7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án
2.1.2.1. Các nguyên tắc chung về giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Đại từ điển Tiếng việt xuất bản năm 1999 quan niệm nguyên tắc là những quy định, phép tắc, tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét, làm việc. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND là những quy định, tiêu chuẩn, phép tắc chung và những quy định, tiêu chuẩn đặc thù trong xét xử mà TAND phải tuân thủ trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Để việc giải quyết tranh chấp đất đai đạt hiệu quả và ý nghĩa như mong muốn thì TAND cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý. Đây là nguyên tắc cơ bản chi phối toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Mọi tranh chấp về đòi lại đất đã được điều chỉnh, giao cho người khác sử dụng khi thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đều không xem xét giải quyết. Bởi lẽ, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và kiên quyết bảo vệ các thành quả cách mạng về ruộng đất.
Hai là, giải quyết tranh chấp đất đai phải bảo đảm cho người trực tiếp sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất. Mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta là thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Việc giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất nông nghiệp nói riêng phải đảm bảo mục tiêu này. Điều này có nghĩa là khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý đến việc bảo đảm cho người nông dân có đất để sản xuất. Không vì một lý do gì mà một trong các bên tranh chấp là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp lại bị mất đất hoặc thiếu đất để sản xuất
Ba là, coi trọng việc hòa giải tranh chấp đất đai; phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác ở cơ sở tham gia giải quyết tranh chấp đất đai. Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp giải quyết tranh chấp dựa trên tính tự nguyện, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên đương sự và ít tốn kém về kinh tế mà lại
dễ thực hiện. Hơn nữa, hòa giải tranh chấp đất đai còn phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân muốn duy trì sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp đất đai phải coi trọng và đề cao phương thức hòa giải tranh chấp. Chỉ khi sử dụng biện pháp này không thành thì mới đưa ra các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Kể cả khi vụ việc được đưa đến TAND để thụ lý thì trong quá trình giải quyết, trước khi xét xử, Tòa án bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đối với các bên đương sự.
Bốn là, gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với bố trí lại cơ cấu sản xuất,
phân công lại lao động ở nông thôn; tìm kiếm việc làm, mở mang ngành nghề và tăng thu nhập cho người lao động. Trong điều kiện “đất chật người đông” thì đây là một nguyên nhân khách quan dễ phát sinh tranh chấp đất đai. Vì vậy, cần rút bớt một lực lượng lao động đáng kể ở khu vực sản xuất nông nghiệp sang làm việc trong các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Thiết nghĩ đây mới là giải pháp căn bản, lâu dài và bền vững trong giải quyết tranh chấp đất đai. Để làm được điều này thì cần phải gắn việc giải quyết tranh chấp đất đai với bố trí lại cơ cấu sản xuất, phân công lại lao động ở nông thôn; tìm kiếm việc làm, mở mang ngành nghề và tăng thu nhập cho người lao động...
2.1.2.2. Các nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân
Bên cạnh việc tuân theo những nguyên tắc chung thì hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND còn tuân thủ các nguyên tắc đặc thù cơ bản sau đây:
Một là, nguyên tắc hai cấp xét xử. Đây là nguyên tắc phổ quát được tất cả
các quốc gia trên thế giới thực hiện. Việc xét xử theo hai cấp đảm bảo ở mức thấp nhất việc sai sót, oan sai. Bởi lẽ, Tòa án xét xử phúc thẩm chính là xem xét lại tính chính xác, khách quan, công bằng, vô tư và đúng pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Trong trường hợp phát hiện sai sót, vi phạm trình tự tố tụng hoặc bản án tuyên không đúng pháp luật thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tuyên hủy và trả hồ sơ cho Tòa án cấp sở thẩm xét xử lại theo đúng pháp luật.
Hai là, nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc tối thượng. Nó đảm bảo cho Tòa án là hiện thân của công lý, công bằng và lẽ phải. Nguyên tắc này đảm bảo cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập không chịu bất kỳ một áp
lực, sức ép nào từ bất kỳ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Có như vậy, bản án - sản phẩm của hoạt động xét xử - mới đảm bảo tính khách quan, công bằng và đúng pháp luật; đồng thời, mới khiến các bên đương sự và xã hội “tâm phục, khẩu phục”. Trên cơ sở đó, TAND mới gây được niềm tin tưởng của người dân vào công lý, vào sự công bằng và lẽ phải. Hơn nữa, nguyên tắc này nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân có hành vi gây cản trở, tác động, tạo áp lực lên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để đưa ra bản án thiếu khách quan, công bằng và vi phạm pháp luật.
Ba là, nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nguyên tắc này
nhằm phát huy trí tuệ của tập thể Hội đồng xét xử trong việc đưa ra phán quyết. Bởi lẽ, nhiều vụ án tranh chấp đất đai rất phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội. Mặt khác, bản án, quyết định của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của một tổ chức, một cá nhân hoặc đến các bên đương sự cũng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Chính vì vậy, việc huy động trí tuệ, chất xám của các thành viên trong Hội đồng xét xử đảm bảo quyết định đưa ra có sự đồng thuận cao, tránh sự thiên vị, định kiến hoặc mang tính chủ quan, duy ý chí của một hoặc một vài cá nhân có thẩm quyền.
Bốn là, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Đây không chỉ là nguyên tắc mà
còn là yêu cầu đặt ra trong Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Nghị quyết số 49/NQ -TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Tranh tụng trong xét xử sẽ loại trừ được tình trạng “án bỏ túi”, thỉnh thị án. Thông qua tranh tụng trong xét xử, các tình tiết, chứng cứ, nội dung vụ việc được phân tích, mổ xẻ, xem xét, đánh giá nhiều chiều, nhiều góc độ; qua đó làm rõ bản chất vụ việc, sự thật khách quan. Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử đưa ra bản án, phán quyết chính xác, khách quan và công bằng. Mặt khác, việc tranh tụng trong xét xử sẽ ngăn ngừa tình trạng Thẩm phán đưa ra quyết định mang tính chủ quan, duy ý chí và không coi trọng các ý kiến tranh luận, phản biện...