Những lợi ích khi tham gia thị trường thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Bài tập thương mại điện tử (Trang 29 - 31)

Bill Gates, người hùng lừng danh của lĩnh vực công nghệ thông tin từng nói: “Trong

5-10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là kinh doanh online , hoặc không nên kinh doanh gì nữa”. Câu nói này nổi tiếng như một tiên đoán lịch sử chứng minh cho

sức mạnh và vai trò của thương mại điện tử trong tương lai.  Thu thập được nhiều thông tin

Với việc tham gia vào môi trường Thương mại điện tử toàn cầu, doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng và khổng lồ qua đó có cơ hội lựa chọn các thông tin phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh của minh

Giảm chi phí sản xuất

Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (chẳng hạn như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

Với Thương mại điện tử, DN không phải chi nhiều cho việc thuê mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa... Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành và marketing website mỗi tháng không quá một triệu đồng, DN đã có thể bán hàng qua mạng. Nếu website của doanh nghiệp chỉ trưng bày thông tin, hinh ảnh sản phẩm, DN tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Nếu DN sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nhân có thể ngồi nhà tim kiếm khách hàng quốc tế qua mạng. Doanh nghiệp còn tiết kiệm được chi phí trong việc quản

Sản xuất hàng theo yêu cầu

Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hinh là Dell Computer Corp

Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường

Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

Củng cố quan hệ khách hàng

Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, chất lượng dịch vụ, thái độ và tốc độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tim và giữ khách hàng.

Tăng doanh thu:

Với thương mại điện tử, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp giờ đây không còn bị giới hạn về mặt địa lý. Doanh nghiệp không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong địa phương, mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Việt Nam hoặc bán ra toàn cầu. Doanh nghiệp không ngồi chờ khách hàng tự tim đến mà tích cực và chủ động đi tim khách hàng cho minh. Vi thế, số lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Tuy nhiên, lưu ý rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp phải tốt, cạnh tranh, nếu không, thương mại điện tử không giúp được cho doanh nghiệp.

Tăng lợi thế cạnh tranh:

Kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh nhân tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Khi các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đều áp dụng Thương mại điện tử, thi phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng riêng (differentiation) cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của minh để có thể thu hút và giữ được khách hàng.

Một phần của tài liệu Bài tập thương mại điện tử (Trang 29 - 31)