cần mất một chút thời gian ban đầu để người xem có thể tham gia vào buổi trực tiếp.
Trong khảo sát của Buzzsumo, 10,000 video có lượng người xem và tương tác cao nhất trên Facebook có độ dài trung bình là 20 phút.
45
1.3.3. Thời lượng
Thời lượng video thể hiện lượng thông tin trong một video là nhiều hay ít, cơ đọng hay chi tiết. Có những người thích các video ngắn gọn, lại có những người muốn nội dung được trình bày phải thật đầy đủ và chi tiết. Phân tích được xu hướng về thời lượng video trên Facebook sẽ giúp các báo nắm được thời lượng video dài bao nhiêu sẽ thu hút người xem của mình nhất
Một lợi thế mà các video trên Facebook có đó là Facebook khơng hiển thị thời lượng video khi người dùng lướt qua. Người xem chỉ có thể biết được thời lượng của video sau khi đã ấn vào video đó. Đây là một điểm khác biệt lớn của Facebook và Youtube. Các video trên Youtube ln hiện thời lượng trên hình đại diện video, và nếu thời lượng q dài thì người xem có thể ngại khơng ấn vào.
Xu hướng thời lượng video trên thế giới trong một vài năm trở lại đây được dự đoán là sẽ càng ngày càng ngắn lại. Tuy nhiên, theo khảo sát của Wochit trong năm 2017, các video dài hơn đang dần trở thành xu thế và thu hút được nhiều lượt xem hơn so với các video ngắn hơn. Cụ thể, khảo sát các video năm 2017 cho thấy, các video dài trên 90 giây nhận được lượt chia sẻ video cao hơn gấp 52.1% và lượt người xem cao hơn 48.2%.
Nắm bắt được xu hướng này, các nhà truyền thông cũng đang dần tăng thời lượng các video của mình. Trong quý I năm 2017, số lượng video dài hơn 90 giây chỉ có 12.6%. Tuy nhiên đến quý IV, con số này đã tăng lên 22%.
Khảo sát của Buzzsumo trên 100 triệu video cũng cho ra kết quả tương tự khi các video từ 60 đến 90 giây nhận được lượng tương tác cao nhất. Tuy nhiên, video có lượng người xem càng lớn thì mức độ tương tác càng giảm. Trên 6 phút,
46 các video mất dần sự quan tâm từ người xem.
Lượng tương tác trung bình trên một video Facebook theo dung lượng
1.3.4. Phụ đề
Chúng ta không thể phủ nhận mức độ ảnh hưởng của Facebook đến đời sống xã hội. Facebook không chỉ đơn thuần là thú vui, là một hoạt động tiêu khiển mà người ta chỉ làm khi nhàn rỗi. Ngày nay, người ta có thể lướt Facebook mọi lúc, mọi nơi, và nhiều khi, điều đó có nghĩa là cả ở những nơi cơng cộng.
Nắm bắt được xu hướng này, Facebook cho phép video tự động bật khơng có tiếng động để người dùng có thể trải nghiệm video mà khơng làm phiền những người xung quanh. Việc này đã làm nảy sinh nhu cầu đọc phụ đề để hiểu nội dung video của khán giả.
47 Ban đầu, phụ đề được các báo sử dụng để dành cho các màn phỏng vấn, các video clip có người nước ngồi hoặc những người nói khó nghe (những người có giọng địa phương nặng, những người có khiếm khuyết về khả năng giao tiếp…) . Sau đó, đến cả các video thông thường cũng được gắn phụ đề để những người khiếm thính có thể hiểu được. Dần dần, đến cả những khán giả thông thường cũng đọc phụ đề thay vì nghe tiếng động từ video.
Cho đến nay, sử dụng phụ đề trong video đã trở thành xu hướng trên Facebook. Khảo sát của Facebook cho thấy lượng người xem video tăng 12% khi có phụ đề.
Hãng quảng cáo Instapage đã thực hiện một khảo sát trên 4,000 video trên Facebook của mình và kết quả nhận được như sau:
• Các video có phụ đề có lượng người xem cao hơn 3%
• Các video có phụ đề chạm đến 16% nhiều người xem hơn các video khơng có phụ đề.
• Tương tác với video tăng 17% khi có phụ đề.
• Lượng chia sẻ video giảm 15% khi phụ đề bị bỏ
• Lượng người xem trung bình giảm 4% khi video bị bỏ phụ đề. Đối với các video dài 10 giây thì con số này còn lớn hơn: 18%.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã giải quyết các vấn đề về lý luận, đưa ra những khái niệm và các vấn đề liên quan đến video của báo mạng điện tử trên Facebook hiện nay. Cụ thể như sau:
48 Làm rõ các khái niệm quan trọng liên quan tới đề tài như: video là gì? Báo mạng điện tử là gì? Đặc trưng các video trên báo mạng điện tử. Xu hướng là gì? Mạng xã hội Facebook là gì? Đặc trưng các video trên Facebook. Bên cạnh đó, khóa luận nêu các cách phân loại video. Dù có rất nhiều cách phân loại nhưng khóa luận sử dụng ba cách phân chia: phân loại theo thể loại, phân loại theo chuyên mục, phân loại theo cách thể hiện.
Ngoài ra, chương 1 cũng nêu lên những vai trò quan trọng của video báo mạng điện tử trên Facebook. Đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến độ thành công của một video Facebook như cách dẫn dẵn, thời lượng, phụ đề… Từ đó, giúp cho phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí thấy rõ được vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng video báo mạng điện tử trên báo chí.
49
Chương 2: Thực trạng đăng tải video lên Facebook của 4 báo mạng: CNN, The New York Times, VTC News và VnExpress