Phương pháp đánh giá năng lực giảiquyết vấn đề

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề “kính tiềm vọng” khoa học tự nhiên 7 theo định hướng giáo dục stem tại nước chdcnd lào (Trang 35)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.4. Phương pháp đánh giá năng lực giảiquyết vấn đề

Theo Nguyễn Công Khanh: “Việc đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn mà sản phẩm đầu ra đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới chuẩn nào đó” [5].

Theo [13], đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh cụ thể.

Theo [1] đánh giá năng lực GQVĐ của người học cũng như đánh giá các năng lực khác thì không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống sáng tạo khác nhau. Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm học tập và quá trình học tập của người học, đánh giá năng lực người học được thực hiện bằng một số phương pháp (công cụ) sau:

Đánh giá qua quan sát: Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ, các hành vi, kĩ năng thực hành và kĩ năng nhận thức như là cách GQVĐ trong một tình huống cụ thể. Để đánh giá qua quan sát, GV cần tiến hành các hoạt động:

+ Xây dựng mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát.

+ Đưa ra các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thông qua các biểu hiện của các năng lực cần đánh giá)

+ Thiết lập bẳng kiểm phiếu quan sát.

+ Ghi chú những thông tin chính vào phiếu quan sát.

+ Quan sát và ghi chép đầy đủ những biểu hiện quan sát được vào phiếu quan sát và đánh giá.

Đánh giá qua hồ sơ học tập: Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của cá nhân, trong đó mỗi cá nhân tự đánh giá về bản thân, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình, tự ghi kết quả học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của mình, từ đó tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới. Hồ sơ học tập có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân, giúp người học tìm hiểu về bản thân, khuyến khích hứng thú học tập và hoạt động tự đánh giá. Từ đó thúc đẩy mỗi cá nhân chú tâm và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình.

Tự đánh giá: Tự đánh giá là một hình thức mà người học tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiên với các mục tiêu của quá trình học, người học sẽ học cách đánh

giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điều cần thay đổi để hoàn thiện bản thân.

Đánh giá qua bài kiểm tra: Đánh giá qua bài kiểm tra là một hình thức giáo viên đánh giá năng lực học sinh bằng cách giáo viên cho đề kiểm tra trong một thời gian nhất định để học sinh hoàn thành, sau đó giáo viên chấm bài và cho điểm. Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được ở học sinh những kĩ năng và kiến thức, qua đó giáo viên có thể điều chỉnh các hoạt động dạy học và có biện pháp giúp đỡ đến từng HS.

Đánh giá đồng đẳng: là một quá trình trong đó các nhóm người học trong lớp sẽ đánh giá công việc lẫn nhau dựa theo tiêu chí đã định sẵn. Đánh giá đồng đẳng giúp người học làm việc hợp tác, cho phép người học tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập đánh giá. Qua đó phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự trung thực, linh hoạt, nhạy bén và khả năng tập trung.

Như vậy, trong việc đánh giá năng lực GQVĐ cũng như các năng lực khác giáo viên cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm tra kiến thức kĩ năng. Khi xây dựng các công cụ đánh giá cần xác định rõ mục tiêu, biểu hiện của năng lực cần đánh giá để từ đó xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể rõ ràng.

1.3. Thực trạng dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở Lào

Điều tra thực tiễn việc dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở Lào

Để có những căn cứ soạn thảo tiến trình dạy học chủ đề ‘’kính tiềm vọng’’ theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh trung học cơ sở , chúng tôi đã xây dựng phiếu phỏng vấn và tiến hành điều tra đối với giáo viên và học sinh ở một số trường THCS trong Huyện Xôn Ná Bu Li, Tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt, nước CHDCND LÀO, gồm: Trường THCS - THPT Nôn Sạ Vàng số 1; Trường Trường THCS - THPT Bơng Xạng số 2. Số giáo viên được phỏng vấn là 12 giáo viên và số học sinh được phỏng vấn là 65 học sinh.

1.3.1. Mục đích điều tra

Điều tra thực trạng dạy và học môn khoa học tự nhiên nhằm:

− Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn khoa học tự nhiên của giáo viên và học sinh;

− Tìm hiểu sự hiểu biết của GV về giáo dục STEM;

− Sự cần thiết của giáo dục STEM trong dạy học môn KHTN ở trường THCS; − Những khó khăn của giáo viên và học sinh khi áp dụng dạy và học theo định hướng giáo dục STEM vào môn khoa học tự nhiên;

theo định hướng giáp dục STEM.

1.3.2. Phương pháp điều tra.

Để việc điều tra được thuận lợi và có hiệu quả cao chúng tôi đã tiến hành: − Gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo nhà trường để xin phép điều tra. − Gặp gỡ các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, các thầy (cô) giáo để trao đổi về giáo dục STEM và trao đổi về dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM.

Bên cạnh việc lắng nghe ý kiến của các thầy (cô) giáo và các em học sinh, chúng tôi còn sử dụng phiếu phỏng vấn giáo viên và học sinh để thu thập ý kiến khách quan.

Trao đổi trực tiếp với học sinh và sử dụng phiếu phỏng vấn học sinh để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh về dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

1.3.3. Kết quả điều tra thông qua phiếu phỏng vấn.

Để tìm hiểu và định hướng cho quá trình thiết kế tiến trình tổ chức và lựa chọn nội dụng hoạt động STEM, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu hiện thực trạng dạy và học của GV và HS ở một số trường THCS trên địa bàn Huyện Xôn Ná Bu Li, Tỉnh Sạ Vẳn Ná Khệt thông qua phiếu phỏng vấn và chúng tôi thu được kết quả như sau:

Đối với GV

- Câu 1: Thầy/cô đã biết đến giáo dục Stem chưa?

Kết quả thu được tể hiện qua biểu đồ 1.1.

Biểu đồ 1.1. Thực trạng của GV đã biết đến giáo dục STEM

Kết quả này chứng tỏ giáo dục STEM ở Xôn Ná Bu Li chưa được chú trọng và chưa được quan tâm.

83% 17%

chưa biết đã biết

- Câu 2: Nếu đã biết, thầy/ cô đã áp dụng quan điểm giáo dục Stem trong dạy học, môn học của mình như thế nào?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.2.

Biểu đồ 1.2. Thực trạng của GV đã áp dụng quan điểm giáo dục STEM trong DH

Kết quả này cũng phản ánh các giáo viên được phỏng vấn chưa được tiếp cận nhiều với giáo dục STEM.

- Câu 3: Theo thầy/ cô có cần thiết đưa giáo dục Stem vào trường THCS tại Lào hay không?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.3.

Biểu đồ 1.3. Ý kiến của GV có cần thiết đưa giáo dục Stem vào trường THCS

Kết quả này cho thấy sau khi giáo viên hiểu về giáo dục STEM thì họ thấy sự cần thiết của việc áp dụng STEM vào dạy học ở trường phổ thông để phát huy năng lực giải quyết vấn đề của học

- Câu 4: Lợi ích với HS khi áp dụng giáo dục Stem trong dạy học ở trường THCS là: (Có thể chọn nhiều đáp án)

Kết quả thu được như biểu đồ 1.4 84% 8% 8% 0% Chưa áp dụng Đã áp dụng 1 lần (Hiếm khi) Đã áp dụng 1 vài lần (Thỉnh thoảng) Áp dụng rất nhiều lần (Thường xuyên) 0% 8% 75% 17% Không cần thiết

Bình thường (Có thể đưa hoặc không)

Cần thiết Rất cần thiết

Biểu đồ 1.4. Lợi ích với HS khi áp dụng giáo dục Stem trong dạy học

- Câu 5: Khó khăn trong việc vận dụng giáo dục Stem trong dạy học ở Lào là gì?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.5.

Biểu đồ 1.5. Những khó khăn trong việc vận dụng giáo dục Stem trong DH

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Quá trình đánh giá, thi cử ở Lào hiện nay chưa quan tâm tới hoạt động STEM (năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, tư duy sáng tạo...), nhiều giáo viên chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thiết kế các hoạt động STEM, tổ chức hoạt động giáo dục STEM, cũng chưa biết rõ cách đánh giá HS thông qua hoạt động này.

- Câu 6: Thông qua dạy học các chủ đề Stem có thể bồi dưỡng được năng lực giải quyết vấn đề ở mức độ nào?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.6

83.33% 66.66% 83.33% 83.33% Tạo hứng thú cho HS trong học tập các môn KHTN và toán. HS vận dụng được kiến

thức vào cuộc sống và năng lực của học sinhPhát triển các phẩm chất HS tiếp thu kiến thức tốt hơn

8.33% 8.33%

50%

3.33% Không đủ thời gian Học sinh không hứng

thú học

Mất nhiều thời gian thiết kế hoạt động

Trình độ của học sinh chưa phù hợp

Biểu đồ 1.6. Mức độ bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học các chủ đề STEM

Đối với HS

- Câu 1. Các thầy (cô) sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật trong dạy học ở mức độ nào?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.7.

Biểu đồ 1.7. Mức độ sử dụng thí nghiệm/ ứng dụng kỹ thuật trong dạy học

Kết quả này cho thấy GV sử dụng thí nghiệm, ứng dụng kĩ thuật vào quá trìnhdạy học khoa học tự nhiên là thường xuyên. Trong thực tế khi trao đổi thêm với HS thì các em cho biết chủ yếu các thầy (cô) dùng thí nghiệm biểu diễn, các video hoặc thí nghiệm mô phỏng trong quá trình dạy học. HS rất ít được làm các thí nghiệm thực hành .

0%

25%

75%

0%

Không bồi dưỡng được Bồi dưỡng được rất ít Bồi dưỡng được nhiều thành tích NL

Bồi dưỡng được tối đa NL GQVĐ Không bao giờ sử dụng 45% Hiếm khi 18% Thường xuyên 34% Rất thường xuyên 3%

- Câu 2. Em có thích giờ học có sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật không?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.8.

Biểu đồ 1.8. Quan điềm của học sinh về giờ học có thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật

Kết quả này cho thấy: HS rất hào hứng khi được học các giờ có thí nghiệm/ứng dụng kỹ thuật.

- Câu 3. Em có thích học lý thuyết gắn liền với việc trải nghiệm không?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.9.

Biểu đồ 1.9. Quan điểm của HS về lý thuyết gắn liền với thực tiễn

Kết quả này cho thấy: Các em mong muốn được trải nghiệm thực tế và muốn tự tay làm một thí nghiệm hay chế tạo một sản phẩm... Hầu hết các HS đều tỏ ra thích thú với giờ học thí nghiệm, giờ học được sự trải nghiệm, các giờ học theo định hướng giáo dục STEM .

- Câu 4. Em có muốn áp dụng lý thuyết đã học để chế tạo ra sản phẩm gắn với cuộc sống không?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.10.

17% 38% 45% Không Bình thường Thích Rất thích 9% 32% 59% Không Bình thường Thích Rất thích

Biểu đồ 1.10. Quan điểm của học sinh về việc gắn lý thuyết vơi chế tạo ra sản phẩm gắn với cuộc sống

Kết quả này cho thấy: Các em rất mong sau khi học lý thuyết thì được liên hệ, được áp dụng vào thực tiễn, có như vậy việc học lý thuyết mới có mục đích rõ ràng.

- Câu 5. Em có nguyện vọng gì trong các giờ học môn khoa học tự nhiên ?

Kết quả thu được như biểu đồ 1.11.

Biểu đồ 1.11. Nguyện vọng của HS trong các giờ học môn khoa học tự nhiên

Kết quả này cho thấy: Các em không những mong muốn được ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn mà còn muốn các thầy cô tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm và tăng cường trải nghiệm.

Căn cứ vào kết quả điều tra, căn cứ vào xu thế phát triển của giáo dục, mô hình giáo dục của các nước phát triển dựa trên lăng kính chủ quan của bản thân đã thôi thúc tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tổ chức dạy học chủ đề “ kính tiềm vọng” - Khoa học tự nhiên 7 theo định hướng giáo dục Stem tại nước CHDCND Lào”.

11% 52% 37% Không Bình thường Muốn Rất muốn 29% 35% 36%

Cứ giữ như hiện nay

Tăng việc sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật Tăng việc sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật /trải nghiệm

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 của luận văn này, chúng tôi đã trình bày: - Các nghiên cứu về giáo dục STEM;

- Những cơ sở lí luận về giáo dục STEM;

- Quy trình thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM; - Các hoạt động của tiến trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM;

- Mục tiêu của giáo dục STEM là phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS. Chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn qua 12 GV và 65 HS ở trường Trung học cơ sở Nôn Sạ Vàng và trường Trung học cơ sở Brungxang về giáo dục STEM và việc vận dụng STEM vào giảng dạy của GV. Qua đó, thấy được hiểu biết của các GV, HS về giáo dục STEM và tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho các môn học nói chung và môn Khoa học tự nhiên nói riêng.

Kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM, thiết kế thiết bị và thiết kế phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Nôi dung tổ chức dạy học của chủ đề được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ ”KÍNH TIỀM VỌNG” - KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM

2.1. Phân tích chương trình môn khoa học tự nhiên 7 nước CHDCND Lào

Trong chương trình giáo dục nước CHDCND Lào, môn khoa học tự nhiên gồm các kiến thức các phân môn vật lí, sinh học, hóa học, được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 9 ở cấp trung học cơ sở. Các em học sinh đã dần được làm quen với môn học bổ ích này, nhưng đây cũng là môn học đòi hỏi các khả năng tư duy logic, kĩ năng thực nghiệm, năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, kĩ năng tính toán và sự tưởng tượng phong phú. Chương trình khoa học tự nhiên 7 là sự nối tiếp các kiến thức KHTN lớp 6 với các nội dung cụ thể được thí hiện qua bảng 2.1[11], [12].

Bảng 2.1. Chương trình khoa học tự nhiên 7

Chương Nôi dung Tiết

Chương 1 Động vật 18

Chương 2 Sư thay đổi của vật liệu 10

Chương 3 Cách ly đối tượng trộn 8

Chương 4 Lực 15

Chương 5 Áp suất 14

Chương 6 Hệ sinh thái 13

Chương 7 Sự thay đổi của mặt trái đất 9

Chương 8 Tài nguyên ngầm 7

Chương 9 Bản chất của nước 4

Chương 10 Bản chất của không khí 7

Chương 11 Quang học 9

Chương 12 Âm thanh 11

2.1.1. Cấu trúc đặc điểm chương “Quang học” – KHTN 7 nước CHDCND Lào.

Vị trí

Chương “Quang học” là chương 11 thuộc chương trình môn khoa học tự nhiên 7 THCS hiện hành .

Cấu trúc

Chương này có 4 bài, được chia thành 9 tiết, trong đó có 4 tiết lý thuyết, 2 tiết thí nghiệm, 2 tiết bài tập và 1 tiết thực hành.

Nội dung kiến thức cơ bản của chương.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề “kính tiềm vọng” khoa học tự nhiên 7 theo định hướng giáo dục stem tại nước chdcnd lào (Trang 35)