Sơ đồ nguyên lí của hệ thống

Một phần của tài liệu Thiết kế, lắp đặt mô hình điều khiển ghế điện sử dụng điều khiển lập trình để nhớ ghế đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 65 - 67)

Nhìn vào sơ đồ hệ thống (hình 3.9) và sơ đồ nguyên lí (hình 3.10), ta có thể thấy được: • Nguồn chính là ắc quy 12V.

• Nguồn được đi tách biệt qua 2 công tắc để cấp nguồn riêng cho Arduino và công tắc ghế điện.

• Nguồn 12V được hạ áp xuống 5V thông qua mạch nguồn LM2596 để cấp vào Arduino, khoá K để cấp riêng cho công tắc. Mục đích có khóa K để khi đo kiểm các mô tơ ghế thì chỉ cần đóng khóa K để ngắt nguồn vô hệ thống ghế, mặt khác nguồn vẫn được cấp cho Arduino hoạt động để kích hoặc nhả các relay lúc đánh pan hoặc pan test. Để khi đo kiểm các chân bộ phận bên không bị ảnh hưởng tới nguồn điện cấp vào chìa khoá cũng như các bộ phận khác trên ghế điện.

• Đèn L1 để báo tín hiệu có điện qua chìa khoá ở chế độ ST. • Arduino đóng vai trò là mạch xử lí trung tâm.

53 • Các pan và pan test là các công tắc gạt 2 chân, sử dụng Arduino để đọc tín hiệu 5V ở

2 công tắc.

• Tín hiệu từ pan và pan test được gửi về Arduino qua các chân từ 1 tới 10, trong đó các chân 1/3/5/7/9 là các pan và 2/4/6/8/10 là các pan test.

• Arduino nhận tín hiệu và xuất tín hiệu mức cao ra các chân A4 và A5 vào LCD thông qua I2C, xuất tín hiệu mức cao ra các led xanh (L3), led đỏ (L3) và led vàng (L4) lần lượt thông qua các chân 12/13/0.

• Khi có lệch xuất tín hiệu relay 5V từ tín hiệu pan hoặc pan test, Arduino sẽ xuất tín hiệu mức cao để kích module relay 5V thông qua chân A0/A1/A2/A3/A4/11.

• Các module relay sẽ đóng vai đó đóng nhả relay để nối kín hoặc làm hở các đoạn dây khi đánh pan hoặc pan test tương ứng.

54

Một phần của tài liệu Thiết kế, lắp đặt mô hình điều khiển ghế điện sử dụng điều khiển lập trình để nhớ ghế đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)