Trong năm 2010, có 06 cơn bão và 05 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông, trong đó có 3 cơn bão (số 1, số 2 và số 3) và 03 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam Ở Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của 02 cơn bão (cơn bão số 1 và cơn bão số 3) Thiệt hại do bão lũ gây ra năm 2010 bao gồm: Thiệt hại do bão số 3: chết 08 người, bị thương nặng: 49 người, thiệt hại kinh tế: 940 tỷ đồng; Thiệt hại do mưa lũ từ 01 đến 05/10/2010: chết 11 người bị thương 2 người thiệt hại kinh
tế: 76 tỷ đồng; Thiệt hại do mưa lũ từ 14 đến 20/10/2010: chết có 28 người, thiệt hại kinh tế 1 713 tỷ đồng
Năm 2012 thời tiết nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp Khu vực tỉnh nghệ An năm 2012 chịu ảnh hưởng của 16 đợt lốc xoáy, mưa đá, giông sét, 01 cơn bão (Bão số 8) vào cuối tháng 9 và chịu ảnh hưởng 2 đợt mưa lớn, gây lũ trên các triền sông Thiệt hại do bão lũ gây ra năm 2012 đã làm chết 19 người, bị thương nặng 6 người Thiệt hại về vật chất: ước tính 2 810,7 tỷ đồng; Trong đó: Thiệt hại do bão số 2: Chết 7 người, bị thương nặng 3 người, thiệt hại vật chất: 1 662,6 tỷ đồng; Thiệt hại do bão số 3: chết 4 người, thiệt hại vật chất 155,0 tỷ đồng; Thiệt hại do mưa lũ trong tháng 9/2011: chết 6 người, bị thương nặng:1 người, thiệt hại vật chất 983,9 tỷ đồng; Thiệt hại do lốc xoáy, mưa đá, giông sét và lũ quét: Chết 2 người; bị thương nặng: 2 người, thiệt hai vật chất ước tính: 8,83 tỷ đồng
Trong năm 2013, khu vực tỉnh đã xảy ra 04 cơn bão (bão số 2, số 8, số 10 và số 11) Trong đó trong vòng 50 ngày (từ 17/9 đến 21/10/2013) đã có 3 đợt thiên tai lớn: bão số 8, số 10 và số 11, gây ra mưa lũ lớn trên địa bàn toàn tỉnh Thiên tai bão lụt năm 2013 đã làm chết 30 người, bị thương 5 người Thiệt hại về vật chất, cơ sở hạ tầng: ước tính 2 789,7 tỷ đồng; Trong đó: Bão số 2 làm chết 3 người, bị thương 01 người, thiệt hại về vật chất, cơ sở hạ tầng, ước tính 286,5 tỷ đồng; Bão số 8 làm chết 16 người, thiệt hại về vật chất, cơ sở hạ tầng, ước tính 392,1 tỷ đồng; Bão số 10 làm chết 4 người, bị thương 2 người, thiệt hại về vật chất, cơ sở hạ tầng, ước tính 279,7 tỷ đồng (trong đó Thị xã Hoàng Mai bị thiệt hại khoảng 836,0 tỷ đồng); Bão số 11 làm chết 2 người, thiệt hại về vật chất, cơ sở hạ tầng, ước tính 412,2 tỷ đồng; Tố lốc, mưa đá, giông sét làm 5 người chết, 2 người bị thương, thiệt hại vật chất ước tính là 419,2 tỷ đồng Năm 2014, thiên tai xảy ra ít hơn cả về cường độ và số lượng so với trung bình nhiều năm Trên khu vực Biển Đông xuất hiện 05 cơn bão và 03 áp thấp nhiệt đới Khu vực Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây Nam của cơn bão số 2 và cơn bão số 3 Năm 2014 thiên tai tố, lốc, mưa lũ đã làm chết 7 người (6 người bị sét đánh, 1 người bị chết đuối), bị thương 5 người, tổng thiệt hại ước tính 182,8 tỷ đồng; cụ thể: Tố, lốc và giông sét làm chết 6 người, bị thương 3 người, sập đổ và hư hỏng 44 nhà,
thiệt hại 541,1 ha; rau màu bị hư hỏng 86,3 ha; thiệt hại ước tính 26,2 tỷ đồng; Mưa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 làm chết 01 người, bị thương 02 người, sập đổ và hư hỏng 9 nhà dân, chìm 02 tàu, 01 điểm trường bị ngập lụt, sập đổ 02 phòng học, lúa bị thiệt hại 3922,0 ha; ngô, rau màu bị hư hỏng 1709,5 ha, nhiều công trình giao thông thủy lợi bị hư hỏng; thiệt hại ước tính 156,6 tỷ đồng
Trong năm 2015, hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài đã có tác động rõ rệt đến thời tiết, khí hậu nước ta nói chung và khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng trong năm 2015: Nắng nóng, hạn hán, ít mưa, ít bão và nhiều bất thường, kỷ lục được thiết lập Trên khu vực Biển Đông chỉ xuất hiện 05 cơn bão và 02 Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), trong đó cơn bão số 1 và cơn bão số 3 ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực tỉnh Về nắng nóng, hạn hán: Là một năm nắng nóng lịch sử trên phạm vi cả nước, nhất là tỉnh Nghệ An Đối với khu vực tỉnh ta xuất hiện 12 đợt nắng nóng, trong đó có 08 đợt nắng nóng diện rộng Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt, kéo dài và nhiều điểm vượt số liệu lịch sử từ ngày 17/5 đến 21/6/2015 với nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đợt ở khu vực phổ biến: 39,0 ÷ 42,00C, có nơi cao hơn như: Con Cuông 42,50C và Quỳ Hợp 42,70C Về thiệt hại, năm 2015 thiên tai làm chết 9 người; bị thương 2 người, 69 nhà bị sập đổ, hư hỏng nặng, 2 428 nhà bị tốc mái, hư hại 30 838 ha nông lâm nghiệp; hư hỏng nhiều công trình hạ tầng Tổng ước tính thiệt hại 748,62 tỷ đồng; cụ thể: Nắng nóng, hạn hán đã làm chết 3 người, gây hư hỏng: 22 356 ha nông nghiệp, ước tính thiệt hại: 419,87 tỷ đồng; Tố, lốc và giông sét làm chết 2 người, bị thương 2 người, sập đổ và hư hỏng nặng 67 nhà, tốc mái 2 428 nhà, 23 điểm trường bị ảnh hưởng, sập đổ 8 phòng học, tốc mái và hư hỏng 35 phòng, hư hỏng 5 984 ha nông lâm nghiệp, thiệt hại ước tính 137,48 tỷ đồng; Mưa lũ trong tháng 9 làm chết 4 người, nhà dân bị sập đổ 2 nhà, di dời khẩn cấp 01 nhà, diện tích nông nghiệp bị thiệt hại 2 498 ha, nhiều công trình giao thông thủy lợi bị hư hỏng; thiệt hại ước tính 191,27 tỷ đồng
Năm 2016, thiên tai xảy ra ở hầu hết trên khắp các vùng miền trong cả nước với cường độ lớn, phạm vi rộng, đồng thời thể hiện tính cực đoan và bất thường như: rét hại, băng giá lịch sử; hạn hán, xâm nhập mặn; mưa lũ đặc biệt lớn xảy ra muộn bất thường, liên tục, kéo dài; 10 cơn bão và 7 ATNĐ đi vào biển Đông, trong đó cơn bão số 3 và số 4 ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Nghệ An Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm
2016, đã làm chết 14 người, mất tích 1 người, bị thương 15 người; sập đổ 136 nhà, cuốn trôi 23 nhà, hư hỏng nặng 288 nhà, tốc mái 2 939 nhà, ngập 8 945 nhà, thiệt hại
62 540,0ha diện tích SXNN; làm chết 7 063 con gia súc, 100 231 con gia cầm, gây hư hỏng nhiều công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, đê kè, trường học, nước sinh hoạt và hạ tầng thiết yếu khác Tổng ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng: 1 637,61 tỷ đồng Năm 2017, là năm có số lượng bão kỷ lục (16 cơn bão và 04 ATNĐ) xuất hiện và hoạt động trên biển Đông trong đó có bão số 10, số 12 đổ bộ vào khu vực Bắc và Nam Trung Bộ và số 16 đi qua quần đảo Trường Sa với sức gió trên cấp 11- 12 giật cấp 13- 15 (rủi ro thiên tai cấp độ 4) Năm 2017 thiên tai đã làm chết 21 người, mất tích 02 người, bị thương 15 người; 175 nhà ở bị sập, cuốn trôi, 134 nhà thiệt hại rất nặng, 1 494 nhà thiệt hại nặng, 4 305 nhà bị ngập; thiệt hại 57 868,28 ha diện tích SXNN; làm chết 1 299 con gia súc, 75 897 con gia cầm; gây hư hỏng nhiều công trình trường học, đê điều, thủy lợi, giao thông nông thôn và hạ tầng thiết yếu khác Tổng ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng: 2 687,08 tỷ đồng
Năm 2018 đã xảy ra 19 đợt không khí lạnh, 9 đợt nắng nóng và 18 đợt tố lốc và dông sét, chủ yếu tập trung trong tháng 4, tháng 5 Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của 4 đợt thiên tai lớn (ATNĐ - bão số 3, bão số 4, đợt mưa lũ từ ngày 28-31/8 và đợt mưa lớn từ ngày 7 đến ngày 8/12) Năm 2018 thiên tai làm chết 10 người, mất tích 1 người, bị thương 02 người, nhà bị sập và cuốn trôi 92 nhà, nhà bị hư hỏng nặng 333 nhà, nhà bị hư hỏng, tốc mái một phần 833 nhà, nhà phải di dời 113 nhà; gây thiệt hại: 10 641,25 ha lúa, 12 135,16 ha hoa màu, 4 281,09 ha cây trồng hàng năm; gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi 45 682 con; gây sạt lở, hư hỏng, xâm thực, bong xô các loại đê, kè, bờ sông, bờ biển: 29,348 km; gây hư hỏng, sạt lở, bồi lắng: 100,06km kênh mương; Hồ đập thủy lợi loại nhỏ bị sạt lở, hư hỏng: 93 cái; Giao thông bị hư hỏng, sạt lở
67,70km,… Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng: 1 874,16 tỷ đồng
Năm 2019, tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của 19 đợt không khí lạnh, trong đó có 17 đợt gió mùa Đông Bắc; 16 đợt lốc, sét, mưa đá; 11 đợt nắng nóng trong các tháng 4 đến tháng 7, trong đó đáng chú ý là đợt: 18-29/4; 15-25/5; 04 - 30/6 với nền nhiệt độ cao phổ biến từ 38 - 410C, có nơi trên 420C và chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 đợt thiên
Thiệt hại do thiên tai làm chết 09 người, bị thương 10 người, nhà bị sập 33 nhà, nhà bị hư hỏng, tốc mái 1 583 nhà; phòng học, phòng chức năng bị hư hỏng 56 phòng; diện tích lúa bị thiệt hại: 3 933,37 ha; diện tích Ngô, rau màu : 5 480,03 ha; diện tích cây trồng: 740,43 ha; gia súc bị chết 54 con; gia cầm bị chết 29 435 con; sạt lở bờ sông 4 505m; hư hỏng đê, kè 3 835 m, sạt lở, bồi lắng 42 693,7 m kênh mương; hồ đập thủy lợi loại nhỏ bị sạt lở, hư hỏng 45 cái; giao thông bị hư hỏng, sạt lở 84,029km,… Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng: 811,5 tỷ đồng; trong đó: lốc, sét, mưa đá: 68,3 tỷ đồng; bão số 2: 64,3 tỷ đồng; bão số 3: 59,2 tỷ đồng; bão số 4 và ATNĐ: 327,2 tỷ đồng; đợt mưa lớn từ ngày 14-16/10: 292,4 tỷ đồng
Năm 2020 là một năm thiên tai diễn biến rất phức tạp Ngay từ đầu năm đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như rét hại, rét đậm, giông, lốc, sét, mưa đá…; đã xảy ra 31 đợt không khí lạnh, 02 đợt rét đâm, rét hại, 11 đợt nắng nóng, hạn hán; 15 đợt giông, lốc, sét, mưa đá; có thời điểm trên 70 ngày không mưa, tiết tiểu mãn mưa không đáng kể, nên đã làm cho mực nước trên các hệ thống sông suối, hồ đập xuống thấp đến mức báo động, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; Mùa mưa bão năm nay đã xảy ra 3 đợt thiên tai lớn: Bão số 5 từ ngày 17 đến ngày 19/9; mưa lớn, ngập lụt từ ngày 15 đến ngày 20/10; hoàn lưu bão số 9 từ ngày 28 đến ngày 31/10 Thiệt hại Thiên tai trong năm 2020 đã tác động lớn đến dân sinh, kinh tế xã hội; ảnh hưởng lớn đến người dân, sản xuất nông lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng nặng nề Cụ thể thiên tai đã gây thiệt hại như sau: Làm chết 17 người; bị thương 13 người; 54 nhà bị sập; 3 314 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 1 506 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; nhà bị ngập 19 865 nhà; số hộ dân phải di dời do ngập lụt và ảnh hưởng của sạt lở đất 8 326 hộ/62 444 người dân Gây ra nhiều thiệt hại lớn về sản xuất nông lâm nghiệp và công trình hạ tầng; ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 1 327,019 tỷ đồng, trong đó (dông, lốc, sét, mưa đá 250,12 tỷ đồng; bão số 5: 141,053 tỷ đồng; đợt mưa từ ngày 15 đến ngày 20/10: 149,349 tỷ đồng; hoàn lưu bão số 9: 786,497 tỷ đồng)
Tóm lại, giai đoạn 2010 - 2020 đã cho thấy thực tế thiệt hại đối với lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn, giá trị thiệt hại giai đoạn 10 năm vừa qua gần 5 841 tỷ đồng Trong đó, thiên tai năm 2012, 2014 và 2018 là những năm có thiên tai diễn biến phức tạp nhất với ảnh hưởng của bão, mưa đá thường xuyên gây ra thiệt hại lớn trong giai đoạn
2009-2019, những năm này thiệt hại lên đến gần 800 triệu đồng/năm và trong những năm này ghi nhận mức thiệt hại ảnh hưởng đến nông nghiệp là lớn nhất Theo báo cáo của chi cục phòng chống thiên tai tỉnh Nghệ An, trong năm 2014, hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài đã có tác động rõ rệt đến thời tiết, khí hậu nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng trong năm 2014: Nắng nóng, hạn hán, ít mưa, ít bão và nhiều bất thường, kỷ lục được thiết lập Trên khu vực Biển Đông chỉ xuất hiện 05 cơn bão và 02 Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), trong đó cơn bão số 1 và cơn bão số 3 ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực tỉnh Về nắng nóng, hạn hán: Là một năm nắng nóng lịch sử trên phạm vi cả nước, nhất là khu vực miền Trung Đối với khu vực tỉnh Nghệ An xuất hiện 12 đợt nắng nóng, trong đó có 08 đợt nắng nóng diện rộng Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt, kéo dài và nhiều điểm vượt số liệu lịch sử từ ngày 17/5 đến 21/6/2014 với nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đợt ở khu vực phổ biến: 39,0 ÷ 42,00C, có nơi cao hơn như: Con Cuông 42,50C và Quỳ Hợp 42,70C Về thiệt hại, năm 2014, tổng ước tính thiệt hại 748,62 tỷ đồng; cụ thể: Nắng nóng, hạn hán đã làm chết 3 người, gây hư hỏng: 22 356 ha nông nghiệp, ước tính thiệt hại: 419,87 tỷ đồng; hư hỏng 5 984 ha nông lâm
nghiệp, thiệt hại ước tính 137,48 tỷ đồng; Mưa lũ trong tháng 9 làm diện tích nông nghiệp bị thiệt hại 2 498 ha…; thiệt hại ước tính 191,27 tỷ đồng
1,200,000 1,067,374 1,000,000 800,000 914,152 790,251 600,000 551,822 544,959 474,827 400,000 354,907 397,343 371,809 198,156 200,000 131,960 43,967 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Hình 3 5 Tổng hợp thiệt hại lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Nghệ An do thiên tai và BĐKH giai đoạn 2009 - 2020
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An [44]
3 1 5 Thực trạng các chính sách giảm thiểu tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu tại tỉnh Nghệ An
3 1 5 1 Thực trạng các biện pháp ứng phó với thiên tai biến đổi khí hậu đã triển khai tại tỉnh Nghệ An
Thiên tai do BĐKH là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp Rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này đã chỉ ra thiên tai, BĐKH có thể gây các thiệt hại đến hoạt động trồng trọt đặc biệt nó gây ra những tác động đáng kể tới môi trường nông thôn và cân bằng hệ sinh thái rừng, nông nghiệp (Deschenes, 2007 [45]; Bruijnzeel, 2004; Walker & Steffen, 1997)
Đối mặt với các thách thức về khí hậu, chính quyền các cấp trong cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đã xác định chủ động ứng phó với thiên tai và BĐKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Trên cơ sở đó, hệ thống chính sách pháp luật (Luật Phòng chống thiên tai), tổ chức bộ máy về phòng chống thiên tai sớm được hình thành Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai, BĐKH đã được bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả thực hiện, bao gồm các nghị định hướng dẫn về thành lập và vận hành quỹ phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan, nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh Song song với đó là các chính sách hỗ trợ như chính sách hỗ trợ những vùng thường xuyên chịu ảnh