Điều khiển phanh cơ điện-phanh nêm điện EWB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thi công mô hình hệ thống phanh cơ điện trên ôtô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 38 - 39)

Hình 3.4: Sơ đồ điều khiển hệ thống phanh cơ điện – phanh nêm điện EWB. Trong khi hệ thống phanh ABS điều khiển tăng, giữ,giảm áp suất dầu đến các bánh xe còn ở hệ thống phanh cơ điện sẽ điều khiển tăng, giữ, giảm lực phanh của motor đến các bánh xe để phanh xe.

 ECU điều khiển các motor điện trong bộ chấp hành để tăng giảm áp lực phanh, thực hiện các chu trình tăng, giữ, giảm áp lực ở các má phanh làm cho bánh xe không bị bó cứng bằng các tín hiệu điện. Điều khiển bằng cường độ dòng điện cấp đến các motor điện, việc điều khiển có ba mức cường độ dòng điện đến motor hoạt động. Tùy theo nhà thiết kế chọn loại motor nào, cần một áp lực phanh bao nhiêu là cần thiết để điều khiển phanh và cần một cường độ dòng điện là bao nhiêu để phát ra một lực phanh cần thiết. Điều này phụ thuộc vào nhà thiết kế phanh.

 Mặc dù tín hiệu điều khiển các motor điện là khác nhau đối với từng loại xe nhưng việc điều khiển tốc độ bánh xe về cơ bản là giống nhau, các giai đoạn điều khiển được thể hiện như hình 3.4

 Tín hiệu điều khiển motor điện:

Khi phanh, momen xoắn của motor tạo áp lực phanh của các bánh xe tăng lên và tốc độ xe giảm xuống. Nếu bánh xe nào có xu hướng bị bó cứng ECU điều khiển motor giảm áp lực phanh ở bánh xe đó.

 Giai đoạn A:

ECU điều kiển motor điện ở chế độ giảm áp, vì vậy giảm áp lực phanh ở bánh xe. Sau đó ECU chuyển các motor điện sang chế độ giữ áp để theo dõi sự thay đổi về tốc độ của các bánh xe, nếu thấy cần giảm áp lực phanh ở bánh xe thì nó sẽ điều khiển motor điện giảm tiếp áp lực phanh ở bánh xe đó.

 Giai đoạn B:

Tuy nhiên, khi giảm áp lực phanh thì lực ma sát vào đĩa phanh sẽ giảm đi không đủ hãm bánh xe dừng lại nên ECU liên tục điều khiển các motor điện chuyển sang chế độ tăng và giữ áp .

 Giai đoạn C:

Khi áp lực phanh tăng từ từ như trên làm cho bánh xe có xu hướng lại bị bó cứng vì vậy các motor điện được điều khiển sang chế độ giảm áp.

 Giai đoạn D:

Do áp lực phanh trong bánh xe lại giảm (giai đoạn C), ECU lại bắt đầu điều khiển tăng áp như (giai đoạn B) và chu kỳ được lập đi lặp lại cho đến khi xe dừng hẳn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và thi công mô hình hệ thống phanh cơ điện trên ôtô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)