Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
3.1. Nguyên nhân dẫn đến những ưu điểm và hạn chế
3.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Thứ nhất, các cơ quan báo chí biết nắm bắt xu hướng báo chí mới. Với tính
chất năng động và ln đổi mới của mình, báo mạng điện tử đã hịa mình được vào dịng chảy xu hướng mới, đồng thời ứng dụng một cách hợp lí để phù hợp vẫn phù hợp với tính chất báo mình.
Mutex (hay video sử dụng text để dẫn dắt) hiện đang là hình thức thể hiện được người dùng Facebook ưa thích. Vì theo Facebook, có đến 85% người xem video trong trạng thái tắt tiếng. Việc diễn tả nội dung thơng tin bằng text địi hỏi người làm nội dung phải có tư duy logic, cắt ngắn, rút gọn nội dung thông tin thành những câu ngắn gọn, phù hợp để đặt vào một video có thời lượng ngắn (từ 1 phút đến 1 phút rưỡi). Đón đầu được xu hướng này, VnExpress đã sản xuất ra hàng loạt các video mutext vừa trực quan, dễ tiếp nhận, lại có nội dung hay, có giá trị.
Đây chính là điển hình của việc nắm bắt xu hướng mạng xã hội để sản xuất ra những tác phẩm có giá trị.
Thứ hai, các cơ quan báo chí hiện đại có những phóng viên lành nghề, đa
phương tiện, vừa giỏi chuyên môn báo chí vừa có khả năng đảm đương các cơng việc kỹ thuật.
Đội ngũ thực hiện video là những người có kỹ năng đặc thù của nền báo chí đa phương tiện cùng với tư duy đa phương tiện. Nhà báo có khả năng thu thập
89 thơng tin, phỏng vấn, chụp ảnh, quay phim, thu tiếng, sau đó hậu kì audio, video. Nhà báo được đào tạo tổng hợp với vốn kiến thức về cả nghiệp vụ báo chí và kỹ thuật. Khi mà nguồn nhân lực vẫn cịn là vấn đề với báo chí, việc các phóng viên ngày một đa năng, đa phương tiện là một điểm cộng lớn
Những người có nhiệm vụ hậu kỳ, thiết kế đồ họa, chỉnh sửa âm thanh trong tác phẩm là các kỹ thuật viên. Đội ngũ video được địi hỏi khơng chỉ giỏi về nghiệp vụ báo chí mà cịn phải thành thạo về chuyên môn sáng tạo video, biết ứng dụng những máy móc, thiết bị hiện đại cùng tư duy linh hoạt, sáng tạo.
Thứ ba, Nội dung, hình thức video được ban biên tập đầu tư, lựa chọn, sáng
tạo, phù hợp với môi trường mạng xã hội.
Ban biên tập của các tờ báo có tư duy tiến bộ, ln nắm bắt được các xu hướng báo chí và từ đó, thích nghi, lựa chọn những cách thể hiện, đề tài phù hợp cho báo mình.
Báo chí giải thích chưa bao giờ là thế mạnh của The New York Times cho đến khi tờ báo này quyết định lấn sân vào mảng video. Đến nay, khi nhắc đến xu hướng báo chí giải thích, người ta khơng thể khơng nhắc đến Thời báo New York. Tất cả là nhờ tầm nhìn chiến lược và tư duy đề tài xuất sắc của đội ngũ biên tập, sản xuất của The New York Times.
Thứ tư, các thiết bị máy móc, kỹ thuật ngày càng hiện đại khiến cơng việc
sáng tạo của phóng viên, và việc xem, tương tác của khán giả trở nên dễ dàng, thuật tiện hơn.
Ngày nay, chỉ với một chiếc smart phone, người sử dụng có thể ghi hình, thu âm, thậm chí kể cả biên tập hậu kì video. Tất cả các thao tác trên diễn ra dễ dàng nhờ sự phát triển của đường truyền Internet và các ứng dụng di động. Chỉ
90 trong vài phút, người dùng đã có thể tạo ra một sản phẩm video với hình ảnh sắc nét và âm thanh sinh động. Điều này khiến cho quá trình tác nghiệp của phóng viên trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ta thấy rằng, ở những nơi diễn ra sự kiện nóng, khơng thể đợi đồn quay phim mang những thiết bị cồng kềnh đến được thì đây chính là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để báo chí có thể cập nhật kịp thời thông tin.
Không chỉ thuận tiện trong việc quay dựng, chiếc điện thoại thơng mình cịn có khả năng livestream trên Facebook. Thậm chí khơng cần mất thời gian dựng hậu kì, phóng viên chỉ cần livestream lại sự việc tới công chúng để công chúng kịp thời nắm bắt thông tin.
Chiếc điện thoại cịn là cơng cụ nhanh nhất để người dùng mạng sử dụng Facebook. Việc xem video và tương tác với các video trên điện thoại cũng rất dễ dàng. Chính sự phát triển của smartphone đã thúc đẩy báo chí làm tốt hơn trên nền tảng mạng xã hội.
Thứ năm, các công đoạn sáng tạo video được chuyên môn hóa. Hiện nay,
các báo đang đầu tư rất mạnh vào mặt video, mà chủ yếu là để phục vụ Facebook. Ta thấy xuất hiện ngày một nhiều các video với chất lượng quay, biên tập hay và chuyên nghiệp hơn cả truyền hình.
Đơn cử, hãy nhìn những phóng sự trên The New York Times và ta sẽ hiểu tâm huyết, sự đầu tư của những người làm báo mạng cho sản phẩm của mình.
Cũng hiểu được tầm quan trọng của Facebook, hiện nay, VTC News đã tuyển thêm nhân sự cho phịng Truyền hình với mục đích đẩy nhanh cơng tác sáng tạo tác phẩm, nâng cao số lượng và chất lượng. “Hiện nay VTC News đã tuyển những người chuyên về kỹ thuật video để phục vụ cho báo mạng. Chúng tôi cũng
91 đầu tư vào bộ nhận diện, giúp hình thức các video trở nên chun nghiệp, uy tín hơn. Do đó mà chất lượng các video của VTC News bây giờ đã tiến bộ hơn rất nhiều so với thời gian trước. Việc này cũng dẫn đến việc lượng người xem, tương tác trên các video Facebook ngày một tăng.” Chị Hoàng Kim Thược cho biết.
3.1.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, Các báo Việt Nam chưa thực sự coi mạng xã hội là nền tảng quan
trọng để đưa nội dung của mình đến gần hơn tới độc giả. Điều này là chưa đủ nhanh nhạy, vì có đến 86% cơng chúng Việt Nam được hỏi cho biết nguồn thông tin chính của họ là trên Facebook. Các báo hiện chỉ đang đăng tải lại nội dung trên mục video của báo mình lên Facebook, chưa có sự chỉnh sửa, đầu tư để video đó phù hợp với thị hiếu cơng chúng mạng xã hội.
Thêm vào đó, đặt ở trên trang báo mạng, nội dung video không quá trau truốt về mặt hình thức cũng khơng phải là vấn đề lớn vì khi độc giả vào trang web của báo tức là họ đã sẵn sàng tiếp nhận thơng tin. Tuy nhiên trên Facebook, người dùng chưa có ý định cụ thể muốn tiếp nhận thơng tin từ nguồn nào, và báo chí phải đầu tư hình ảnh nhiều hơn mới có thể thu hút được sự chú ý từ người video.
Thứ hai, các tòa soạn hiện còn thiếu nhân lực cho video, đặc là các nhân lực
chun mơn. Hiện xu hướng báo chí mới là nhà báo đa phương tiện, tuy nhiên điều này chưa hẳn đã đúng với video độc lập trong mục video của các báo, đặc biệt là các video phóng sự, giải thích. Các video phóng sự, giải thích địi hỏi chất lượng hình ảnh, âm thanh, thậm chí là đồ họa chuyên nghiệp hơn nhiều các video tin tức thơng thường. Vì vậy, tồn soạn phải đầu tư nhân lực vào mảng này.
Như trường hợp của VTC News, mặc dù là đài truyền hình kỹ thuật số lớn nhất Việt Nam nhưng VTC News chưa tập trung nhiều nhân sự video cho báo
92 mạng. Phóng viên Hồng Kinh Thược của VTC News cho biết: “Hiện tòa soạn
đã tuyển thêm 2 người làm công tác kỹ thuật video cho báo mạng, tuy nhiên số lượng nhân sự vẫn chưa đủ đáp ứng được yêu cầu về video. Lượng video tự sản xuất hiện vào khoảng 10 video/tuần. Con số này cịn q ít, và khơng thể so với số lượng video lấy từ truyền hình được.”
Thứ ba, hiện các báo vẫn chưa có được ảnh hưởng truyền thơng đủ lớn để
nhìn thấy lợi nhuận trong các video đăng tải trên Facebook. Do đó, họ vẫn cịn rè rặt trong việc đầu tư vào mảng video.
Có thể nói, để có thể làm tốt trên Facebook, báo chí thực sự cần phải “chơi lớn”. Nếu khơng đầu tư vào chất lượng hình ảnh, nội dung các video thì tờ báo sẽ khơng thể cho ra những video thu hút người xem. Facebook là một mảnh đất màu mỡ cho video, nhưng cũng là một chiến trường khốc liệt nơi các nhà sản xuất nội dung thi nhau đưa ra những video chất lượng để nhận được nhiều lượt người xem. Nếu báo chí khơng mạnh dạn đầu tư cho các nội dung video của mình thì khả năng các thơng tin báo chí bị các nội dung giải trí lấn át sẽ rất cao.
Tuy nhiên, để có thể “chơi lớn”, báo chí phải đầu tư rất nhiều cho máy móc kỹ thuật, đồng thời phải tuyển chọn đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn. Việc sử dụng đồ họa trong video cũng tốn rất nhiều tiền. Chưa kể, để có thể chạm đến được nhiều người hơn, các nhà sáng tạo sẽ phải quảng bá các video của mình. Cơng tác quảng bá này cũng rất tốn kém.
Trước mắt, thu có vẻ khơng thể nào bù được chi. Báo chí lo sợ điều này do đó chưa dám đầu tư lớn vào lĩnh vực video.
Thứ tư, báo mạng lấy video từ nhiều nguồn, trong đó có các cộng tác viên
93 hình có giá trị, do đó, sẽ là do cộng tác viên cung cấp. Tuy nhiên, do cộng tác viên sở hữu máy móc kỹ thuật khác nhau, và khả năng kỹ thuật cũng khác nhau nên chất lượng hình ảnh, âm thanh trong các video sẽ khơng đồng nhất, điều này có thể tạo nên sự thiếu chuyên nghiệp trong các video báo chí.
Thứ năm, kỹ năng biên tập video còn chưa tốt. Người dựng video phải nắm
được xu hướng thời lượng và hình ảnh của video mạng xã hội. Một biên tập viên của VTC, chun làm cơng việc hậu kỳ các video truyền hình chưa chắc sẽ làm tốt trên báo mạng. Lí do là bởi video Facebook có những đặc điểm về nội dung, hình thức. dung lượng, cách trình bày, dẫn dắt khác với video truyền hình.
Nhiều biên tập viên khơng nắm được điều này do đó sản xuất ra những video rất dài, khiến người xem khó tiếp nhận.
Thêm nữa, những người làm công tác duyệt bài cũng là một phần lí do khi họ khơng thấy được rằng các video dài sẽ làm người xem nản. Do đó, tư duy của ban biên tập cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng video.