Quy trình thực hiện:
- Mô đun chính được sử dụng trong quá trình xử lý file Scan là Generative Shape Design.
34 - Vì bên trong mô đun này còn thiếu một số lệnh cần thiết trong thiết kế ngược. Nên bước đầu tiên ta phải mượn các lệnh có liên quan từ những mô đun khác sang.
Vào Tool chọn Customize kích vào ô Commands lướt và chọn All Commands và kéo các lệnh từ thanh lệnh thả vào thanh công cụ.
Hình 3.15: Các lệnh được lấy từ mô đun khác
- Import file scan ở đuôi stl vào phần mêm Catia. Kích vào lệnh (Import). - Ban đầu khi đưa file STL vào phần mềm Catia, file STL của chúng ta sẽ nằm ở
một tọa độ lệch với tọa độ gốc. Ta sử dụng các lệnh (Translate, rotate) để xoay và dời file STL, để đưa file STL nằm đúng về tọa độ gốc tạo thuận lợi cho quá trình xử lý file. (Measure Between) để đo khoảng cách, góc nghiêng giữa mặt khởi tạo trên file STL với tọa độ gốc.
- Sau khi đưa về tọa độ chuẩn ta xử lý một nữa cản xe sau đó đối xứng một bên còn lại của cản.
- Sử dụng lệnh tạo các đường Cure bám trên mặt file scan. Ta tạo các mảng biên dạng được bao quanh bởi các đường Curve.
35
Hình 3.16: Tạo các đường Curve trên file Scan
Dùng lệnh (Activate) chọn những vùng cần tạo mảng surface. Lúc này chỉ hiện ra phần mình muốn chọn, những phần còn lại của file scan sẽ ẩn đi. Nó giống như ta cắt phần mình chọn ra.
Vì để tạo một bề mặt lớn và dùng phần mềm tạo thì việc tạo ra một bề mặt mượt sẽ rất khó. Dẫn đến các bề mặt tạo ra không đạt yêu cầu. Chính vì vậy ta chọn lệnh này để tách nhỏ từng phần của file scan ra và tạo những bề mặt nhỏ. Sau đó ứng dụng các thủ thuật trong Catia ta kết nối những mảng bề mặt này lại với nhau. Các phần nối các bề mặt vẫn phải đảm bảo độ bám với file scan và đạt tiêu chuẩn về độ mượt của bề mặt.
36
Hình 3.17: Giao diện khi sử dụng lệnh Activate
37 Lệnh này ở phần Mode là các kiểu quét chọn file scan.
Kế tiếp sử dụng lệnh (Power Fit) thông qua bề mặt đã được Activate và những đường cơ lệnh này cho ta các mảng mặt phẳng (surface) bám một cách chính xác trên file scan. Ta có thể điều chỉnh dung sai của tấm surface so với file scan. Tùy vào độ mượt của mảng suface ta chọn một dung sai thích hợp.
Hình 3.19: Giao diện lệnh Power Fit
- Khi xử lý các file CAD xong ta có thể kiểm tra để xem có bị mốp hoặc méo chỗ nào hay không, cũng như coi có giống so với file thực tế hay không.
- Sử dụng lệnh kiểm tra các mảng surface các kết nối với nhau hay không và hợp nhất lại thành một mảng.
38
Hình 3.20: Tạo Surface theo file Scan
Trong khi xử lý file Scan ta sử dụng các lệnh hổ trợ như (Split) lệnh này dùng một mặt phẳng cắt một mặt phẳng khác khi hai mặt phẳng này cắt nhau. Lệnh (Extrapolate) các chức năng mở rộng tấm surface từ tấm surface có sẵn. Lệnh (Blend) có chức năng nối 2 tấm surface bằng 1 tấm surface tiếp tuyến với 2 tấm surface có sẵn. Và nhiều lệnh khác trong môi trường.
39 - Sau khi xử lý hoàn tất một nữa cản, ta đối xứng qua mặt phẳng đối xứng. Ta được
file hoàn chỉnh cản xe.
- Ta kiểm tra dung sai giữ bề mặt chúng ta thiết kế và mề bặt scan bằng lệnh (Deviation Analysis). Xuất ra kết quả dung sai.
- Phía bên dưới là giao diện lệnh Deviation Analysis. Hai ô đầu tiên ta chọn 2 đối tượng cần kiểm tra độ bám với nhau.
- Kết quả xuất ra các điểm dung sai để xem ta chỉ con trỏ chuột lại các điểm. Những thông số dung sai sẽ hiện ra.
- Phía bên phải có cột dung sai tổng quan được hiển thị màu chú thích các miền dung sai.
40
Hình 3.23: Kiểm tra dung sai file scan so với file thiết kế
- Sử dụng lệnh (Join) kết nối các mặt Surface đã vẽ lại thành 1 mảng. - Tiếp đến dùng lệnh (Symmetry) để đối xứng phần cản xe còn lại.
Hình 3.24: Cản xe sau khi đối xứng
- Sử dụng lệnh (Thick Surface) để tăng bề dày khối cho biên dạng surface. - Sau khi nhấp vào lệnh ta kích chuột vào mảng surface cần tăng bề dày, chọn
41
Hình 3.25: Giao diện lệnh tăng bề dày
- Việc tăng bề dày cho tấm surface gặp rất nhiều khó khăn nếu các góc cạnh của tấm mặt phẳng bị gấp khúc, hở, góc gắt thì việc tăng bề dày sẽ gặp lỗi.
- Để khắc phục những vấn đề đó ta có thể dời mặt phẳng đã xử lý một khoảng bằng chính khoảng ta muốn tăng bề dày. Sau đó từ 2 tấm mặt phẳng đó, ta xử lý kín hai tấm và đổ khối cho chúng.
Hình 3.26: Cản xe sau khi được tăng bề dày