biến đổi khí hậu đến trồng trọt
1 2 2 1 Trên Thế giới
Lĩnh vực Nông nghiệp là lĩnh vực rất nhạy cảm với khí hậu, do vậy đánh giá tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu đến nông nghiệp là một chủ đề đang được nhiều nghiên cứu quan tâm Rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này đã chỉ ra thiên tai, biến đổi khí hậu có thể gây các thiệt hại tới cả hoạt động trồng trọt và chăn nuôi (Deschenes, 2007; Mendelsohn, 1994; Adam và cộng sự, 1998; Banerjee, 2010) Thiên tai, biến đổi khí hậu cũng sẽ gây ra những tác động đáng kể tới môi trường nông thôn và cân bằng hệ sinh thái rừng, nông nghiệp (Walker & Steffen, 1997; Bruijnzeel, 2004) gây ra các thiệt hại về năng suất, lợi nhuận và việc làm An ninh lương thực rõ ràng cũng bị đe
doạ bởi thiên tai, biến đổi khí hậu (Sanchez, 2000; Siwar và cộng sự, 2013) do sự không ổn định của sản xuất nông nghiệp dẫn đến những thay đổi trên các thị trường, giá lương thực và cơ sở hạ tầng cung ứng Tác động tiêu cực do thiên tai, biến đổi khí hậu với nông nghiệp có thể thay đổi do sự thay đổi của nhiệt độ, nước, và sự xuất hiện các thảm hoạ thiên tai mới (Finger và cộng sự, 2007) Hàm sản xuất lúc đầu được sử dụng để xem xét các tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu tới nông nghiệp Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã đo lường quá mức thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu vì bỏ qua các yếu tố thích ứng Trên thực tế, đối mặt với các thách thức về khí hậu, người nông dân đã thích ứng với sự thay đổi này để giảm thiểu các tác động tiêu cực do thiên tai, biến đổi khí hậu và trong một số trường hợp thậm chí còn mang lại một số lợi ích nhất định ví dụ như chuyển đổi sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi mùa vụ gieo hạt, phương thức tưới tiêu, ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) là các ví dụ về sự thích ứng mà người sản xuất có thể thực hiện (Brklacich và cộng sự, 1997; Mendelsohn và cộng sự, 1994) Mặc dù một số phương thức thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu như phát triển công nghệ mới, quản lý tài chính khá tốn kém chi phí ban đầu nhưng lợi ích của các biện pháp ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu có thể vượt quá các chi phí của nó trong dài hạn Do vậy, các kết quả nghiên cứu có thể không đồng nhất nhau, thậm chí trái ngược theo từng vùng và ở từng nước và từng bối cảnh nghiên cứu Các nghiên cứu kinh tế đã đề xuất khá nhiều mô hình có thể ứng dụng để đánh giá tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu tới nông nghiệp Mỗi mô hình đều có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau đó nổi lên hai hướng ứng dụng mô hình kinh tế đánh giá tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu đó là mô hình cân bằng riêng phần và mô hình cân bằng tổng quát Các mô hình cân bằng riêng phần trong các nghiên cứu kinh tế về tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu được chia thành hai hướng phân tích Thứ nhất là dựa trên các mô hình mô phỏng tăng trưởng cây trồng (Eitzinger và cộng sự, 2003; Torriani và cộng sự, 2007, Mendelsohn & Dinar, 2009 [25] ) và thứ hai là sử dụng các mô hình kinh tế lượng như mô hình tiếp cận hàm sản xuất (Isik & Devadoss, 2006; Lhomme và cộng sự, 2009; Poudel và Kotani, 2013) hay mô hình Ricardo (Mendelsohn và cộng sự, 1994; Di Falco & Veronesi, 2013a, b [26]; Oluwasusi, 2013) Trong khi đó, một số nghiên cứu lại cho rằng tất cả các mô hình trên đều tập trung vào ngành nông nghiệp và một khía cạnh nhất định của nó như trồng
trọt, thuỷ sản mà không xem xét mối quan hệ tương quan với các ngành kinh tế khác hay nói cách khác chủ yếu xem xét ở dạng mô hình cân bằng riêng Vì lý do đó, một số nghiên cứu đã phát triển các mô hình kinh tế tổng quát (GEM) (Borsello & Zang, 2005; Calzadilla và cộng sự, 2010a, b [27]) nhằm đưa ra bức tranh tổng quan hơn về tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu trong mối tương quan đồng thời của rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực (Prinn và cộng sự, 1999; Kainuma và cộng sự, 2003 [28]; Dinar & Mendelsohn, 2011) Hạn chế lớn nhất của mô hình cân bằng tổng quát là khó khăn trong thu thập số liệu về giá cả ở các thị trường nên ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của mô hình Trong đó các mô hình cân bằng riêng mà điển hình là mô hình Ricardo thường được lựa chọn để đánh giá tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu trong một thị trường cụ thể trong khi mô hình cân bằng tổng quát thường áp dụng cho các nghiên cứu trên toàn bộ thị trường Một số nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới được thống kê Bảng 1 1 dưới đây làm rõ hơn về phương pháp nghiên cứu, biến số đầu vào và kết quả của đề tài
Bảng 1 1 Một số nghiên cứu nước ngoài đánh giá tác động do thiên tai, BĐKH đến trồng trọt Tên đề tài/bài báo/nghiên cứu Lĩnh vực Phương PháP sử dụng Biến số đầu vào Kết quả
Aung Tun Oo, Guido Van Huylenbroeck, Stijn Speelman (2020) Đo lường tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến trồng trọt ở khu vực khô hạn của Myanmar: Phương pháp Ricardo, Tạp chí Climate, Vol 8 No 1 [29] Sản xuất nông nghiệp Phương pháp Ricardo Nắng nóng, mưa kéo dài, biểu hiện qua biến nhiệt độ và lượng mưa
+ Dựa trên dữ liệu từ mô hình PCM, tác giả dự báo rằng nếu
0
nhiệt độ tăng từ 2-4 C trong giai đoạn 2060-2100 thì sẽ làm giảm thu nhập từ trồng trọt khoảng 18-35%;
+ Mô hình CGCM3 cũng chỉ ra tác động tiêu cực của thay đổi nhiệt độ lên thu nhập từ trồng trọt, dao động từ 15-42%; + Mô hình CSIRO đưa ra dự
báo rằng thay đổi lượng mưa có tác động tích cực đến thu nhập của hộ dân vào mùa hè và mùa đông, và tác động tiêu cực nhưng không nhiều vào mùa
Tên đề tài/bài báo/nghiên cứu Lĩnh vực Phương PháP sử dụng Biến số đầu vào Kết quả gió mùa, chỉ từ 4,3%-16%
Eid Helmy M ; El- Marsafawy, Samia M ; Ouda, Samiha A (2007) Đánh giá tác động kinh tế của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp ở Ai Cập: Phương pháp Ricardo Báo cáo nghiên cứu chính sách, số 4239, Ngân hàng Thế giới (WB), Washington DC [30] Sản xuất nông nghiệp Phương pháp Ricardo Nắng nóng (gia tăng nhiệt độ)
Kết quả phân tích từ model 1
0
cho thấy nếu nhiệt độ tăng 1 C thì thu nhập sẽ giảm $968,94 mỗi héc-ta đất trồng (không vật nuôi) và giảm $1044,28 mỗi héc-ta (có vật nuôi)
Model 2 kết quả cho thấy tưới tiêu đóng vai trò quan trọng trong hạn chế tác động xấu của sự gia tăng nhiệt độ và giúp tăng thu nhập của hộ dân, cụ thể là tăng $26,17 mỗi héc-ta đất trồng (không vật nuôi), tuy nhiên lại giảm $1680,14 mỗi héc-ta (có vật nuôi) Niggol Seo S, Mendelsohn R, Munasinghe M (2005) Biến đổi khí hậu và nông nghiệp ở Sri Lanka: một đánh giá theo phương pháp Ricardo Kinh tế phát triển và môi trường Vol 10 No 5, 581-596 [31] Sản xuất nông nghiệp Phương pháp Ricardo Nắng nóng, mưa kéo dài (nhiệt độ, lượng mưa)
Kết quả cho thấy trong khi sự gia tăng lượng mưa có tác động tích cực thì sự gia tăng về nhiệt độ mang lại nhiều tác động tiêu cực
Với kết quả hồi quy áp dụng cho 5 kịch bản khí hậu khác nhau, tác giả ước lượng tác động tiêu cực và tích cực của biến đổi khí đậu đến nông nghiệp dao động từ thiệt hại 20% đến tăng thêm 72% Với kịch bản nhiệt độ tăng
1 2 2 2 Tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp với khoảng ba phần tư dân số sống ở khu vực nông thôn bị ảnh hưởng (Viner, 2006) Do vậy, vấn đề đánh giá tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu được bắt đầu nghiên cứu từ khá sớm (Nguyễn Đức Ngữ, 1991; Nguyễn Trọng Hiệu & Đào Đức Tuấn, 1993; Nguyễn Trọng Hiệu & Trần Việt Liễn, 2000) Từ năm 1994 đến 1998, Nguyễn Đức Ngữ đã hoàn thành kiểm kê quốc gia đến năm 1993, đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực KT - XH, xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho các năm 2020, 2050, 2070 Các nghiên cứu, đề tài nhìn chung đã chỉ ra những tác động do thiên tai và BĐKH đối với nông nghiệp là rất đáng kể và thường cho thấy các tác động mang tính tiêu cực bao gồm: (i) Vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng (Đào Xuân Học, 2009, BĐKH-10, 2010, Trần Thọ Đạt, 2012); (ii) thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nhưng nhiều vùng lại bị ngập lụt, nước biển dâng (Trần Việt Liễu, 2000); (iii) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học (BĐKH-44, 2014, BĐKH-45 2014); (iv) hiện tượng thời tiết cực đoan khó dự báo tăng lên; và (v) rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, (MONRE, 2009, Trần Thục, 2011, Lê Xuân Quang, ) Thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang hợp và vì thế sẽ làm thay đổi năng suất cây trồng theo hướng bất lợi và làm gia tăng chi phí đầu tư (Thể, T V, 2009, BĐKH-45, 2014, Huỳnh Công Lực, 2017) Hơn thế nữa, nước biển
Tên đề tài/bài báo/nghiên cứu Lĩnh vực Phương PháP sử dụng Biến số đầu vào Kết quả 0
thêm 2 C và lượng mưa tăng thêm 7% thì khí hậu tác động làm giảm 27% sản lượng nông nghiệp Với kịch bản nhiệt độ
0
tăng 3,5 C thì tác động tác động của biến đổi khí hậu có thể là làm giảm 46% sản lượng nông nghiệp
dâng, mưa bất thường sẽ gây nên tình trạng ngập lụt cục bộ và xâm lấn mặn là nguyên nhân có thể mất tới 2 triệu ha trong tổng số 4 triệu ha đất trồng lúa, an ninh lương thực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Đào Xuân Học, 2009; BĐKH-18/11-15) Một số nghiên cứu tác động về thiên tai, biến đổi khí hậu tại khu vực Miền Trung cũng đưa ra một số kết quả đáng ghi nhận Như nghiên cứu của Malin (2005) về sự tổn thương của người dân tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế dưới tác động của trận lụt 1999 Nghiên cứu đã chỉ ra một số người dân nghèo tại các vùng lụt mất gần như toàn bộ mùa màng và đất đai Tran (2009) đã chỉ ra trong mù khô, lượng mưa thấp và đất ngập mặn cung cấp ảnh hưởng tiêu cực tới nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản Lap, Oanh và Hirai (2005), trong một nghiên cứu về đầm phá ven biển ở Thừa Thiên Huế, Miền Trung, Việt Nam chỉ ra rằng xâm nhập mặn làm cho đất nông nghiệp không phù hợp trồng lúa; nông dân phải chuyển sang thuỷ sản nhưng cuối cùng cũng phải từ bỏ Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các vùng đất đều bị lún, thoát nước kém, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hằng ngày và hoạt động kinh tế của các hộ dân địa phương Tình trạng ngập úng và xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương Trong một số nghiên cứu về các vùng ven biển ở tỉnh Quảng Trị, Huy (2007) đã phát hiện ra rằng do xâm nhập mặn, các hộ gia đình ở các cộng đồng ven biển ít canh tác hơn đất đai và đất đai trở nên quá suy thoái cho sản xuất nông nghiệp Hay nghiên cứu của Tuấn Anh (2016) cũng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của các hiện tượng thiên tai bão, lụt, hạn hán tới cả hoạt động nông nghiệp, tăng giá thực phẩm, thiệt hại về sản lượng gạo và cây trồng do khô hạn, chăn nuôi và cơ sở hạ tầng nông nghiệp (giảm mực nước ở các hồ chứa, nhà máy phát điện, phá huỷ công trình thuỷ lợi, hệ thống tưới tiêu) Các phương pháp sử dụng trong các nghiên cứu như đã đề cập ở trên cũng rất đa dạng và phong phú trong đó tập trung đánh giá dựa trên các tiếp cận kỹ thuật các mô hình mô phỏng, tiếp cận khía cạnh địa lý, sinh học, thủy văn, quan trắc, sức khỏe cộng đồng như một số nghiên cứu sử dụng các mô hình mô phỏng, mô hình kỹ thuật tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH - 01, 2012 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, BĐKH-23, 2013 của Hội địa chất biển Việt Nam, Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Việt Nam, 2013)
cứu xem xét tính định tính tập trung vào các vùng ven biển, vùng rừng ngập mặn, vùng đồng bằng (Thuý, L N, 2015, Mẫn, P S 2014; Đặng và cộng sự, 2014; Cần và cộng sự, 2014; Razanfindrabe và cộng sự, 2012; Viên, 2011; Dũng & Phúc, 2012) Gần đây, một số nghiên cứu và đề tài đã bước đầu sử dụng các mô hình kinh tế để đánh giá tác động do thiên tai, biến đổi khí hậu như nghiên cứu của Hương, 2018; Dũng, 2011; Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), 2012; Phùng 2012
Tổng quan các nghiên cứu đo lường tác động do thiên tai đến trồng trọt có xét đến yếu tố BĐKH chi tiết tại Bảng 1 2 dưới đây
Bảng 1 2 Một số nghiên cứu trong nước đánh giá tác động do thiên tai, BĐKH đến trồng trọt Tên đề tài/bài báo/nghiên cứu Lĩnh vực Phương PháP
sử dụng Biến số đầu vào Kết quả
Hạ Thị Thiều Dao (2016), “Tác động của thiên tai, dịch bệnh đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên, tạp chí phát triển KHCN, số 19 [32] Sản xuất nông nghiệp Phương pháp thống kê mô tả, với 3 704 mẫu thuộc 12 tỉnh thành phố của Viện nghiên cứu Trung ương Biến chịu tác động: Biến thiên tai, BĐKH: Lũ lụt, hạn hán, bão, thiên tai khác 32,76% hộ cho thấy thiên tai hạn hán, lũ lụ ảnh hưởng đến người dân Đa số các nông hộ ở Tây Nguyên thường không làm gì cả (chi đến 70,73%) hoặc giảm chi tiêu (chi đến 25,44%) Lương Ngọc Thúy
(2015)“Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và di dân của người nông dân” [33] Sản xuất nông nghiệp Phương pháp định tính tổng hợp thống kê và phân tích Các biến chịu tác động: diện tích canh tác, năng suất, chất lượng nông sản Các biến về thiên tai, BĐKH là nhiệt độ tăng, xâm nhập mặn, giá rét kéo dài
Nhiệt độ tăng 10% thì nhu cầu tưới nước cho cây trồng tăng 10%
Tên đề tài/bài báo/nghiên cứu
Lĩnh vực
Phương PháP
sử dụng Biến số đầu vào Kết quả
Huỳnh Thị Lan Hương (2013) “Tác động biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi” Tạp chí khoa học Kỹ thuật thủy lợi và Môi trường [34] Trồng trọt (lúa) Mô hình cây trồng và phần mềm DSSAT hỗ trợ ra quyết định trong hệ thống trồng trọt theo các kịch bản BĐKH Biến chịu tác động: Nhu cầu nước nông nghiệp, diện tích trồng trọt, năng suất lúa
Biến số thiên tai BĐKH: Lượng mưa, nhiệt độ, lượng bốc hơi, nước biển dâng, dòng chảy
Xu hướng BĐKH theo hướng tăng nhiệt độ các tháng mùa đông và thay đổi quy luật phân bổ nhiêt độ, mưa làm suy giảm năn suất lúa
Nguyen Thi Lan Huong (2018) “ Economic impact of climate change on agriculture using Ricardian approach: A case of northwest Vietnam”–“Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp theo cách tiếp cận Ricardian: Một trường hợp ở Tây Bắc Việt Nam” [35] Nông nghiệp (thu nhập nông dân) Mô hình Ricardo dạng dữ liệu chéo dựa vào dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS 2012 Biến chịu tác động: Doanh thu vụ mùa ròng Biến độc lập: nhiệt độ mùa khô, mùa mưa, diện tích, biến tương tác, lượng mưa, diện tích mưa, tuổi, trình độ, nước tưới, quy mô hộ, tín dụng,
Giảm lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng đến doanh thu ròng Các biện pháp thích ứng cần tập trung vào thay đổi mùa vụ, phát triển loại cây trồng mới, đào tạo người nông dân phát triển hỗ trợ tài chính
Ứng phó với biến đổi khí hậu Phân tích ngành nông nghiệp Việt Nam – do UNDP tài trợ [36] Nông nghiệp (thu nhập nông dân) Mô hình Ricardo với số