1) Một số tồn tại
Bên cạnh các kết quả đạt được, tác giả nhận thấy luận án còn một số tồn tại sau: - Về số liệu sử dụng:
+ Một số mô hình sử dụng số liệu thứ cấp, có thể giúp đưa ra bức tranh tổng thể về thời gian và khu vực nghiên cứu nhưng gặp một số hạn chế do khó thu thập được số liệu để đánh giá tác động của một số biện pháp ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, các biến đầu vào nông nghiệp như phân, giống, thuốc trừ sâu
+ Mẫu nghiên cứu khảo sát thực tế không thể trải quá rộng do kinh phí và thời gian có hạn nên một số biến số chưa thể hiện rõ trong các nghiên cứu như loại cây trồng, một số đặc trưng khi đưa vào chưa cho thấy ý nghĩa Biến mặn sử dụng đang dựa chủ yếu vào đánh giá của hộ dân về mức độ bất thường của mặn
- Về mô hình nghiên cứu:
+ Số liệu tổng doanh thu hộ nông dân nông nghiệp dựa trên số liệu thống kê trung bình của từng hộ trong mẫu nghiên cứu nhân với số lượng hộ thực tế nên có thể có những ảnh hưởng nhỏ đến kết quả dự báo
+ Biến khí hậu (mưa, nhiệt độ) đang dựa vào giá trị trung bình của mùa trong năm đôi khi vẫn chưa phản ánh chính xác của từng đợt, từng tình huống cụ thể, hiện tượng bất thường nhất ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt
+ Nghiên cứu mới chỉ phân tích tác động của các biện pháp ứng phó thiên tai đến hoạt động trồng trọt bằng cách so sánh giữa hộ áp dụng và hộ không áp dung Chưa so sánh được sự thay đổi của các hoạt động này trước và sau khi áp dụng biện pháp ứng phó do dữ liệu này khó thu thập chính xác
2) Hướng nghiên cứu mới
NCS sẽ nghiên cứu tiếp theo các nội dung sau:
+ Đánh giá tổng hợp tác động của nhiều hình thức thiên tai, BĐKH khác nhau trên phạm vi rộng hơn ở toàn vùng, miền và cả nước;
+ Đối tượng nghiên cứu ngoài lĩnh vực trồng trọt còn nghiên cứu bổ sung thêm lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;
+ Thực hiện so sánh sự thay đổi của các hoạt động trồng trọt trước và sau khi hộ dân áp dụng biện pháp ứng phó