Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được, cho thấy rằng, tự do hóa thương mại đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên tự do hóa thương mại cũng tác động lớn tới môi trường, vì vậy Chính phủ Việt Nam đã có các chiến lược để thay đổi môi trường Quốc gia một cách toàn diện. Các hệ thống quản trị đang được thay đổi liên tục thông qua quá trình cải cách hành chính công. Trở thành thành viên của các tổ chức thương mại quốc tế và thỏa thuận ký kết các hiệp định thương mại cũng là những yếu tố bổ sung vào quy mô và động lực cho sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam. Mỗi điều luật mới được Quốc hội thông qua chính là sự cải cách mạnh mẽ của Chính phủ và các ngành nhằm thúc đẩy sự tiến bộ trong nước, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như việc sửa đổi: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Quản lý tài nguyên. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng đã được điều chỉnh.Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách hành chính thì vấn đề môi trường đang có dấu hiệu suy giảm.
Đây chính là cảnh báo để có những giải pháp giải quyết những thách thức về môi trường xuất phát từ sản xuất công nghiệp như: ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, thâm dụng lao động. Sau đây NCS xin đưa ra một số giải pháp hàm ý chính sách để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam.
Thứ nhất, Chính phủ cần có các chính sách đểđáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế. Kết quả thực nghiệm cho thấy, tự do hóa thương mại không làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng được cơ hội của quá trình tự do hóa thương mại để phát triển kinh tế nhưng đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực của nó đối với các vấn đề xã hội và môi trường. Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp chính sách trong phát triển thương mại và bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Về phía Chính phủ:
- Điều chỉnh các chính sách thương mại phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế;
- Có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời ngăn ngừa và đối phó với nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới;
- Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên không tái tạo khác, hạn chế ô nhiễm do tăng trưởng nóng của nền kinh tế;
- Đáp ứng các yêu cầu môi trường đối với sản phẩm để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường;
- Quản lý chặt chẽ thị trường trong nước để hạn chếđến mức tối đa ảnh hưởng đối với môi trường do đẩy mạnh sản xuất;
- Thực thi triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp chặt chẽ và quết liệt.
Về phía doanh nghiệp:
- Thường xuyên cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường từ các nước nhập khẩu;
- Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng quy trình sản xuất chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trong nước và quốc tế;
- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu, tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu.
Thứ hai, trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế cần hạn chế phát triển các ngành công nghiệp bẩn. Theo mô hình tăng trưởng và theo định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cũng như kết quả nghiên cứu thì Việt Nam đang ưu tiên phát
triển các ngành công nghiệp “bẩn” vì vậy Chính sách quản lý môi trường cần ưu tiên quản lý và can thiệp đối với các ngành công nghiệp bẩn. Theo kết quả đánh giá, đã xác định được thành phần môi trường ô nhiễm, ngành ô nhiễm và khu vực ô nhiễm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề môi trường cần tiếp cận dưới nhu cầu của quốc gia để xác định thành phần ô nhiễm quan trọng nhất, các doanh nghiệp, khu vực cho sự ưu tiên. Với nguồn lực và khả năng có hạn Chính phủ không thể thực hiện khắp cả nước mà cần phải có sự ưu tiên. Các ngành gây ô nhiễm nhất cần phải có một khuôn khổ chính sách tốt và chương trình xử lý tại chỗ. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi sự củng cố, liên tục, điều chỉnh và quản lý một cách hiệu quả hơn các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ, quản lý hóa chất đã được chú trong nhiều thập kỷ qua nhưng hệ thống quản lý khá phức tạp và nhiều khoảng trống, vì vậy, cần một khuôn khổ bao quát hơn và các thể chế tập trung hơn. Đối với chất thải và chất ô nhiễm độc hại phải có sựưu tiên quản lý. Trong nghiên cứu này, bằng những số liệu cụ thể cho thấy khu vực và ngành gây ô nhiễm độc hại, đây là thông tin quan trọng để xác định được đối tượng gây ô nhiễm một cách rõ ràng. Do vậy, với nguồn lực và tài chính có hạn nên ưu tiên tập trung xử lý và kiểm soát ô nhiễm độc hại, vì đây là vấn đề nghiêm trọng không chỉ hiện tại mà còn là tương lai của Việt Nam. Để xử lý và kiểm soát độc hại trong cả nước thì Chính phủ sẽ phải chi một khoản tiền rất lớn nhưng cần thiết và nếu so với vấn đề sức khỏe, năng suất mà con người phải đối mặt với ô nhiễm thì đây còn là chi phí ít tốn kém hơn.
Đểđánh giá tình trạng ô nhiễm công nghiệp chế biến, chế tạo ban đầu cũng có thể thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống thông tin từ IPPS, thông tin này sẽ là kỹ thuật hỗ trợ cho GSO trong thiết kế bổ sung cho các cuộc điều tra tiếp theo. Đặc biệt, thông tin này sẽ giúp Chính phủ lựa chọn tài chính một cách hợp lý để thực hiện yêu cầu kiểm soát ô nhiễm ở ngành công nghiệp với các vấn đề nghiêm trọng nhất. Nhiều doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện hoặc đầu tư xử lý chất thải một cách có hệ thống và doanh nghiệp không có nguồn lực để đầu tư vào những gì họ cho là phi sản xuất để kiểm soát ô nhiễm, vì với doanh nghiệp hành vì tối đa hóa lợi ích kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Điều đó đặt ra cho Chính phủ Việt Nam một câu hỏi, một hệ thống vốn về quản lý ô nhiễm là cần thiết?
Trong quá trình hội nhập, để quản lý ô nhiễm công nghiệp thì các chương trình trợ cấp đặc biệt cần được đảm bảo. Nhưng theo thời gian Chính phủ cần các nguồn kinh phí khác. Hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng cần có sự hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư xử lý ô nhiễm. Các doanh nghiệp hiện nay thiếu sự chủ động và hỗ trợ trong tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quỹ tín dụng và ngân hàng. Tóm lại là Việt Nam đang thiếu vắng các cơ chế tài chính
cho đầu tư môi trường, làm hạn chế sự lựa chọn cho doanh nghiệp khi họ cần hỗ trợ. Nguồn vốn của quốc gia và địa phương về môi trường cần được phát triển để lấp đầy khoảng trống này.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy, DN lớn là những DN gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn các quy mô DN khác. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách, công nghệ, quy chuẩn để kiểm soát theo quy mô DN. Hiện nay, hệ thống quy chuẩn môi trường của nước ta chưa kiểm soát hết giá trị thông số cao, số lượng thông số ít, chưa có rào cản về công nghệ, ngưỡng kiểm soát. Vì vậy, việc kiểm soát tải lượng chất thải của các DN lớn gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, các DN lớn có ý thức tuân thủ tốt và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như tiết kiệm năng lượng, tái chế chất thải và xử lý nước thải hơn các DN vừa và nhỏ. Do đó, điều cần thiết là phải có các quy định về môi trường theo quy mô DN.
Thứ tư, cần có chính sách quản lý môi trường ưu tiên đối với các thành phần môi trường. Trong luận án này, NCS lựa chọn ô nhiễm chất độc, ô nhiễm kim loại, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí đểđánh giá tác động của tự do hóa thương mại lên ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Kết quả thực nghiệm cũng như thực trạng đều cho thấy, tình trạng ô nhiễm của bốn thành phần môi trường này đang là vấn đề báo động ở Việt Nam. Tải lượng ô nhiễm của bốn thành phần này gia tăng cùng với quá trình tự do hóa thương mại. Vì vậy, cần nâng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải y tế, nước thải sinh hoạt và công nghiệp đúng quy chuẩn; đối với khí thải cần giám sát công nghệ, quá trình xử lý các doanh nghiệp, khu công nghiệp chặt chẽ hơn.
Thực trạng cho thấy, quá trình công nghiệp hóa đang làm cho nguồn nước mặt từ sông, ao hồ của Việt Nam lâm vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Rất nhiều hệ thống sông đã trở thành sông chết. Mặc dù Chính phủ đã có đề án cải thiện các hệ thống sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai, nhưng các hệ thống sông này hiện tại vẫn nằm trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong báo cáo phân tích hiện trạng môi trường không khí xung quanh Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), cho thấy, ô nhiễm không khí tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp. Một số ngành công nghiệp như ngành khai khoáng, nhiệt điện, xi măng…đang hoạt động vẫn tiếp tục phát thải vào môi trường không khí một lượng bụi lớn, đây là những ngành được chia vào nhóm ngành công nghiệp bẩn trong luận án này (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).
quyết những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay như nước và không khí.
Thứ năm, cần có các chính sách tăng cường quản lý môi trường trong chính sách thu hút vốn đầu tư cũng như các DN FDI. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, Việt Nam đang là quốc gia “chứa ô nhiễm” thông qua các dự án FDI. Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vì vậy, các chính sách khuyến khích kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài chưa thực sự chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Thật vậy, Việt Nam cần hạn chế những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường sâu. Vị trí địa lý để thực hiện những dự án FDI cũng là điều rất quan trọng, quy hoạch tổng để phòng ngừa các sự cố môi trường xảy ra. Bên cạnh đó, cần thẩm định công nghệ trước quá trình thực hiện dự án, tránh những công nghệ lạc hậu đội lốt đầu tư. Mặt khác, trên thực tế, nước sở tại không có thẩm quyền trong công tác quản lý môi trường ở các doanh nghiệp FDI cũng là bất cập rất lớn.
Chính sách, tỷ lệ ký quỹ, bảo hiểm đối với các dự án khai thác khoáng sản là rất cần thiết để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên.
Thứ sáu, tăng cường công tác BVMT tại các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch khu công nghiệp phù hợp. Bất chấp những nỗ lực gần đây và quan trọng để tăng biên chế, nguồn lực và năng lực của chính quyền địa phương để giám sát hành vi và hoạt động môi trường của các cơ sở công nghiệp, nhưng hệ thống giám sát còn yếu. Để có thể góp phần làm giảm bớt điểm yếu này, một số vấn đề quan trọng cần được giải quyết:
- Quyền và trách nhiệm của kiểm soát ô nhiễm, thanh tra cần được xác định rõ ràng. Trên thực tế, các khu công nghiệp thường xuyên cấm không cho thanh tra kiểm soát ô nhiễm. Hoặc có công văn thông báo trước khi thanh tra, điều này đã tạo cho doanh nghiệp, khu công nghiệp có sự chuẩn bị đểđối phó với cơ quan quản lý, vì vậy không phản ánh chân thực công tác xử lý môi trường của doanh nghiệp.
- Phải có một hệ thống những yêu cầu tự báo cáo cho các cơ sở công nghiệp, cùng với các hình phạt hành chính về hành vi tự báo cáo thiếu, và hình phạt nghiêm khắc đối với cố ý báo cáo thông tin sai hoặc sai phạm. Hiện nay, báo cáo môi môi trường hiện trạng của Việt Nam đã được thực hiện thường xuyên, định kỳ hằng năm. Nhưng báo cáo này chỉ mang tính hành chính không phản ánh trung thực hiện trạng môi trường doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan quản lý môi trường cần phối hợp và có chế tài để doanh nghiệp có sự quan trắc, thu thập số liệu môi trường một cách trung thực nhất.
- Cần phải nỗ lực đáng kể để tăng số phòng thí nghiệm được công nhận có thể cung cấp, lấy mẫu và phân tích cho các cơ sở công nghiệp để thực hiện yêu cầu tự báo cáo của họ. Điều này đi song song với sự cần thiết cho một hệ thống đáng tin cậy của
các phòng thí nghiệm cấp giấy chứng nhận, trong đó có tiêu chí, lệ phí, và hình phạt đối với sự thiếu tuân thủ với các yêu cầu chứng nhận. Các phòng thí nghiệm của Sở TN & MT không nên được phép ký hợp đồng với các cơ sở công nghiệp cho các mục đích mà họ phải thực hiện yêu cầu tự báo cáo. Các khu vực tư nhân cũng nên được phép nhận các lĩnh vực hoạt động này, vì điều này giúp minh bạch hóa thông tin.
- Quản lý và phân tích dữ liệu là rất quan trọng để đánh giá, sử dụng hiệu quả các thông tin và cải thiện chất lượng môi trường một cách hiệu quả. Hiện nay, các thông tin thu thập được ít được sử dụng cho mục đích đưa ra quyết định như vậy mục tiêu nhắm vào hiệu quả của hoạt động chưa được thực hiện. Ví dụ: chúng ta chỉ thực hiện nhằm vào các nhà máy bị thanh tra và nhà máy chỉ xuất hiện đểđược báo cáo sai phạm hoặc vi phạm tiêu chuẩn. Còn các thông tin thực tế của các doanh nghiệp báo cáo thì ít khi được sử dụng làm thông tin nghiên cứu hoặc đưa ra quyết định.
- Nên có hệ thống điểm chuẩn cần được thiết kếđúng và công bố thông tin của hoạt động môi trường của chính quyền địa phương, đi kèm với một hệ thống khen thưởng.
- Cuối cùng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng như thực trạng cho thấy, hầu hết các vùng đều có tác động đên ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, một số vùng điển hình như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ là những vùng nhận thấy ô nhiễm nhất. Trên thực tế, những khu vực này tập trung số lượng DN nhiều hơn các khu vực khác. Vì vậy, cần có những chính sách phân bổ hợp lý số lượng doanh nghiệp và quy hoạch cơ sở hạ tầng đảm bảo công tác quản lý môi trường tại các Khu công nghiệp.
Thứ bảy, Chính phủ Việt Nam cần xây dựng hài hòa giữa chính sách thương mại và môi trường đáp ứng các quy định về môi trường trong thương mại quốc tế, như:
Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011 - 2020, định hướng tới năm 2030 theo Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 đã đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công