Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “kính tiềm vọng”

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề “kính tiềm vọng” khoa học tự nhiên 7 theo định hướng giáo dục stem tại nước chdcnd lào (Trang 51)

1. Giáo viên

2.2.4. Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “kính tiềm vọng”

2.2.4. Thiết kế tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “ kính tiềm vọng” vọng”

Chuỗi các hoạt động, thời gian, hình thức và địa điểm

Hoạt động Thời gian Hình thức, địa điểm Hoạt động 1. Xác định vấn

đề STEM 15 phút Trên lớp.

Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về hiện tượng phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

15 phút Trên lớp, làm việc nhóm

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về

ảnh của vật qua gương phẳng 15 phút Trên lớp, làm việc nhóm

Hoạt động 2.3. Đề xuất giải

pháp thiết kế kính tiềm vọng 20 phút Trên lớp, làm việc nhóm

Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp (phương án chế tạo - bản thiết kế)

25 phút Trên lớp, làm việc nhóm

Hoạt động 4. Chế tạo, vận

hành kính tiềm vọng Ở nhà, làm việc nhóm

Hoạt động 5. Chia sẻ, thảo

Các hoạt động dạy học chủ đề “kính tiềm vọng”

- Hoạt động 1. Xác định vấn đề STEM (15 phút) a. Mục tiêu của hoạt động

Học sinh xác định được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo kính tiềm vọng và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động

Hình 1 Hình 2 Hình 3

GV lần lượt cho HS qua sát hình ảnh về tàu ngầm và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và viết vào giấy nháp:

1. Làm thế nào mà tàu ngầm có thể quan sát được mục tiêu trên mặt biển khi đang lặn dưới nước? (Sau khi quan sát hình 1).

2. Quan sát hình 2, 3 xác định vị trí của kính tiềm vọng, đọc sách giáo khoa (mục 2 bài 51) để cho biết tác dụng của kính tiềm vọng.

Sau khi thảo luận, GV nêu nhiệm vụ STEM: Hãy chế tạo một kính tiềm vọng để quan sát các vật bị che khuất với các yêu cầu cụ thể.

▪ Quan sát được các vật khi vật bị che khuất tầm nhìn ở độ cao 50 – 100cm.

▪ Ảnh vật quan sát đươc phải rõ nét

▪ Họat động ổn định, hiệu quả, chắc chắn.

▪ Tính sáng tạo: Có sự khác biệt so với sản phẩm đã có trước đây.

▪ Sử dụng vật liệu (đơn giản, tái chế, rẻ tiền)

▪ Có tính thẩm mỹ (đẹp)

c. Sản phẩm mong đợi của HS:

+ Câu trả lời của câu hỏi 1, 2 của học sinh

+ Xác định được nhiệm vụ chế tạo kính tiềm vọng và các yêu cầu đặt ra.

d. Cách thức tổ chức

+ GV giao nhiệm vụ: Như trong phần nội dung. + HS tạo nhóm để quan sát và thảo luận câu hỏi 1, 2

+ HS trình bày: GV yêu cầu HS đứng tại chỗ để đưa ra câu trả lời. Yêu cầu 1 hoặc 2 HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

+Kết luận: GV nhận xét câu trả lời của HS và giao nhiệm vụ STEM và thông báo các tiêu chí về sản phẩm (như phần nội dung); thông báo cách thức thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế

+ Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về hiện tượng phản xạ ánh sáng trên gương phẳng (15 phút)

a. Mục tiêu: Thực hiện được thí nghiệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng trên gương từ đó rút ra nội dung định luật phản xạ ánh sáng.

b. Nội dung: HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm để rút ra nội dung định luật phản xạ ánh sáng thông qua phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.

Khảo sát hiện tượng phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

(HS làm việc nhóm 15 phút)

- Chiếu chùm tia sáng vào mặt gương, cho biết tia phản xạ có nằm trong mặt phẳng tới hay không? Và ở phía nào?

- Lần lượt điều chỉnh góc tới i, đọc góc phản xạ r tương ứng, điền số liệu vào bảng

Lần đo i (0) r (0) 1 10 2 20 3 30 4 40 5 50 6 60 7 70

c. Sản phẩm

- Bảng số liệu về kết quả thí nghiệm

- Nhận xét về mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.

d. Cách thức tổ chức

Giao nhiệm vụ: GV làm thí nghiệm về hiện tượng phản xạ, sau đó vẽ hình, giới thiệu góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.

Sau đó yêu cầu HS làm việc theo nhóm để tiến hành thí nghiệm theo trình tự trong phiếu học tập số 1.

Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm để tiến hành thí nghiệm theo trình tự trong phiếu học tập số 1 khảo sát mối quan hệ góc i và r, rút ra nhận xét, ghi vào bảng phụ.

Báo cáo, trình bày kết quả: Yêu cầu các nhóm treo bảng kết quả lên bảng, GV cử đại diện một nhóm lên trình bày,

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức về nội dung định luật phản xạ ánh sáng, HS ghi nội dung kết quả vào vở cá nhân.

+ Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ảnh của vật qua gương phẳng (15 phút)

a. Mục tiêu

▪ Thực hiện được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

▪ Nêu được những đặc điểm về ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều cao bằng vật và khoảng cách từ vật và ảnh đến gương là bằng nhau.

b. Nội dung

Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm để xác định đặc điểm về ảnh của một vật qua gương phẳng thông qua thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm hiểu ảnh của vật qua gương phẳng Thí nghiệm

1) Đặt một tờ giấy to kẻ ô li vuông trên mặt bàn nằm ngang.

2) Đặt gương phẳng (là một tấm kính màu trong suốt) thẳng đứng và vuông góc với tờ giấy như hình.

3) Đặt ngọn nến ở vị trí tâm ô trước gương phẳng. Quan sát và ghi chép khoảng cách từ nến tới gương và khoảng cách từ

gương tới ảnh bằng cách đếm số ô li vuông.

4) Dự đoán về kích thước (độ cao của ảnh và vật), dùng ngọn nến tương tự để đưa ra sau gương đến vị trí của ảnh, từ đó rút ra nhận xét kích thước ảnh và vật.

Thảo luận để trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Ảnh của ngọn nến qua gương phẳng có tính chất như thế nào? (ảo hay thật, cùng chiều hay ngược chiều vật)

...

Câu 2: Khoảng cách từ ảnh tới gương và khoảng cách từ vật tới gương như thế nào? ...

Câu 3: Có nhận xét gì về kích thước vật và ảnh?

………...

c. Sản phẩm

Câu trả lời của các nhóm về đặc điểm ảnh của vật qua gương phẳng;

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng cùng chiều vật và không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.

Độ lớn của ảnh và vật bằng nhau; khoảng cách từ vật và ảnh đến gương là bằng nhau.

d. Cách thức tổ chức

GV phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm HS.

▪ HS tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 2

▪ GV yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

▪ GV đánh giá và chốt kiến thức.

+ Hoạt động 2.3. Đề xuất giải pháp thiết kế kính tiềm vọng (20 phút).

a. Mục tiêu của hoạt động

▪ Vẽ được sơ đồ thiết kế mô hình kính tiềm vọng của nhóm

▪ Trình bày được sơ đồ thiết kế của nhóm trước lớp.

b. Cách thức tổ chức:

▪ GV giao nhiệm vụ: Hãy vận dụng kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần, vẽ sơ đồ thiết kế mô hình kính tiềm vọng.

▪ GV công bố tiêu chí đánh giá bản thiết kế

▪ HS hoạt động nhóm phân công nhiệm vụ.

▪ HS nhận nhiệm vụ từ giáo viên và triển khai hoạt động nhóm ở nhà.

▪ HS vận dụng kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần, làm việc theo nhóm để vẽ phác thảo mạch điện cho hệ thống kính tiềm vọng.

▪ HS trao đổi và tìm sự hỗ trợ của GV các bộ môn liên quan.

▪ GV hỗ trợ, gợi ý HS những ý tưởng về bản vẽ đặt gương để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần và ý tưởng thiết kế sản phẩm. Khuyến khích học sinh nên thắc mắc và hỗ trợ HS tìm hiểu, giải đáp thắc mắc.

▪ HS tự hoàn thiện bản báo cáo về thiết kế kính tiềm vọng trên giấy A0 và tập luyện cách thức trình bày; chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời để bảo vệ quan điểm của nhóm.

Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp (phương án chế tạo - bản thiết kế)

a. Mục tiêu

HS trình bày được kiến thức về phản xạ ánh sáng trên gương phẳng, điều kiện xảy ra hiện tượng thông qua việc báo cáo bản thiết kế kính tiềm vọng và giải thích nguyên lí hoạt động của kính. HS thực hành được kĩ năng thiết kế và thuyết trình, phản biện, hình thành ý thức về cải thiện, phát triển bản thiết kế sản phẩm.

b. Nội dung

+ GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày phương án thiết kế (đã chuẩn bị ở nhà) và giải thích đường đi của tia sáng trong bản vẽ.

+ GV tổ chức HS thảo luận, bình luận, nêu câu hỏi và bảo vệ ý kiến về bản thiết kế; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế (nếu cần)

+ GV chuẩn hóa các kiến thức nền liên quan cho HS; yêu cầu HS chỉnh sửa, ghi lại các kiến thức này vào vở.

c. Sản phẩm

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:

+ Mô tả bản thiết kế và giải thích về sản phẩm sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện (phiếu học tập số 3).

+ Bảng các nguyên vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị (phiếu học tập số 3).

d. Cách thức tổ chức

+ Bước 1. GV tổ chức hoạt cho từng nhóm báo cáo phương án thiết kế. + Bước 2. Các nhóm khác nhận xét, nên câu hỏi.

+ Bước 3. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo (theo phiếu đánh giá 3). Tổng kết. Chuẩn hóa các kiến thức liên quan.

+ Bước 4. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai thiết kế sản phẩm theo bản thiết kế; ghi lại các điều chỉnh (nếu có) của bản thiết kế sau khi đã hoàn thành sản phẩm và ghi giải thích gợi ý các nhóm tham khảo thêm các tài liệu phục vụ cho việc chế tạo thử nghiệm sản phẩm (SGK, internet…) và tham khảo thêm ý kiến tư vấn của GV bộ môn (nếu thấy cần thiết).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

(HS làm việc nhóm)

1. Hãy mô tả bản thiết kế và giải thích kính tiềm vọng.

Hình ảnh bản thiết kế: (lưu ý đánh số các bộ phận)

(Chụp ảnh đưa vào đây)

− Giải thích bản thiết kế: (mô tả và giải thích chức năng của từng bộ phận được đánh số)

... ... ...

2. Các nguyên vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị của kính tiềm vọng có những cái gì ?

STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến

1 2 3 4 5 ..

3. Phân công nhiệm vụ:

TT Thành

viên Nhiệm vụ

Yêu cầu của nhiệm vụ Thời gian hoàn thành 1 Tìm hiểu nguyên lí làm việc Các kiến thức khoa học chính xác cao ... phút 2 Dụng cụ cách thức làm Tỉ mỉ cẩn thận chính xác trong thao tác ... phút 3 Dụng cụ cách thức làm Tỉ mỉ cẩn thận chính xác trong thao tác ... phút 4 Dụng cụ cách thức làm Tỉ mỉ cẩn thận chính xác trong thao tác ... phút

5 Dụng cụ cách thức làm Tỉ mỉ cẩn thận chính xác trong thao tác ... phút 6 Dụng cụ cách thức làm, báo cáo Tỉ mỉ cẩn thận chính xác trong thao tác ... phút

4. Quy trình thực hiện của kính tiềm vọng như thế nào?

Các bước Nội dung Yêu cầu sản phẩm

từng bước

1 2 3 4

5. Nội dung trình bày báo cáo của các nhóm

Đối với: cấp độ STEM vận dụng kiến thức: nhóm làm Powerpoint/video gồm:

Hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm kính tiềm vọng

a. Mục tiêu của hoạt động

+ HS dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo kính đảm bảo yêu cầu đặt ra. + HS thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.

b. Nội dung hoạt động

+ HS làm việc theo nhóm ở nhà hoặc trên phòng thí nghiệm để cùng chế tạo sản phẩm; ghi chép lại công việc của từng thành viên, các điều chỉnh của thiết kế (nếu có) và giải thích lí do điều chỉnh (khuyến khích sử dụng công nghệ để ghi hình quá trình chế tạo sản phẩm).

+ GV đôn đốc, hỗ trợ HS (nếu cần) trong quá trình các nhóm chế tạo các tiêu chí đánh giá sản phẩm thật trong bảng 2.6.

c. Sản phẩm

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: Kính tiềm vọng hoạt động đúng yêu cầu, đáp ứng các tiêu chí đánh sản phẩm thật trong bảng 2.6.

d. Cách thức tổ chức

+ Bước 2. HS lắp đặt các thành phần của kính tiềm vọng theo bản thiết kế bằng vật liệu đã có.

+ Bước 3. HS thử nghiệm kính tiềm vọng, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm (tiêu chí đánh giá sản phẩm thật trong bảng 2.6).

+ Bước 4. HS điều chỉnh lại vật liệu và thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lí do (nếu cần phải điều chỉnh).

+ Bước 5. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành chế tạo sản phẩm.

+ Bước 6. HS đóng gói và sắp xếp sản phẩm, sẵn sàng cho phần triển lãm sản phẩm. Xây dựng bản báo cáo và tập trình bày, giới thiệu sản phẩm.

Trong quá trình chế tạo sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ, ghi nhận hoạt động của các nhóm HS.

Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá, tổng kết kính tiềm vọng

a. Mục tiêu của hoạt động

HS gới thiệu và vận hành được sản phẩm “Kính tiềm vọng” để chứng minh sự phù hợp của sản phẩm với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra (tiêu chí đánh giá sản phẩm thật trong bảng 2.6). HS thực hành được kĩ năng thuyết trình và phản biện kiến thức liên quan; rèn luyện được thói quen giữ gìn vệ sinh, an toàn trong lắp đặt và thu hồi sản phầm; hình thành ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm..

b. Nội dung hoạt động

+ Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.

+ Đại diện nhóm giải thích nguyên tắc hoạt động của sản phẩm

+ Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra (gồm đánh giá của GV, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau/đánh giá chéo )

c. Sản phẩm

Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm sau: Kính tiềm vọng và vận hành được theo đúng tiêu chí đánh giá trong bảng 1.6.

d. Cách thức tổ chức

+ Bước 1. Các nhóm HS lắp đặt sản phẩm trên bàn học khu vực trưng bày của mỗi nhóm.

+ Bước 2.Các nhóm lần lượt báo cáo, trình diễn hoạt động của Kính tiềm vọng.

▪ Nhóm trình bày về cách thức hoạt động của sản phẩm; những điều chỉnh trong quá trình chế tạo sản phẩm và giải thích lí do (nếu có); giải thích các giá thành sản phẩm (trình bày phiếu học tập số 3)

▪ Đồng thời GV và HS cùng kiểm tra tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng cửa sản phẩm.

▪ HS quan sát một vật bị khuất tầm nhìn bằng kính, thử nghiệm để đánh giá khả năng nhìn rõ vật, góc quan sát và độ linh hoạt khi sử dụng.

+ Bước 3. GV đặt câu hỏi, nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo tiêu chí của phiếu đánh giá số 1.

+ Bước 4. GV gợi mở về việc tìm hiểu kiến thức và mở rộng, nâng cấp sản phẩm cho HS.

Với ứng dụng của hiện tượng phản xạ ánh sáng như trên, theo các em, chúng ta có thể phát triển các sản phẩm kính tiềm vọng khác như thế nào?

Các sản phẩm cũng ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần có ứng dụng quan trọng mà các em được biết trên thị trường hiện nay?

2.3. Công cụ đánh giá sử dụng trong dạy học chủ đề “kính tiềm vọng”

2.3.1. Công cụ đánh giá sản phẩm

Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá sản phẩm thật

Tiêu chí Điểm

tối đa

Sản phẩm thật (70 Điểm)

Tiêu chí 1.1: Quan sát được các vật khi vật bị che khuất

tầm nhìn,chiều dài kính từ 50-100 cm. 20

Tiêu chí 1.2: Mức độ rõ nét của hình ảnh 10 Tiêu chí 1.3: Họat động ổn định, hiệu quả, chắc chắn. 10 Tiêu chí 1.4: Tính sáng tạo: Có sự khác biệt so với sản

phẩm đã có trước đây. 10

Tiêu chí 1.5: Sử dụng vật liệu (đơn giản, tái chế, rẻ tiền) 10

Tiêu chí 1.6: Có tính thẩm mỹ (đẹp) 10

Tổng điểm 70

Tổng điểm theo thang điểm 10 (TĐ 10

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề “kính tiềm vọng” khoa học tự nhiên 7 theo định hướng giáo dục stem tại nước chdcnd lào (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)