2.8.2.1. Thông số cơ bản:
Bảng 2.3 Các thông số của hệ thống chiếu sáng
Chế độ chiếu sáng Khoảng chiếu sáng Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn
Chiếu xa 180 ÷ 250 (m) 45 ÷ 75 (W)
Chiếu gần 50 ÷ 75 (m) 35 ÷ 40 (W)
2.8.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng
Đèn đ u (Headlight): Đây là hệ thống đèn được đặt ở đầu xe làm nhiệm vụ chiếu
sáng đường đi phía trước trong điều kiện trời tối, giúp người lái có thể quan sát được tình trạng giao thông, chướng ngại vật để xử lý. Hệ thống đèn chiếu sáng này được chia làm hai phần, bao gồm đèn cốt (cos) làm nhiệm vụ chiếu sáng ở khoảng gần trước đầu xe và đèn pha (far) làm nhiệm vụ chiếu sáng ở khoảng cách xa hơn.
Đèn sương mù (Fog light): Đèn sương mù làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết
cho các phương tiện phía trước và phía sau trong điều kiện trời nhiều sương hoặc bụi làm giảm khả năng quan sát của người lái. Đèn sương mù thường được trang bị ánh sáng vàng để tạo đặc trưng nhận diện. Vị trí đèn sương mù thường đặt thấp phía dưới trước đầu xe để tránh làm chói mắt người lái chạy đối diện.
22
Đèn định vị ban ngày (Daytime Running Light): Giờ đây, đèn định vị ban ngày đã
trở thành một yêu cầu bắt buộc tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi chức năng tăng khả năng nhận biết cho người điều khiển các phương tiện giao thông khác. Với các dòng xe máy, ô tô đời mới, đèn định vị ban ngày thường được áp dụng công nghệ LED để tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhận diện. Tuy nhiên, với một số xe đời cũ thì chỉ được trang bị đèn DRL dạng sợi đốt.
Đèn xi-nhan (signal): Đèn xi-nhan trên các loại phương tiện đều được quy đình
nằm lệch về hai bên thân xe và có màu sắc nhận biết là màu cam. Tác dụng của đèn này là để người lái xe báo hiệu hướng di chuyển của mình cho các phương tiện khác thông qua việc bật/tắt đèn xi-nhan theo hướng mà mình muốn đi tiếp.
Đối với một số dòng xe phân khối lớn và ô tô, đèn xi-nhan còn có nhiệm vụ làm đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard light) khi đồng thời cùng bật/tắt liên tục thông qua nút bấm hình tam giác trên bảng điều khiển. Tại Việt Nam, nhiều người lái đã nhầm tưởng rằng khi muốn báo hiệu đi thẳng thì bật loại đèn này. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng.
Đèn hậu: Đèn hậu phía sau đuôi xe được quy định sử dụng màu đỏ để cảnh báo
cho các phương tiện lưu thông phía sau. Chức năng của đèn hậu khá đa dạng như vừa để tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau, vừa làm nhiệm vụ sáng lên để cảnh báo mỗi khi người lái đạp phanh. Ở các dòng xe cao cấp, lực phanh càng mạnh thì đèn hậu càng sáng khiến người phía sau có thể nhận biết được tính khẩn cấp của việc giảm tốc độ. Chính vì thế, đèn hậu khá quan trọng, giúp giảm thiểu được các va chạm từ phía sau
Đèn trong xe (interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác
nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi.
Đèn bảng số (Licence plate light): Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ
bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe.
Đèn lùi (back-up light): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu
cho các xe khác và người đi đường.
23 Trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại bóng đèn là: Loại dây tóc và loại halogen.
Hình 2.13 Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc. a. Loại một dây tóc; b. Loại hai dây tóc.
1.Vỏ đèn; 2.Dây tóc; 3.Dây đỡ; 4.Chốt định vị; 5.Mass; 6.Tiếp điểm
Loại đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện trở làm
bằng volfram. Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm. Bên trong bóng đèn sẽ được hút hết khí tạo môi trường chân không nhằm tránh oxy hóa và bốc hơi dây tóc.
Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 0C và tạo ra vùng sáng trắng. Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu cung cấp cho đèn một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc.
Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc. Đó là nguyên nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen.
Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng.
Loại đèn halogen: Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược
24 bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường.
Hình 2.14 Cấu tạo bóng đèn halogen.
1. Vỏ thủy tinh thạch anh; 2. Dây tóc tim cốt; 3. Dây tóc tim pha; 4. Giáđỡ; 5. Các tiếp điểm
Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường.
Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iod vonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 0C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí.
Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 0C. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi.