Hạn chế và hướng nghiên cứu mới của đề tài

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (Trang 152)

Mức độ ô nhiễm trong nghiên cứu này được ước lượng trên cơ sở dữ liệu điều tra doanh nghiệp GES từ 2006 đến 2014 và IPPS của Ngân hàng Thế giới. Mặc dù phương pháp này được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong những trường hợp mà dữ liệu về ô nhiễm không đầy đủ. Tuy nhiên, mức ô nhiễm ở từ phương pháp này chỉ là giá trị ước tính và không chắc chắn phản ánh đầy đủ mức ô nhiễm thực tế. Mặt khác, nghiên cứu này dựa trên cơ sở dữ liệu chéo, nên các tác động gián tiếp đến môi trường từ tự do hóa thương mại như tăng trưởng, thu nhập, chính sách thương mại và chính sách môi trường chưa được xác định. Do đó, các kết quả thực nghiệm và gợi ý chính sách còn hạn chế.

Trong tương lai, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện những hạn chế kể trên như tìm ra phương pháp đểước tính tải lượng ô nhiễm đầy đủ hơn, xem xét cả những tác động trực tiếp, gián tiếp khác của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất. Ngoài ra, nghiên cứu tiếp theo NCS sử dụng mẫu số liệu với thời gian dài hơn đểđánh giá tác động của thương mại tới môi trường trong tổng thể chu kỳ của nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Thương mại đã biến Việt Nam từ một nền kinh tế nhập khẩu thành một nền kinh tế hết sức tự do hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên, đối tác của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cải cách thương mại và Đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hoạt động tốt hàng đầu trong các nước đang phát triển, theo nghiên cứu của Glewwe và đồng nghiệp năm 2004 (Glewwe và cộng sự, 2004). GDP bình quân đầu người của Việt Nam thuộc nhóm tăng nhanh nhất thế giới, đạt mức 5,5% trong thập kỉ 1990 và 6,4% trong thập kỉ 2000. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong năm 2015 với tốc độ tăng trưởng ước đạt 6,7%. Kinh tế Việt Nam giảm nhẹ trong nửa đầu năm 2016, với mức tăng trưởng GDP đạt 5,5%, so với 6,3% của cùng kỳ năm 2015. Sự suy giảm này được cho là hậu quả tác động của đợt hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp (WB, 2016). Nhưng các nhà kinh tế môi trường có lý do để lo lắng về sự thành công của nền kinh tế vì sự tăng trưởng nhanh chóng hàng xuất khẩu thâm dụng tài nguyên và thâm dụng lao động cũng như sự thay đổi chiều hướng thương mại hướng tới những đối tác thương mại nói chung có các quy định môi trường nghiêm ngặt hơn có hại cho môi trường như đã từng thấy ở một số nước đang phát triển.

Nghiên cứu thực nghiệm của luận án đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, hầu hết các biến của tự do thương mại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Chứng tỏ rằng, hầu hết những thay đổi của tự do thương mại đều ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Trước hết là chỉ tiêu tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nhập khẩu và tỷ lệ tổng kim ngạch có tác động ngược chiều với ô nhiễm môi trường ở cả cấp doanh nghiệp cũng như cấp độ ngành. Kết quả này đúng với thực tiễn, bởi khi tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao công nghệ, chất lượng sản phẩm để xuất khẩu những sản phẩm đạt tiêu chuẩn với thị trường quốc tế, người tiêu dùng khắt khe. Như vậy, tự do hóa thương mại không làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Kết quả này không ủng hộ giả thuyết H1 cũng như các nghiên thực nghiệm trước đây ở Việt Nam.

Thật vậy, kết quả nghiên cứu trong luận án này nhận thấy kênh đầu tư là tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp trong quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam. Bởi vì, DN FDI là doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đồng thời cũng là loại hình DN gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong hầu hết thành phần của môi trường. Kết quả này phù hợp với lý thuyết kinh tế, ủng hộ giả thuyết H3 và

một lần nữa ủng hộ lý thuyết các nước đang phát triển là “nơi trú ẩn ô nhiễm” của Ederington và cộng sự; Rober Hoffmann; Grossman và Krueger.

Bên cạnh đó, kết quả ước lượng trong luận án cho thấy, DN lớn là DN gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong hầu hết các thành phần môi trường được xét đến.

Kết quả này ủng hộ giả thuyết H4. Mặc dù, DN lớn chỉ chiếm tỷ lệ 6% trong tổng số DN ở Việt Nam và DN thuộc ngành bẩn. Vì vậy, Việt Nam không nên dựa vào lợi thế so sánh của mình để tăng quy mô doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp có quy mô lớn ở Việt Nam như: dệt may, giày da, hóa chất, sắt thép… là những doanh nghiệp phát triển dựa vào nguồn lao động giá rẻ. Do đó, ngoài chính sách vĩ mô để quản lý đầu tư, công nghệ, chiều sâu thì các quy định về xử lý chất thải tại các khu công nghiệp và người lao động cũng rất cần thiết để có thể giúp giảm ô nhiễm công nghiệp.

Mặt khác, ở cấp độ ngành, kết quả ước lượng của luận án cho thấy, tốc độ gây ô nhiễm môi trường của ngành bẩn lớn hơn rất nhiều lần ngành sạch trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp với lý thuyết kinh tế và ủng hộ giả thuyết H2. Để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách cơ cấu ngành hợp lý. Bởi theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, Việt Nam đang thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở những ngành bẩn. Thật vậy, dệt may, sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất xi măng… là những ngành có tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Như vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách để cải cách thương mại song song với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ được nhận thấy là những vùng ô nhiễm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần có chính sách quy hoạch lại các khu công nghiệp, khuyến khích các vùng kinh tế khác phát triển. Song song với điều này thì Chính phủ cũng cần có các chính sách, chế tài để khắc phục môi trường hiện trạng ở các khu công nghiệp.

Tóm lại, để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ ở ba cấp là Chính phủ, ngành, doanh nghiệp.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đinh Đức Trường (2016), “Effects of Trade Liberalisation on the Environment in the Manufacturing Sector in Vietnam”, 12th International conference on Humanities and Social Siences (IC-HUSO) 2016.14- 15 /11/2016

2. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017), Tự do hóa thương mại tác động tới ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 15, May-17

3. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2016), Trade and environment in the field of fisheries: the situation in Vietnam and lessons from some ASEAN countries, International conference "Beyond AEC: Implications for Co-operation among ASEAN +6", 2016

4. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), “Ô nhiễm không khí từ ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam trong quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập”, Hội thảo cấp trường “Hội nhập và Tăng trưởng bao trùm ở Khu vực Châu Á Thái bình dương”, 2017

5. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), “Impact of trade liberalization and FDI on Environmental pollution in Vietnam manufacturing industry”, The 2nd Kobe University - Foreign Trade University Cooperation Symposium, Kobe University, Japan.

6. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), “Impact of trade liberalization and FDI on Water in Vietnam Manufacturing industry”, 13th International Conference on Humanities and Social Sciences (IC-HUSO2017), Thailand.

7. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Chu Thị Mai Phương (2017), “The impact of green investing on the performances of enterprises in Vietnam: a study using both quantitative and qualitative methods”, 13th International Conference on Humanities and Social Sciences (IC-HUSO2017), Thailand.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anderson James E. and Peter Neary (1994), Measuring the Restrictiveness of Trade Policy, Washington D.C., United States.

2. Antwi S. (2013), 'Impact of foreign direct investment on economic growth: Empirical Evidence from Ghana', Internaltional Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Science,, No. 13(1), page: 18-25.

3. Asiedu E (2002), 'On the Determinants of Foreign Direct Investment to

Developing Countries: Is Africa Different', World Development, No. 30(1), page: 107-119.

4. B. Eickhout H. and Meijl, A. Tabeau and H. and Zeijts (2004), 'Between

Liberalization and Protection: Four Long-term Scenarios for Trade, Poverty and the Environment, soạn)', the 7th Annual Conference on Global Economic Analysis: Trade, Poverty, and the Environment, June 17-19, 2004 Washington D.C., United States.

5. Balassa Bela (1982), Development Strategies in Semi-Industrial Countries,

Oxford University Press.

6. Báo cáo đánh giá Việt Nam (2016), 'Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam 2016', Truy cập ngày 17/8/2017, từ https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1& cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwjk4Ia04ebSAhWKVrwKHRmECOIQFggXMA A&url=http%3A%2F%2Flaodong.com.vn%2Fxa-hoi%2Fcang-bien-viet-nam- thanh-bai-rac-cua-the-gioi-loay-hoay-va-nhap-nhem- 325481.bld&usg=AFQjCNHZE2qDNbjozvexoNMyVYpWmdepWQ,.

7. Beghin J., D. Roland-Holst và D. and der Mensbrugghe (1997), 'Trade and Pollution Linkages: Piecemeal Reform and Optimal Intervention', Canadian Journal of Economics, No. 30, page: 442-455.

8. Bernanke B. M and S. Gilchrist (1996), The Financial Accelerator and the Flight to Quality, Review of Economics & Statistics,

9. Bộ Công Thương (2017), Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành tựu khả quan, Truy cập ngày 22/12/2017, từ

https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad= rja&uact=8&ved=0ahUKEwiFl8DI15TUAhVIErwKHXA6DD0QFgglMAA&url

=http%3A%2F%2Fwww.trungtamwto.vn%2Ftin-tuc%2Fviet-nam-sau-10-nam- gia-nhap-wto-nhung-thanh-tuu-kha-quan&usg=AFQjCNHYAr-

HgG0GGOJQspoRtc0TaxUd7Q.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Theo Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ

thống ngành kinh tế của Việt Nam.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo phân tích cụ thể hiện trạng Môi trường không khí xung quanh.

12. Bộ TN & MT (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam

13. Borregaard Nicola (2004), 'Trade Liberalization in Chile: What is the Evidence of Its Effects and How Can Sustainable Development Be Safeguarded?',

Environmental Impacts of Trade Reform in the Americas: Lessons for future trade agreements, March 29-30, Brasilia, Brazil.

14. Brander J and M. S. Taylor (1997), 'International Trade and Open Access Renewable Resources: The Small Open Economy Case', Canadian Journal of Economics, No. (30(3). page: 526-552).

15. Chichilnisky G. (1994 ), 'North-South Trade and the Global Environment',

American Economic Review, No.84(4). page: 851-74.

16. Chính Phủ (2009), Nghịđịnh số 56/2009/NĐ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Xuất bản lần thứ 30 tháng 6 năm 2009.

17. Copeland B and S. Taylor (1994), 'North-South Trade and the Environment',

Quarterly Journal of Economics, No.109, page: 755-787.

18. Copeland B and S. Taylor (1995), 'Trade and the Environment: A Partial Synthesis',

American Journal of Agricultural Economics, No.77, page: 765-771.

19. Copeland Brian R. and M. Scott Taylor (2003), Trade and the Environment: Theory and Evidence, Washington D.C., United States.

20. Dean J (April 21-22, 1998.), 'Testing the impact of trade liberalization on the environment: Theory and evidence', Trade, global policy and the environment, Washington, DC.

21. Dean J. (August 1996), Testing the impact of trade liberalization on the environment, University of Adelaide, Australia, CIES Seminar Paper 96-11.

22. Dean J.M (August 1992.), Trade and the environment: A survey of the literature,

Washington, DC.

23. Dean Judith M. (2002), 'Does Trade Liberalization Harm the Environment? A New Test', The Canadian Journal of Economics / Revue canadienne

d'Economique, Vol. 35, No. 4(Nov., 2002), pp. 819-842.

24. Demirhan E, Masca, M, (2008), 'Determinants of Foreign Direct Investment Flows to Developing Countries: A Cross-Sectional Analysis', Economic Papers,

No. 17(4), page: 356-369.

25. Department of Rural Economy University of Alberta, Edmonton AB T6G 2H1 Canada (2006), The effects of trade liberalization on the environment: An empirical study, Canada,

26. Dunning J. H. (1992), Multinational Enterprices and the Global Economy,

Addison-Wesley, UK.

27. Ederington J, A.Levinson and J.Minier (2004), 'Trade liberalization and Pollution Havens, USA Cambridge', National Bureau of Economic Research Cambridge, USA.

28. Ederington J. Levinson, A. Minier, J (june 2004), Trade liberalization and pollution haven, Cambridge.

29. Edwards Sebastian (1993), 'Openness, Trade Liberalization, and Growth in Developing Countries', Journal of Economic Literature, (Vol. 31, No. 3 (Sep., 1993), pp. 1358-1393).

30. Eskeland and Harrison (1997), Foreign Direct Investment and the Environment,

Cambridge

31. Eslava Marcela, John Haltiwanger, Adriana Kugler, and Maurice Kugler, (2013),

Trade and Market Selection: Evidence from Manufacturing Plants in Colombia, Economic Dynamics.

32. Fernandes A.M. (2007), 'Trade policy, trade volumes and plant-level productivity in Colombian manufacturing industries', Journal of International Economics, No. (71), page: 52-71.

33. Glewwe P, N.Agrawal and D.Dollar (2004), 'Economic, Growth, Poverty, and Household Welfare in Vietnam', World bank regional and sectoral studies, Washington D.C: World bank.

34. Greenaway D. and C.H.Nam (1998), 'Industrialisation and Macroeconomic Performance in Developing Countries under Alternative Trade Strategies', Kyklos

35. Greene W.H (2003), Econometric Analysis, Prentice - Hall., NJ.

36. Grossman Gene M and B.Al. Krueger (1993), 'Environmental Impact of a North American Free Trade Agreement', NBER Working Paper, No. 3914.

37. Gumilang Howard Putra (2011), 'Economic and Environmental Impacts of Trade Liberalization: The case of Indonesia', Economic Modelling, No. 28(3), Pages: 1030-1041.

38. Halit Yanikkaya (2003), 'Trade Openness and Economic Growth: a cross country empirical investigation', Journal of Development Economics, No.(72), page: 57-89.

39. Hausman J. A. (1978), Specification Tests in Econometrics,

40. Hettige Hemamala, Paul Martin, Manjula Singh và David Wheeler (1996), 'The Industrial Pollution Projection System. Policy research working paper: The World Bank', POLICY RESEARCH WORKING PAPER.

41. Hoffmann Robert, Chew-Ging Lee, Bala Ramasamy and Matthew Yeung (2005), 'FDI and pollution: a granger causality test using panel data', International

Development.

42. Jha Sheryasi and Shanti Gamper Rabindran (2000), Environmental impact of india's trade liberalization, Truy cập ngày 02/8/2017, từ

https://www.gtap.agecon.purdue.edu/resources/download/1690.pdf,.

43. Johnson B. and S. Thomas (1996), Index of Economic Freedom, Washington: The Heritage Foundation,

44. Johnston J and J DiNardo (1997), Econometric Methods, McGraw Hill,

Joseph C.H Chai (2000), Trade and Environment: Evidence from China’s, Truy cập ngày 04/7/2016, từ Manufacturing Sector,

http://econpapers.repec.org/paper/agsuqseee/48005.htm.

45. Judge (1980), The Theory and Practice of Econometrics, John Wiley & Sons, New York.

46. Kahai S. K (2002), 'Traditional and Non Traditional Determinals of Foreign Direct Investment in Developing Countries', Journal of Applied Business Research, No. 20(1), page: 43-50.

47. Krugman Helpman E.and. P (1989), Trade policy and Market Structure,

48. Krugman Paul (1979), 'Increasing Returns, Monopolistic Competition, and International Trade', Journal of International Economics, No. 9(4), 469-79, page: 469-479.

49. Krugman Paul (1980), 'Scale Economy, Product Differentiation, and the Pattern of Trade', American Economic Review, No. 70(5), page: 950-959.

50. Krugman Paul (1994), Competitiveness A dangerous obsession,

51. Kuik O and R Gerlagh (2003), 'The effect of trade liberalization on carbon leakage under the Kyoto Protocol', The Energy Journal, No. 24(3), page: 97-120.

52. Lê Hoàng Lan (2006), 'Thách thức và cơ hội về môi trường khi gia nhập WTO', Truy cập 14/3/2013, từ

53. http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=67&News=1861&CategoryID=8, Le Quang Thong and Nguyen Anh Ngoc (2004), Incentives for Wastewater

Management in Industrial Estates in Vietnam, Incentives for Wastewater Management in Industrial Estates in Vietnam, Singapore.

54. Lee H and D. Roland-Holst (1997), 'The Environment and Welfare Implications of Trade and Tax policy', Development Economics, No. 52(1), page: 65-82.

55. Liebig Klaus (1999), The WTO and the Trade-Environment Conflict The (New) Political Economy of the World Trading System

56. Lileeva Alla (2008), Trade liberalization and productivity dynamics: evidence from Canada, Canadian Journal of Economics, No. 41(42), page: 360-390.

57. Low P and A. Yeats (1992 ), 'Do ‘Dirty’ Industries Migrate?', International Trade and the Environment, Washington, D.C, World Bank

58. Mani M and D. Wheeler (1998), 'In search of Pollution Havens: Dirty industry in the World Economy, 1960-1995', OECD Conference on FDI and the

Environment, Hague, OECD

59. Mani M and D Wheeler (1999), 'In search of Pollution Havens? Dirty Industry in the World Economy,1960-1995, In P.G. Fredriksson, 1999, ed., World Bank',

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)