Thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tại Tòa

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án - Thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 54 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tại Tòa

Chí Minh

2.2.1. Thực trạng tranh chấp đất đai và giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tạiTòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1.1. Tình hình tranh chấp đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tính theo Báo cáo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, khiếu nại về đất đai đã chiếm tỷ lệ hơn 70% với tỷ lệ khiếu nại dẫn đầu thuộc về hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

Trong số 70% đơn khiếu nại chủ yếu là đơn có nội dung liên quan đến việc áp dụng chính sách pháp luật đất đai trước năm 2013 như sau:

- Khiếu nại có liên quan đến thu hồi đất chiếm khoảng 26%; - Khiếu nại có liên quan đến giá bồi thường chiếm khoảng 21%;

- Khiếu nại có liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm khoảng 22%;

- Khiếu nại có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, cho thuê đất… chiếm khoảng 01%;

- Đơn tranh chấp đất đai chiếm khoảng 12% (đa số tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân);

- Đơn đòi lại đất cũ chiếm khoảng 7%;

- Đơn tố cáo sai phạm về đất đai chiếm khoảng 11%.

Thực tế hiện nay số đơn khiếu nại về đất đat trên địa bàn TP. HCM hiện nay là 1.125 đơn đứng thứ 2 cả nước sau TP. Hà Nội.

Các tranh chấp đất đai thường gặp tại TP. Hồ Chí Minh:

(1) Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất do người khác đang quản lý, sử dụng

Trường hợp tranh chấp QSDĐ mà nguồn gốc đất tranh chấp (do cha ông để lại, do mua bán, được tặng cho, thừa kế, hoặc khai hoang, phục hóa…). Nhưng vì chiến tranh hoặc do làm ăn gặp khó khăn, chủ đất cũ bỏ đi nơi khác sinh sống. Khi giải phóng chủ đất không về quản lý sử dụng. Do đó, có người đã tự ý xây dựng nhà ở, sử dụng canh tác cho đến nay. Người đang sử dụng đất đã sử dụng đất này từ trước hoặc từ khi LĐĐ năm 1987 có hiệu lực, một thời gian dài chủ đất không có ý kiến gì, nay mới khởi kiện đòi lại đất.

Trong giai đoạn trước năm 1980 và sau năm 1980, Nhà nước có nhiều văn bản ghi rõ người có đất không sử dụng đất trong 6 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép thì Nhà nước có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất. Tại khoản 5 Điều 14 LĐĐ năm 1987 cũng đã quy định rõ là Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong các trường hợp sau đây: “… Người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong 6 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép”. Trước khi có Hiến pháp năm 1992 và LĐĐ năm 1993 thì có giai đoạn

Nhà nước cấm công dân mua, bán, cho thuê, lấn, chiếm đất, phát canh thu tô dưới mọi hình thức. Do đó, các giao dịch mua, bán, cho thuê, cầm cố đất ở thời điểm này về nguyên tắc đều bị coi là vô hiệu. Điều đó thể hiện quan điểm, chủ trương của Nhà nước đối với các trường hợp người có đất nhưng không sử dụng đất. Vì vậy, nếu đất tranh chấp đã được một bên sử dụng trước hoặc trong thời gian LĐĐ năm 1987 có hiệu lực và một thời gian dài không có tranh chấp, nay chủ đất cũ đòi lại đất thì phải xem xét kỹ đến quyền lợi của người lao động trực tiếp quản lý, canh tác, sử dụng đất liên tục trong một thời gian dài, và đã thực hiện đúng các chính sách và pháp luật về đất đai nhằm ổn định sản xuất, đời sống cho nhân dân. Khi giải quyết tranh chấp QSDĐ giữa chủ đất cũ và người đang sử dụng đất, Tòa án cần làm rõ thời điểm sử dụng đất của người sử dụng đất cũ và người sử dụng đất mới, ai là người đứng tên kê khai đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; người có thời gian thực tế trực tiếp sử dụng đất tranh chấp. Tùy từng trường hợp mà xử lý như:

Trong trường hợp chủ cũ không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, không thực hiện quyền quản lý, sử dụng của chủ sử dụng đất; còn người đang sử dụng đất đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính; đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục về việc kê khai, đăng ký và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là có căn cứ pháp luật, thực hiện đúng quy định của LĐĐ năm 1987, LĐĐ năm 1993, LĐĐ năm 2003, LĐĐ năm 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì Toà án cần bác yêu cầu đòi đất của chủ cũ và công nhận QSDĐ hợp pháp cho người đã được cấp GCNQSDĐ.

Đối với trường hợp cả hai bên (chủ đất cũ và người đang sử dụng đất) đều được cấp GCNQSDĐ theo LĐĐ năm 1987 hoặc LĐĐ năm 1993 (cấp trùng nhau) nay các bên tranh chấp QSDĐ. Đối với trường hợp này, Tòa án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện thủ tục kê khai, cấp GCNQSDĐ, căn cứ pháp lý để được cấp GCNQSDĐ của các bên và cần xác minh ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ để làm rõ việc cấp GCNQSDĐ có đúng pháp luật không. Trên cơ sở đó, Tòa án mới có căn cứ để công nhận QSDĐ cho bên được cấp GCNQSDĐ hợp pháp. Trên thực tế giải quyết tranh chấp, nhiều Tòa án chỉ hỏi ý kiến cán bộ địa chính xã hoặc cán bộ

Phòng tài nguyên môi trường để làm căn cứ xét xử là chưa đầy đủ, chưa có căn cứ vững chắc.

Đối với trường hợp chưa bên nào được cấp GCNQSDĐ, nhưng quá trình sử dụng, người sử dụng đất có kê khai, được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính và họ đang quản lý, sử dụng đất liên tục từ khi có LĐĐ năm 1987 cho đến nay, trong khi đó chủ đất cũ không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất, sau ngày 01/7/2014, một trong các bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải thụ lý giải quyết. Tòa án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc người đang sử dụng đất thực tế đã sử dụng đất trong thời gian bao lâu, chủ cũ đã từ bỏ quyền sử dụng đất của mình trong hoàn cảnh nào và từ thời gian nào. Trên cơ sở đó, Tòa án xem có căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được quy định trong BLDS hay không, để tuyên quyền sử dụng đất thuộc về người đang sử dụng đất trên thực tế.

(2) Tranh chấp quyền sử dụng đất do lấn chiếm

Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất mà một bên lấn chiếm (không thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu theo quy định của BLDS và không thuộc trường hợp bị điều chỉnh theo LĐĐ) thì Tòa án cần phải thu thập đầy đủ các tài liệu như sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, sổ mục kê… bản đồ, GCNQSD… Các tài liệu thể hiện về hiện trạng của thửa đất trước khi có việc mua bán chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất sau khi đã chuyển nhượng. Nếu thửa đất được chuyển nhượng cho nhiều người thì phải xem xét kỹ hợp đồng chuyển nhượng của từng người có liên quan đến phần đất tranh chấp, ai là người chuyển nhượng trước, mốc giới và thực tế sử dụng, thời gian sử dụng; diện tích, mốc giới thể hiện trên các tài liệu khi các bên kê khai… để có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của mỗi bên theo các giấy tờ chứng cứ. Sau đó, Tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc, xác định diện tích thực tế mỗi bên đang sử dụng. Nếu số liệu trong các tài liệu mâu thuẫn nhau, cần giải thích cho đương sự phải yêu cầu giám định hoặc giám định lại như: đo đạc lại diện tích thực tế hai bên đang sử dụng, giám định các chữ số nghi ngờ có sự tẩy xóa, sửa chữa…, từ đó mới có cơ sở để xác định các bên có lấn chiếm đất của nhau hay không? Chỉ khi nào xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở xác định ranh giới đất thì mới có khả năng giải quyết đúng việc tranh

chấp. Trên thực tế có trường hợp xác định có lấn chiếm đất, nhưng bên lấn chiếm đã xây dựng nhà kiên cố nếu tháo dỡ một phần sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ giá trị của căn nhà, do đó cần định giá giá trị quyền sử dụng đất phần đất lấn chiếm đã xây dựng nhà để buộc bên lấn chiếm trả lại bằng giá trị và được quyền sử dụng phần đất đã lấn chiếm.

(3) Tranh chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất chiếm hữu ngay tình

Điều 168 BLDS năm 2015 đã quy định về quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình như sau: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hũu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Khi giải quyết các tranh chấp QSDĐ nói chung và các yêu cầu bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp nói riêng thì cần chú ý là BLDS năm 2015 có những quy định nhằm bảo vệ không chỉ các quyền và lợi ích của chủ sở hữu, của người có quyền sử dụng đất hợp pháp mà còn bảo vệ cả quyền và lợi ích của người chiếm hữu ngay tình. Nếu bản án xác định một người có tài sản là quyền sử dụng đất hợp pháp sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người đó đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác; việc chuyển nhượng này đã làm đúng theo quy định của pháp luật, hoặc một người đã mua tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, việc mua bán đó là ngay thẳng, họ chiếm hữu ngay tình thì dù bản án đó sau này bị kháng nghị hủy bỏ thì chủ sở hữu không được đòi lại tài sản này mà chỉ được bồi thường thiệt hại.

(4) Tranh chấp quyền sử dụng đất do đứng tên hộ

Hiện nay pháp luật chưa quy định về giao dịch đứng tên hộ (tức là người chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn đứng tên trên các văn bản, tài liệu liên quan đến việc cấp đất, chuyển nhượng QSDĐ hoặc trên GCNQSDĐ nhờ người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đứng tên trên các văn bản, tài liệu liên quan đến việc cấp đất, chuyển nhượng QSDĐ hoặc trên GCNQSDĐ) nhưng trên thực tế đã xảy ra các tranh chấp về giao dịch đứng tên hộ. Do chưa có quy định nên khi xét xử còn có nhiều quan điểm khác nhau như xác định giao dịch đứng tên hộ là giao dịch giả tạo, giao dịch

mua hộ hoặc là giao dịch có điều kiện. Khi giải quyết giao dịch đứng tên hộ cần xác định rõ ràng, chính xác về bản chất của giao dịch đứng tên hộ; xét về tính hợp lý thì giao dịch đứng tên hộ phải được coi là giao dịch có điều kiện. Trường hợp giao dịch đứng tên hộ chưa phát sinh hiệu lực, tài sản đứng tên hộ thuộc sở hữu của người đứng tên hộ. Người nhờ đứng tên hộ chỉ có quyền đòi lại tài sản đã chuyển giao cho người đứng tên hộ và bồi thường thiệt hại hoặc có quyền hưởng giá trị tài sản đứng tên hộ mà không có quyền đòi lại tài sản đứng tên hộ.

2.2.1.2. Tình hình giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

a) Kết quả xét xử sơ thẩm

Từ năm 2016 đến năm 2020, TAND TP. Hồ Chí Minh đã thụ lý 4.701 vụ TCĐĐ, đã giải quyết 4.371 vụ. Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 2.2. Số liệu thụ lý và giải quyết án tranh chấp đất đai sơ thẩm của TAND TP.

Hồ Chí Minh

Năm Thụ lý

Đã giải quyết

Còn lại

Công nhận thỏa thuận

của các đương sự Đình chỉ Xét xử 2016 869 192 38 581 58 2017 914 301 50 511 52 2018 887 296 41 469 81 2019 1.056 362 82 536 76 2020 975 278 61 573 63 Tổng 4.701 1429 272 2.670 330

Quá trình giải quyết TCĐĐ theo thủ tục sơ thẩm đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án phải tuân thủ đúng các quy định của BLTTDS năm 2015. Khi đương sự gửi đơn và nộp kèm theo các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu của mình, Tòa án phải xem xét vụ việc đó đã được hòa giải ở cơ sở chưa, có thuộc thẩm quyền không; nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì thụ lý vụ án, xác minh thu thập chứng cứ, hòa giải và đưa vụ án ra xét xử. Để hoàn tất hồ sơ vụ án TCĐĐ là một quá trình tố tụng phức tạp, mất rất nhiều thời gian công sức và phải tuân thủ chặt chẽ quy định của BLTTDS, BLDS, LĐĐ và các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết TCĐĐ.

Từ năm 2016 đến năm 2020, TAND TP. Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm 183 vụ án TCĐĐ do có kháng cáo, kháng nghị; đã quyết định: Giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm 75 vụ; sửa án sơ thẩm 73 vụ; hủy bản án sơ thẩm 15 vụ.

Bảng 2.3. Kết quả án TCĐĐ phúc thẩm của TAND TP. Hồ Chí Minh bị kháng cáo

theo thủ tục phúc thẩm

Năm Tổng số vụ án bị kháng cáo

Kết quả giải quyết

Y án Sửa án do có tình tiết mới Sửa án do sai Đình chỉ xét xử phúc thẩm 2016 31 17 14 0 0 2017 37 15 19 3 0 2018 34 14 15 5 0 2019 41 18 19 4 0 2020 40 11 25 4 0 Tổng 183 75 93 15 0

Các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh là thuộc trường hợp có đương sự ở nước ngoài hoặc theo đề nghị của TAND cấp quận - huyện, TAND cấp Thành phố lấy lên để giải quyết. Mặc dù việc giải quyết các vụ án TCĐĐ đạt tỷ lệ cao, đảm bảo chất lượng, luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự; thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ, thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên còn một vài vụ phải kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử do đương sự đang ở nước ngoài hoặc phải chờ kết quả ủy thác tư pháp.

2.2.2.Đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án tại TAND thành phố Hồ Chí Minh, đề tài tổ chức lấy ý kiến đánh giá từ các cán bộ tại TAND thành phố, các tổ chức, cá nhân đã từng thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai thông qua tòa án nhân dân, kết quả được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Kết quả lấy ý kiến về thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp

đất đai bằng tòa án tại TAND thành phố Hồ Chí Minh

T

T Tiêu chí

Mức độ đánh giá

1 Thực hiện tiếp nhận giải quyết

tranh chấp đất đai bằng tòa án 3,14 3,27

2

Thực hiện quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án

3,22 3,37

3

Thực hiện quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai bằng

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án - Thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 54 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w