Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (Trang 38)

1.2.3.1 Khái niệm về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Từ những khái niệm về tự do thương mại, ô nhiễm môi trường, sau đây NCS xin đưa ra khái niệm về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tự do hóa thương mại tác động tích cực, tiêu cực đến các khía cạnh môi trường xuất phát từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gọi là tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Thực tiễn cho thấy, ảnh hưởng của thương mại tới môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thông qua các kênh sau.

1.2.3.2 Tự do hóa thương mại tác động tới các quy định môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Theo quan điểm và nghiên cứu của Ulph.M (1999), Đại học Southampton, thì có ba nhân tố chính của thương mại quốc tế tác động đến chính sách môi trường. Thứ

nhất, thương mại quốc tế ảnh hưởng cả về quy mô và mẫu mã của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau. Do vậy, nếu các hoạt động tạo ra sự bất lợi cho môi trường của các quốc gia tạo ra khu vực sản xuất hoặc tiêu dùng thì sau đó, thương mại sẽảnh hưởng đến môi trường ở các khu vực nhập khẩu hoặc tiêu dùng. Như vậy, thiết kế các chính sách để cải thiện sự bất lợi ảnh hưởng đến môi trường của sản xuất và tiêu dùng hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến quy mô của thương mại quốc tế. Thứ hai, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến môi trường của các quốc gia khác.Do đó, các quốc gia có thể sử dụng các chính sách thương mại như là một vũ khí để giảm sự tiếp xúc của họ với ô nhiễm xuyên biên giới. Thứ ba, các chính sách thương mại quốc tế thường phải tuân thủ các thỏa thuận môi trường quốc tế, không cần thiết đối với cách nhìn trực diện ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường được tạo ra nhưng thường là một phần của một hợp phần phê chuẩn để khi gia nhập hoặc tuân theo các thỏa thuận môi trường quốc tế.

Sự tương tác lẫn nhau giữa chính sách môi trường và chính sách thươnng mại đã xuất hiện và được tập trung nghiên cứu trong những năm cuối của thế kỷ XX. Điển hình là nghiên cứu về các điều khoản thương mại - môi trường trong khuôn khổ WTO của Klaus Liebig (1999). Klaus cho rằng, một vài chính sách môi trường có trở ngại với tự do thương mại sẽ làm cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn là giải quyết các thiệt hại môi trường do thương mại gây ra. Mặc khác, quy mô của tự do thương mại sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng tăng lên dẫn đến tăng các thiệt hại môi trường do ô nhiễm và thiếu hụt tài nguyên. Phát triển bền vững đã được quan tâm bởi sự thiếu vắng các công cụ chính sách thương mại truyền thống để thay cho chính sách thương mại kết hợp môi trường. Trong các nghiên cứu thực nghiệm về thiệt hại môi trường liên quan đến “phương pháp sản xuất và chế biến” (production and process methods- PPM), chính phủ phải quan tâm, duy trì các chính sách môi trường mặc dù những chính sách này có thể gây ra thiệt hại cho công nghiệp trong nước, thậm chí mất cả thị phần hoặc mất nguồn vốn viện trợ. Những mối quan ngại này có thể dẫn đến phá hủy hệ sinh thái khu vực mà các chính sách môi trường của chính phủ thường nới lỏng trong tiến trình cạnh tranh đúng pháp luật.

Ngược lại, theo quan điểm kinh tế của Savas cho rằng (Savas, 2002), khi có các ngoại ứng, thì rõ ràng là chính sách tự do kinh doanh không còn hấp dẫn, trong trường hợp này thì mở rộng xuất khẩu do tự do thương mại có thể là nguyên nhân gây ra thiệt hại môi trường điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều hơn việc chống lại mở rộng thương mại. Nhưng học thuyết của các mục tiêu chính sách cho chúng ta biết rằng, khi môi trường

bị phá hủy là do mất kiểm soát các ngoại ứng, chứ không phải do thương mại, và chính sách đầu tiên - tốt nhất là giải quyết môi trường thông qua chính sách môi trường đúng đắn chứ không phải chính sách thương mại. Để hài hòa các tiêu chuẩn môi trường có thể trì hoãn các quốc gia khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, kết quả là nền kinh tế không hiệu quả cũng như không cải thiện được chất lượng môi trường tốt hơn. Đối với các vấn đề ô nhiễm xuyên quốc gia thì phải được giải quyết bằng các chính sách môi trường quốc tế.

Ở quốc gia có hoạt động sản xuất và tiêu dùng cạnh tranh nhau, Chính phủ không có khả năng ảnh hưởng đến giá của thế giới thì các chính sách môi trường ởđây không được quan tâm. Như vậy, các nhà sản xuất phải tự khai thác lợi thế cạnh tranh của mình còn Chính phủ đưa ra những chính sách môi trường hướng tới “chiến lược hành vi” của DN. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, lý thuyết này gọi là học thuyết thương mại chiến lược. Điển hình là nghiên cứu của Helpman và Krugman năm 1989 (Krugman, 1989). Theo Krugman, Chính phủ có thể áp dụng những chính sách môi trường lỏng lẻo nhưng lại áp dụng những chính sách khuyến khích kinh tế có lợi cho môi trường. Ví dụ, Chính phủ khuyến khích các DN sản xuất trong nước đổi mới “công nghệ xanh” để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu. Phương thức này sẽ tạo lợi thế cho DN trong cân bằng dài hạn.

Tóm lại, có 03 nhóm các quy định thương mại để xử lý các vấn đề môi trường: - Để xử lý các vấn đề môi trường bên ngoài lãnh thổ thông qua các công cụ

thương mại như: cấm, hạn ngạch…;

- Để bù đắp đối với các quốc gia nới lỏng các quy định/ tiêu chuẩn về môi trường thông qua đánh thuế hoặc biện pháp về hải quan;

- Các biện pháp phía sau biên giới: các biện pháp môi trường nội địa không trực tiếp vào các quốc gia khác. Đây là nhóm công cụ không rõ ràng và dễ bị cho là có nhiều nguy cơ gây ra các tranh chấp thương mại và tạo ra các rào cản thương mại, như: thuế và các quy định nội địa của quốc gia nhập khẩu được áp dụng không phân biệt đối xử với các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể tạo ra rào cản thương mại cho quốc gia xuất khẩu nếu các quy định môi trường ở quốc gia nhập khẩu cao hơn so với quốc gia xuất khẩu. Các trợ cấp cho hàng hóa xuất khẩu gây ra sự gia tăng các vấn đề môi trường.

Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường được thể hiện thông qua các tá động ảnh hưởng qua lại của thương mại đến môi trường và việc giải quyết hài hòa giữa nhu cầu

tự do hóa thương mại toàn cầu và bảo vệ môi trường thông qua các cam kết ràng buộc về giải quyết các vấn đề môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do và các cam kết đảm bảo các hoạt động thương mại không gây ảnh hưởng tới môi trường trong các Hiệp định môi trường đa phương.

1.2.3.3 Tự do hóa thương mại tác động tới tăng năng suất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Bằng chứng thực nghiệm từ thập niên qua đã chứng minh rằng, tự do hóa thương mại cải thiện năng suất bằng cách dịch chuyển nguồn lực từ ngành ít hiệu quả sang ngành hiệu quả hơn trong các ngành công nghiệp. Thực vậy, khi tham gia các hiệp định thương mại ngoài việc tuân thủ các quy định thì các quốc gia còn phải tuân theo quy luật cạnh tranh và dựa vào lợi thế so sánh của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp phải cạnh tranh và nắm bắt lợi thế của mình để phát triển trong tiến trình tự do hóa thương mại. Thực nghiệm đã cho thấy, năng suất công nghiệp tăng mạnh ở các ngành tự do thương mại và giảm ở các ngành phi tự do thương mại bằng tăng đầu tư công nghệ, hoặc dịch chuyển nguồn lực. Đặc biệt, sự gia tăng năng suất trong công nghiệp chủ yếu là do sự thay đổi các nguồn lực ở ngành ít hiệu quả sang ngành hiệu quả hơn. Điều này đã được kiểm chứng qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Trefler. (Trefler, 2004).

Mặt khác, tự do thương mại còn là tác nhân gây ra sự phá sản hoặc là rời bỏ khỏi ngành công nghiệp của các doanh nghiệp năng suất thấp. Như vậy, lý thuyết và thực nghiệm đều cho thấy rằng, tự do hóa thương mại cải thiện tổng năng suất của các nền kinh tế thông qua việc phân bổ lại nguồn lực cho các công ty có năng suất cao hơn. Lý thuyết này đã được kiểm chứng ở Canada năm 2008, ở Colombia năm 2013, ở Ấn Độ năm 2011 và đều đồng nhất với mô hình Krugman 1979, 1980 (Lileeva, 2008) (Eslava, 2013; Nataraj, 2011; Krugman, 1979; Krugman, 1980)

Để so sánh mức độ tự do hóa thương mại đa ngành bằng mô hình Melitz (2003), nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cho thấy một kết quả ngược chiều. Khi quy mô của ngành công nghiệp được tự do hóa nhỏ so với quy mô của quốc gia tự do hóa, thì năng suất lao động giảm trong ngành tự do hóa, trong khi đó tăng trong các ngành công nghiệp phi tự do hoá. Kết quả này đòi hỏi Chính phủ phải có những gợi ý của mô hình đối với chính sách khuyến công. Nếu chính phủ của một quốc gia quan tâm đến việc nâng cao năng suất của một ngành "mục tiêu" nhỏ thông qua việc tái phân bổ nguồn lực từ ngành ít hiệu quả sang ngành có hiệu suất cao hơn, thì về mặt lý thuyết nên dựa trên mô hình Melitz. Vì đây là chính sách để bảo vệ ngành công nghiệp mục tiêu.

Ở cấp vi mô thì lợi ích tiềm tàng của tự do hóa thương mại là tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Những nghiên cứu, khai thác các giai đoạn tự do hoá thương mại để kiểm tra liệu sự cắt giảm thuế quan có tác động đến năng suất. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, việc giảm thuếảnh hưởng đến đến năng suất ở các doanh nghiệp lớn và chính thức. Tuy nhiên, gần như không có bằng chứng thực nghiệm về việc giảm thuế ảnh hưởng đến năng suất ở các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù, các doanh nghiệp nhỏ chiếm gần 80% việc làm ở các nước đang phát triển. Thách thức này là phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, vì trên thực tế, gần như tất cả các nghiên cứu đều nhằm tìm ra cơ chế cụ thể mà thông qua đó tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến năng suất (Fernandes, 2007) (Tybout, 2000).

Vậy tự do hóa thương mại có tác động tới năng suất của tất cả các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp không chính thức hay không? Bằng việc sử dụng yếu tố thuế quan đại diện cho tự do hóa thương mại, Shanthi Nataraj (2011) đã nghiên cứu ở Ấn Độ và thấy rằng, nếu cắt giảm 10 % thuế hàng hóa cuối cùng thì năng suất bình quân tăng 3,3%. Điều đặc biệt là sự tăng năng suất bình quân nhận thấy ở cả các doanh nghiệp nhỏ và khu vực kinh tế phi chính thức.

Như vậy, tự do hóa thương mại làm tăng năng suất dẫn đến sản xuất gia tăng và gây áp lực lên môi trường. Bởi nếu các DN đầu tư công nghệ và phân phối lại lực lượng sản xuất để tăng năng suất thì tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi và DN đó có khả năng thành công trong môi trường tự do hóa thương mại. Ngược lại, nếu DN tăng năng suất bằng sản xuất nhiều hơn sẽ dẫn đến sự phá sản và gia tăng ô nhiễm bởi cạn kiệt tài nguyên và gia tăng chất thải.

1.2.3.4 Tự do hóa thương mại tạo sự di cư của các ngành công nghiệp bẩn đến các nước đang phát triển

Vấn đề thương mại và môi trường gia tăng và bắt đầu xuất hiện trong các nghiên cứu thương mại từ năm 1970. Một trong những nghiên cứu nổi bật là lý thuyết và các cuộc khảo sát của Dean (Dean, August 1996; Dean, August 1992.; Dean, April 21–22, 1998.). Trong các nghiên cứu này, ông nêu bật những lĩnh vực khác nhau trong mối quan hệ thương mại và môi trường: (i) quy định về môi trường và lợi thế so sánh; (ii) ô nhiễm xuyên biên giới và thương mại; (iii) các rào cản phi thuế quan trong giới hạn của tiêu chuẩn; (iv) thương mại của các chất độc hại và (v) ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tới suy thoái môi trường. Trong số này, (i) và (v) là quan trọng hơn và nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà kinh tế. Như vậy, tự do hóa thương mại tác động tới ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên

trong nghiên cứu này, bằng số liệu thực nghiệm và lý thuyết của Dean, NCS chỉ nghiên cứu mặt tiêu cực của tác động này.

Robinson (1998) sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để nghiên cứu tác động thương mại đến ô nhiễm môi trường bằng những thay đổi trong chi phí xử lý ô nhiễm ở Mỹ. Ông kết luận rằng, chi phí giảm thải môi trường đã thay đổi lợi thế so sánh của Mỹ. Mỹ đã trở thành quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa giảm thải cao và xuất khẩu nhiều hàng hóa giảm thải thấp. Tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa có chi phí giảm thải cao và xuất khẩu hàng hóa có chi phí giảm thải thấp là 1,17% và 1,39% trong năm 1977 và năm 1982. Cũng trong nghiên cứu này ông còn chỉ ra rằng thành phần nhập khẩu có dấu hiệu ô nhiễm sâu. Ngoài ra, tăng 1% trong nhân tố giá sẽ dẫn tới chi phí giảm thải môi trường giảm 0,67% trong thương mại tự do của Mỹ trong năm 1977. Từ nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa có chi phí giảm thải thấp đã di chuyển từ nước Mỹ, nước tiên tiến, sang các nước khác. Điều đó chỉ ra rằng, có sự dịch chuyển đối với hàng hóa có chi phí giảm thải môi trường thấp từ nước tiên tiến sang các nước đang phát triển.

Sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) phân tích cân bằng giữa thương mại và môi trường (Trade and Environment Equilibrium Analysis (TEQUILA) ở Mexico và NAFTA, các nhà kinh tế Beghin, Roland-Holst, và Mensbrugghe (1997) (Beghin và cộng sự, 1997) chạy số liệu mô phỏng với thời gian 20 năm của thuế suất, cho thấy thuế nhập khẩu giảm dần trong suốt thời kỳ nghiên cứu. Một trong những kết luận chính của họ là tăng tự do hóa thương mại dẫn đến một sự gia tăng 3,2% trong GDP thực tế và các chất gây ô nhiễm tăng tương ứng 2,5-4,8%. Mặc dù có sự mở rộng một số hoạt động bẩn trong các lĩnh vực nhất định, nhưng thành phần môi trường trong các ngành công nghiệp ở Mexico lại trở nên sạch hơn. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng Mexico đã tăng nhập khẩu các sản phẩm 'bẩn' để thay thế sản xuất trong nước và điều này có thể tạo thành sự xuất khẩu ô nhiễm của Mexico cho các quốc gia khác và nó không chỉ là các đối tác thương mại tự do. Như vậy, tự do hóa thương mại tác động tới ô nhiễm môi trường thông qua kênh xuất nhập khẩu.

Thật vậy, tự do thương mại tạo cơ hội để giao thương hàng hóa giữa các quốc gia nhưng nếu các nước không có các quy định chặt chẽ về môi trường thì rất dễ trở thành nơi di cư của các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng: các nước đang phát triển là điểm đến của các ngành công nghiệp bẩn, do đó các nước đang phát triển được gọi là “nơi trú ẩn ô nhiễm”. Bởi các ngành công nghiệp bẩn được đẩy ra khỏi các nước phát triển vì chi phí cao và các quy định môi trường nghiêm ngặt. Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu

thực nghiệm của Wheeler, Mani và cộng sự năm 1998 (Mani và Wheeler, 1998).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)