4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
2.2. Cấu tạo hệ thống phanh ABS
Các bộ phận cơ bản của hệ thống phanh ABS gồm:
Hệ thống ABS ngày nay bố trí trên xe rất đa dạng, mỗi hãng xe đều có cách thiết kế riêng. Chính vì vậy mà mỗi loại xe có cách bố trí và cấu tạo hệ thống ABS cũng rất khác
24 nhau. Các cụm chính của hệ thống phanh ABS gồm có: Bàn đạp phanh, bộ cường hoá lực phanh, xilanh chính, cơ cấu phanh ở bánh xe… Đó là các cụm giống như hệ thống phanh chung. Ngoài ra còn có thêm:
- Cụm điều khiển điện tử (ECU: Electronic Control Unit): Được xem như một bộ não của hệ thống ABS. Tiếp nhận thông tin từ hệ thống các cảm biến tức là xác định được tốc độ của bánh xe hoặc gia tốc chậm dần khi phanh, do các cảm biến gửi đến, từ đó xử lý thông tin và gửi tín hiệu đến bộ điều khiển thuỷ lực (HCU).
- Cụm điều khiển thuỷ lực (HCU: Hydraulic Control Unit): Nhận tín hiệu từ ECU gửi đến, HCU đóng mở mạch dầu để tăng, giảm hay giữ áp lực phanh đến các bánh xe cho phù hợp nhằm thực hiện chức năng chống hãm cứng.
- Hệ thống các cảm biến (Sensor System): Nhận tín hiệu gửi về ECU, từ đó ECU có thông tin để điều khiển quá trình chống hãm cứng. Thông thường trên xe có trang bị một số loại cảm biến sau:
+ Cảm biến tốc độ bánh xe (Wheel speed sensor).
+ Cảm biến giảm tốc khi phanh (Acceleration sensor).
+ Cảm biến trọng lực G (Force sensor).
+ Cảm biến hành trình Pedal phanh (Brake pedal travel switch).
+ Cảm biến mức dầu (Fuild level switch).
Thông thường chỉ cần cảm biến tốc độ bánh xe là đủ nhưng để tăng tính ưu việt của hệ thống phanh một số xe còn trang bị thêm cảm biến gia tốc (acceleration sensor) hay cảm biến trọng lực G (Force sensor).
Trong hệ thống ABS còn có nguồn năng lượng bổ sung như bình dự trữ dầu thấp áp, bơm dầu, các van an toàn…
25
Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống phanh ABS