Phân tích, lựa chọn lĩnh vực, đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ và dự báo tác ĐỘNG DO THIÊN TAI đến TRỒNG TRỌT TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN có xét đến yếu tố BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 50 - 52)

1 5 2 1 Lựa chọn lĩnh vực trồng trọt và 3 loại cây trồng

Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với nhiệm vụ: cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến, và là nguồn xuất khẩu có giá trị Ở nước ta hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp

Theo số liệu công bố từ TCTK 2020, tỉnh Nghệ An có hơn 70% hộ dân làm nông nghiệp Do vậy luận án đã lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hộ nông dân

Theo Báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An và số liệu công bố từ TCTK: Lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An, cây lúa chiếm 51,2% diện tích gieo trồng cây hàng năm; cây Cam chiếm 57,6% diện tích cây ăn quả và chiếm 51,5% sản lượng cây ăn quả; Cây chè chiếm 76,3% diện tích cây công nghiệp lâu năm và chiếm 95,5% sản lượng cây công nghiệp lâu năm

Vì vậy, luận án chọn lĩnh vực trồng trọt với 3 loại cây chính đại diện hoạt động trồng trọt hộ nông dân là cây thu hoạch hàng năm, cây ăn quả lâu năm và cây công nghiệp lâu năm làm lĩnh vực, đối tượng nghiên cứu

1 5 2 2 Lựa chọn đối tượng nghiên cứu thiên tai và biến đổi khí hậu

Theo khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống thiên tai tại Việt Nam định nghĩa “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác ”

Tỉnh Nghệ An hàng năm chịu thiệt hại nặng nề từ bão, hạn hán và xâm nhập mặn do nước biển dâng; đồng thời cũng chịu ảnh hưởng thiệt hại không nhỏ từ tác động cộng hưởng bởi nhiệt độ cao và lượng mưa lớn tạo ra lũ lụt Giai đoạn 2010 - 2020 đã cho thấy thực tế thiệt hại đối với lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn, giá trị thiệt hại giai đoạn 10 năm vừa qua gần 5 841 tỷ đồng Trong đó, thiên tai năm 2012, 2014 và 2018 là những năm có thiên tai diễn biến phức tạp nhất với ảnh hưởng của bão, mưa đá thường xuyên gây ra thiệt hại lớn trong giai đoạn 2009-2019, những năm này thiệt hại lên đến gần 800 triệu đồng/năm và trong những năm này ghi nhận mức thiệt hại ảnh hưởng đến nông nghiệp là lớn nhất Theo báo cáo của chi cục phòng chống thiên tai tỉnh Nghệ An, trong năm 2014, hiện tượng El Nino mạnh và kéo dài đã có tác động rõ rệt đến thời tiết, khí hậu nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng trong năm 2014: Nắng nóng, hạn hán, ít mưa, ít bão và nhiều bất thường, kỷ lục được thiết lập Trên khu vực Biển Đông chỉ xuất hiện 05 cơn bão và 02 Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), trong đó cơn bão số 1 và cơn bão số 3 ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực tỉnh Về nắng nóng, hạn hán: Là một năm nắng nóng lịch sử trên phạm vi cả nước, nhất là khu vực miền Trung Đối với khu vực tỉnh Nghệ An xuất hiện 12 đợt nắng nóng, trong đó có 08 đợt nắng nóng diện rộng Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt, kéo dài và nhiều điểm vượt số liệu lịch sử từ ngày 17/5 đến 21/6/2014 với nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối đợt ở khu vực phổ biến: 390 ÷ 42,00C, có nơi cao hơn như: Con Cuông 42,50C và Quỳ Hợp 42,70C Về thiệt hại, năm 2014, tổng ước tính thiệt hại 748,62 tỷ đồng; cụ thể: Nắng nóng, hạn hán đã làm chết 3 người, gây hư hỏng: 22 356 ha nông nghiệp, ước tính thiệt hại: 419,87 tỷ đồng; hư hỏng 5 984 ha nông lâm nghiệp, thiệt hại ước tính 137,48 tỷ đồng; Mưa lũ trong tháng 9 làm diện tích nông nghiệp bị thiệt hại 2 498 ha…; thiệt hại ước tính 191,27 tỷ đồng

Đối tượng nghiên cứu thiên tai: Trong giai đoạn vừa qua về thiên tai tỉnh Nghệ An đã chịu thiệt hại nặng từ bão, lũ lụt và hạn hán; tuy nhiên bão và nhiệt độ (lượng mưa) thường hay xuất hiện đồng thời cùng với lũ lụt nên phạm vi Luận án chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu đặc trưng và chọn bão, hạn còn lũ lụt để nghiên cứu sau Bên cạnh đó, việc xâm nhập mặn trong giai đoạn gần đây đã càng ngày càng xuất hiện và có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các hộ dân, nên Luận án nghiên cứu bổ sung đối

Đối tượng BĐKH: Qua số liệu trên cho thấy về BĐKH 10 năm qua tỉnh Nghệ An chịu tác động thiệt hại lớn từ 02 yếu tố cơ bản là lượng mưa và nhiệt độ

Do vậy, luận án đã lựa chọn yếu tố thiên tai là bão, hạn, mặn; còn yếu tố BĐKH là lượng mưa và nhiệt độ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ và dự báo tác ĐỘNG DO THIÊN TAI đến TRỒNG TRỌT TRÊN địa bàn TỈNH NGHỆ AN có xét đến yếu tố BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 50 - 52)