Những yêu cầu về môi trường của ngành công nghiệp chế biến, chết ạo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

trong thương mi quc tế và bài hc kinh nghim cho Vit Nam

Xây dựng các chính sách môi trường hài hòa nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại, không tạo ra những rào cản đối với thương mại sẽđóng

góp vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Ngược lại, các chính sách thương mại thúc đẩy phát triển kinh tế phải có tác dụng hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về môi trường. Điều này đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường ở cả 3 cấp độ quốc tế, quốc gia và doanh nghiệp (Viện nghiên cứu thương mại, 2017). Mỗi quốc gia có những chính sách riêng để hài hòa mối quan hệ thương mại và môi trường. Sau đây NCS xin tổng hợp một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về yêu cầu và quản lý môi trường ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn. Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000... đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu.

Chính phủ Thái Lan chủ trương kết hợp các vấn đề kinh tế và vấn đề môi trường ngay từ khâu lập kế hoạch, tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường quan trọng như bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về môi trường, khuyến khích tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là thuỷ sản, rau quả và hàng dệt may. Giấy phép xuất khẩu được Chính phủ Thái Lan áp dụng để quản lý hạn ngạch hoặc cấm xuất khẩu vì các lý do kinh tế, sức khoẻ và sự an toàn cũng nhưđể thực hiện thoả thuận với các đối tác thương mại, đặc biệt là đối với các nhóm hàng như dệt may, phương tiện gắn động cơ, một số sản phẩm nông sản.

Indonesia đã có những chính sách, biện pháp mạnh và đồng bộđể quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông thuỷ sản, hạn chế tối đa mức ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu (Viện nghiên cứu thương mại, 2017).

Từ những chính sách mà các quốc gia trên thế giới áp dụng, NCS đúc rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

-Chính sách khuyến khích mở cửa thị trường phải đi kèm với các chính sách và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia;

-Chính sách tăng trưởng xuất khẩu phải đi kèm với các chính sách và biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học;

-Chính sách bảo vệ môi trường trong nước phải tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ bằng cách đáp ứng các yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu;

-Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với quy định quốc tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh, quy định và tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói, nhãn môi trường và nhãn sinh thái của hàng hoá xuất khẩu;

-Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực. Các cam kết trong hiệp định thương mại tự do có một số điều khoản đề cập đến vấn đề môi trường, phát triển bền vững. Sau đây NCS xin trình bày những nội dung môi trường tại các điều khoản, các chương, các phụ lục mà Việt Nam đã tham gia ký kết, và phân tích những yếu tố nhạy cảm liên quan tới môi trường ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.(Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)