Mục đích của nghiên cứu và thi công mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thi công mô hình hệ thống phanh cơ điện trên ôtô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 55)

 Kiểm nghiệm hệ thống phanh cơ điện hoạt động như thế nào.

 Mô phỏng hệ thống phanh xem có tốt hơn các loại phanh thủy lực và khí nén.

 Đây cũng là một xu hướng mà các nhà nghiên cứu đang hướng đến chế tạo trên xe trong tương lai.

 Tạo tiền đề nghiên cứu và phát triển hệ thống phanh cơ điện .

 Để cho thấy hệ thống phanh cơ điện gọn và nhẹ hơn các hệ thống phanh khác và hiệu quả phanh không thua kém hoặc hơn các loại phanh khác như phanh thủy lực, phanh khí nén, phanh từ …

Chương 5 : KẾT LUẬN 5.1 Kết luận

Trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, thi công mô hình chúng em đã đạt được những thành công sau :

 Đã ứng dụng được lý thuyết nghiên cứu của hệ thống phanh EWB lên trên mô hình.

 Đã sử dụng được động cơ điện dẫn động phanh thay cho dẫn động bằng thủy lực hay khí nén …

 Tạo được tiền đề cho sự nghiên cứu hệ thống phanh mới trên ô tô.

 Đã chỉ ra được điểm mạnh và hạn chế của phanh điện.

 Đã làm ra được mô hình mô phỏng để giới thiệu về một hệ thống phanh mới để cho các bạn hiểu thêm về hệ thống phanh điện, tiếp tục nghiên cứu cải thiện hệ thống để ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn .

Do thời gian và kiến thức của chúng em còn hạn chế nên chưa làm được :

 Kết hợp một số hệ thống hỗ trợ phanh như ESP, EBD, TRC…

 Cảm biến sai số lớn dẫn đến mô phỏng không được chính xác và chưa kết hợp được cảm biến góc lái, cảm biến G-sensor…

 Chưa làm được nguồn điện phụ thay thế cho nguồn điện chính khi bị hư hỏng mất điện.

 Chưa mô phỏng được nhiều trường hợp phanh và nhất khi xe vào khúc cua …

5.2 Ý kiến đề xuất

 Tiếp tục khuyến khích việc nghiên cứu và thi công mô hình phanh nêm điện thật.

 Cần nhiều thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện mô hình nên cần đưa vào những đề tài nghiên cứu khoa học cho khoa .

 Thay vì làm mô hình nhỏ thì áp dụng mô phỏng trên mô hình lớn để tạo được momen lớn mô phỏng chính xác hơn .

 Kết hợp nhiều cảm biến để mô phỏng được nhiều hệ thống hỗ trợ phanh như ESP, EBD, TRC, BA ….

 Cần phát triển và mô phỏng được nhiều trường hợp hơn để ngày càng hoàn thiện và đưa vào sử dụng .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].http://www.dmg-berlin.info/page/downloads/Vortrag_Gombert.pdf

[2].Giáo trình Ô tô 1: Lý thuyết Ô tô / Đặng Quý. -- Tp. HCM.: ĐH Sư phạm Kỹ thuật, 2010

[3].https://paultan.org/2007/03/15/siemens-electronic-wedge-brake-ewb/ [4].http://papers.sae.org/2006-01-3196/

[5].Modeling and Control of a Single Motor Electronic Wedge Brake-J. Fox, R. Roberts, C. Baier-Welt, L. M. Ho, L. Lacraru, B. Gombert, page 1,2.

[6].http://luanvan.co/luan-van/ung-dung-phan-mem-matlab-simulink-mo-phong-he- thong-phanh-abs-tren-xe-du-lich-31648/ [7].http://eprints.utem.edu.my/8005/1/System_Identification_Of_Electronic_Wedge_Bra ke_%28EWB%29_-_24_Pages.pdf [8].http://www.parshinpn.pro/sites/default/files/page/13/files/sv_estop_sae_brake_colloq uium013196.pdf

PHỤ LỤC

Sơ đồ thuật toán điều khiển mô hình phanh cơ điện

Tín hiệu đầu vào :

- Tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe

- Tín hiệu cảm biến xoay xe

- Tín hiệu cảm biến bàn đạp phanh

Khi xe hoạt động thì cảm biến tốc độ bánh xe đã gửi tín hiệu về hộp ECU để tính toán ra vận tốc xe và vận tốc bánh xe, khi vận tốc xe chạy vượt quá 20km/h thì hệ thống phanh ABS hoạt động và đang chờ tín hiệu của bàn đạp phanh.

Khi đạp phanh, tín hiệu từ bàn đạp phanh sẽ gửi về hộp ECU. Hộp nhận được tín hiệu

từ bàn đạp phanh sẽ tiến hành tính toán hệ số trượt theo công thức xe banhxe

xe

V V V

   , sau

khi có hệ số trượt và mang so sánh với các giá trị đã cho trước để biết nên điều chỉnh servo motor ở chế độ tăng lực kéo phanh hay giữ, giảm lực kéo phanh cho phù hợp.

Trong quá trình thực hiện phanh, khi có hiện tượng bánh xe bị bó cứng tại một thời điểm nào đó, dẫn đến xe mất cân bằng lúc này cảm biến xoay xe nhận biết được. Cảm biến sẽ gửi tín hiệu về ECU :

+ Nếu tín hiệu từ cảm biến xoay xe báo về xe đang bị xoay qua bên phải, ECU sẽ nhận tiến hành tăng lực kéo phanh bánh đầu bên trái để tạo mômen đối trọng lại mômen xoay xe để giúp xe cân bằng lại.

+ Nếu tín hiệu từ cảm biến xoay xe báo về xe đang bị xoay qua bên trái, ECU sẽ nhận tiến hành tăng lực kéo phanh bánh đầu bên phải để tạo mômen đối trọng lại mômen xoay xe để giúp xe cân bằng lại.

Sơ đồ thuật toán như hình bên dưới. Trong đó , b : tín hiệu cảm biến xoay xe

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thi công mô hình hệ thống phanh cơ điện trên ôtô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)