Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ABS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết, thực hiện mô hình hệ thống phanh ABS trên ô tô đời mới (Trang 55 - 57)

4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu

2.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ABS

Hình 2.27. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS: Khi bắt đầu phanh, bánh xe quay với tốc độ giảm dần, khi bánh xe đạt tới giá trị gần bó cứng tín hiệu của các cảm biến gửi về bộ điều khiển trung tâm (ECU). ECU tiếp nhận và lựa chọn chế độ đưa ra tín hiệu điều khiển van điều chỉnh áp suất các đường dầu từ xilanh chính đến xilanh bánh xe do vậy lực phanh ở cơ cấu phanh không tăng được nửa, bánh xe lại có xu hướng lăn với tốc độ cao lên, tín hiệu từ cảm biến lại đưa về bộ điều khiển trung tâm, bộ điều khiển điều khiển van điều chỉnh mở đường dầu tăng thêm áp suất dẫn ra xylanh bánh xe thực hiện tăng lực phanh gây ra do cơ cấu phanh. Nhờ đó bánh xe lại bị phanh và giảm tốc độ quay tới khi gần bị bó cứng, quá trình xảy ra được lặp lại theo chu kỳ liên tục cho tới khi bánh xe dừng hẳn. Một chu kỳ thực hiện khoảng 1/10 s, nhờ các bộ tích áp suất thấp, cao, van một chiều và bơm dầu độ chậm trễ tác động chỉ nhỏ hơn 1/1000s, do vậy ABS làm việc rất hiệu quả tránh được bó cứng bánh xe. Quá trình này coi như là hành động nhấp phanh liên tục của người lái xe khi phanh, nhưng mức độ chuẩn xác và tần số lớn hơn rất nhiều so với người lái xe có kinh nghiệm.

46

Các trạng thái phanh

Sơ đồ (2.29) thể hiện sự hoạt động của một bộ chấp hành thuỷ lực loại 4 van điện 3 vị trí. Hai van điện điều khiển độc lập hai bánh trước trong khi hai van còn lại điều khiển đồng thời hai bánh sau. Vì vậy cơ cấu này gọi là ABS 3 kênh.

47

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết, thực hiện mô hình hệ thống phanh ABS trên ô tô đời mới (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)