Với mục đích kiểm tra, đo đạc và nghiên cứu đường dây của hệ thống ghế. Nhóm đã quyết định tháo dỡ các bộ phận quan trọng như tấm sưởi ghế, bộ túi khí bên hông ghế và hệ thống dây điện gồm các dây đi vào mô tơ ghế, công tắc và đi vào các bộ phận khác như bộ phận sưởi, bộ phận túi khí và OCS.
78
Hình 3.51. Tấm sưởi ghế
79
Hình 3.53. Hệ thống dây điện của ghế
80
3.4.3. Những công việc hoàn thiện thi công mô hình
• Vệ sinh ghế: để loại bỏ các vết hoen gỉ trên khung ghế, nhóm chúng em sử dụng giấy nhám để đánh bỏ lớp gỉ sắt.
Hình 3.55. Vệ sinh lớp hoen gỉ trên ghế
• Sơn mới khung ghế bằng máy phun sơn của xưởng sơn. • Hàn khung mô hình theo thiết kế 3D (hình 3.3).
• Sơn toàn bộ khung mô hình ghế. • Lắp ghế vào khung mô hình.
• Thi công các bảng điều khiển bằng nhựa mica trắng theo các bảng thiết kế 2D (hình 3.5, hình 3.6 và hình 3.7).
• Thực nghiệm lắp láp các bộ phận trên bảng điều khiển.
• Thực hiện đấu nối dây điện, đo kiểm, thực nghiệm mô phỏng trên mô hình thực tế. • Cuối cùng, sắp xếp hợp lí các dây cho gọn gàng, đánh giá kết quả sau khi hoàn thành.
81
Chương 4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GHẾ ĐIỆN VÀO GIẢNG DẠY THỰC TẾ 4.1. Đề cương chi tiết môn học chính TT Hệ thống điện thân xe
Tên học phần: TT Hệ thống Điện thân xe Mã học phần : PABE331233
Tên Tiếng Anh: Practice of Automotive Automatic Control
Số tín chỉ: 3 tín chỉ (0/3/6) (0 tín chỉ lý thuyết, 3 tín chỉ thực hành/thí nghiệm)
Phân bố thời gian: 15 ngày (5 ngày lý thuyết xưởng + 10 ngày thực hành + 6 tiết tự học/ ngày)
Các giảng viên phụ trách học phần
1/ GV phụ trách chính: GVC. ThS. Lê Quang Vũ
2/ Danh sách giảng viên cùng GD: TS. Lê Thanh Phúc, ThS. Nguyễn Thành Tuyên, ThS. Nguyễn Quang Trãi, Th. Nguyễn Trung Hiếu, ThS. Nguyễn Trọng Thức, ThS. Vũ Đình Huấn.
Điều kiện tham gia học tập học phần Môn học tiên quyết: Không
Môn học trước: Hệ thống điện - điện tử ô tô, Hệ thống điều khiển tự động ô tô, Thực tập hệ thống điện điện tử ô tô.
Mô tả học phần (Course Description) Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần thực tập cung cấp những kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc các hệ thống điện thân xe. Các phương pháp tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, xác định những nguyên nhân hư hỏng, phương pháp chẩn đoán, tìm pan thuộc hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động trên ôtô.
Sau khi học xong học phần sinh viên:
• Biết được cấu tạo của các hệ thống điện trên xe thực tế. • Phân tích, đánh giá được các thông số đo đạt.
• Tháo lắp, kiểm tra và đề xuất phương án sửa chữa trên các hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động.
82
Mục tiêu học phần (Course Goals)
Bảng 4.1. Mục tiêu học phần TT Hệ thống điện thân xe
Mục tiêu (Goals)
Mô tả
(Goal description)
(Học phần này trang bị cho sinh viên:)
Chuẩn đầu ra CTĐT
G1
Kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô như: hệ thống điện ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô.
1.2, 1.3
G2 Khả năng phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn
đề kỹ thuật ô tô.
2.1, 2.2, 2.3, 2.4
G3 Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng đọc hiểu các
tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh 3.1, 3.2
G4 Khả năng thiết kế, tính toán các hệ thống trong lĩnh vực ô tô 4.3, 4.4, 4.5, 4.6
Chuẩn đầu ra học phần
Bảng 4.2. Chuẩn đầu ra học phần TT Hệ thống điện thân xe
Chuẩn đầu ra
HP
Mô tả
(Sau khi học xong môn học này, người học có thể:)
Chuẩn đầu ra CDIO
G1
G1.1 Trình bày được các hệ thống điện thân xe và hệ thống điện điều
khiển tự động trên ô tô 1.2
G1.3 Vẽ và giải thích được các mạch điện nguyên lý của các hệ thống
điện thân xe và hệ thống điện điều khiển tự động trên ô tô 1.3
G2
G2.1 Hiểu rõ cấu tạo, chức năng của từng cụm bộ phận trên các hệ thống
điện thân xe và hệ thống điện điều khiển tự động trên ô tô 2.1.1
G2.2 Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện thân xe
và hệ thống điện điều khiển tự động trên ô tô 2.2.1
G2.3 Có khả năng tự tìm kiếm tài liệu, tự nghiên cứu và trình bày các
83
G2.4 Có khả năng tư duy và suy nghĩ hệ thống đến các vấn đề liên quan
đến hệ thống điện thân xe và hệ thống điều khiển tự động trên ô tô. 2.4
G3
G3.1 Có khả năng làm việc trong các nhóm để thảo luận và giải quyết
các vấn đề liên quan đến điện ô tô.
3.1.1, 3.1.2, 3.2.6
G3.2
Hiểu được các thuật ngữ tiếng Anh dùng cho hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, các hệ thống điện phụ và các hệ thống điều khiển tự động trên ô tô
3.3.1
G4
G4.3 Thiết lập các yêu cầu, chức năng nhiệm vụ của các hệ thống
4.3.1, 4.3.2
G4.4 Đề xuất phương pháp chuẩn đoán sửa chữa 4.4.2, 4.4.3
G4.5
Kiểm tra, kiểm chứng, phê chuẩn và chứng nhận các hư hỏng trên hệ thống
4.5.1, 4.5.5
G.46 Vận hành hệ thống, đề xuất cải thiện
4.6.2 4.6.4
4.2. Chuẩn đầu ra bài học ghế điện trên ô tô (Dành cho sinh viên)
• Nắm được kiến thức cơ bản về hệ thống ghế điện (G1.1). • Nắm được cách bố trí các bộ phận trên ghế điện ô tô: (G2.1).
+ Công tắc điều chỉnh ghế điện
+ Mô tơ vận hành cơ cấu các hướng (trượt, nâng, tiến,… ) trên ghế điện
+ Hệ thống an toàn (túi khí, dây đai an toàn)
+ Hệ thống phân loại người ngồi
+ Hệ thống tiện nghi trên ghế (sưởi, mát xa, nhớ vị trí ghế...) • Hiểu rõ sơ đồ mạch điện công tắc ghế điện (G2.2).
84
4.3. Cơ cấu bài giảng mô hình ghế điện (Dành cho giảng viên)
Về cơ cấu bài giảng, nhóm em muốn mang đến cho các thầy cô một bản đề xuất về lịch trình cũng như nội dung giảng dạy phù hợp và không làm xáo trộn quá nhiều tới lịch trình gốc đang được thực hiện của các giảng viên bộ môn Điện tử Ô tô, với mong muốn giới thiệu một cách cơ bản khái quát nhất và trải nghiệm mô hình nhanh chóng tiết kiệm thời gian cho sinh viên cũng như giảng viên bộ môn. Nhóm chúng em còn nhiều thiếu sót về hiểu biết về cách trình bày cũng như bố trí bài giảng nên mong rằng thầy cô sẽ xem đây như một bản tham khảo nhỏ từ sinh viên cụ thể là từ nhóm chúng em.
4.3.1. Về bố trí thời gian
Nhóm chúng em chọn thời gian cho phần lí thuyết kết hợp vào trong thời gian học lí thuyết phần hệ thống điều khiển mô tơ gạt mưa, rửa kính,… trong học phần “Thực tập hệ thống điện thân xe”. Lí do chính là bởi vì sơ đồ mạch điện điều khiển mô tơ gạt mưa, rửa kính tương đồng nhất với sơ đồ mạch điện công tắc ghế điện, nên sinh viên sẽ có sự liên tưởng nhanh và dễ dàng tiếp thu một cách nhanh chóng.
Về phần thực hành, nhóm mong muốn đề xuất phương án thực tập vận hành hệ thống điện, đo kiểm và kiểm tra hệ thống của nhóm chung em vào chiều thứ 4 hoặc chiều thứ 7 của một trong các tuần thực tập.
4.3.2. Về nội dung giảng dạy
Bảng 4.3. Kế hoạch giảng dạy bài ghế điện theo chương trong học phần
Nội dung
chương Nội dung Thời điểm
PPGD chính trên lớp Chương 3: Hệ thống điện phụ
3.1. Tổng quan về ghế điện ô tô.
Chiều thứ 4 hoặc chiều thứ 7 (các nhóm luân phiên nhau vào mỗi tuần)
+ Thuyết giảng + Trình chiếu + Thảo luận nhóm + Thực hành nhóm
3.2. Vị trí của ghế điện trên ô tô và các bộ phận trên ghế điện.
3.3. Sơ đồ mạch điện công tắc ghế điện.
3.4. Đo kiểm sử dụng mô hình ghế điện trên ô tô.
85
4.4. Các bài thực hành đánh pan, đo kiểm trên mô hình 4.4.1. Phiếu thực hành
PHIẾU THỰC HÀNH
Nhóm: Ngày:
Tên bài thực hành: Đo kiểm đánh pan mô hình ghế điện Dụng cụ thực hành:
− Đồng hồ VOM
− Giấy, bút
Tên pan xử lí lỗi:
1. Cách xác định lỗi:
2. Kết luận:
86
4.4.2. Các bài thực hành đánh pan 4.4.2.1. Bài đánh pan số 1
Mục đích:
• Kiểm tra hư hỏng cầu chì vào công tắc ghế.
Tiến hành:
• Bật công tắc pan số 1 (nguồn vào cầu chì bị hở mạch). • Các công tắc pan còn lại không bật.
Hiện tượng:
• Tất cả các mô tơ ghế đều không hoạt động được.
Cách kiểm tra
• Ngắt kết nối điện từ ắc quy bằng khoá K.
• Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra dương nguồn với công tắc, hoặc âm nguồn công tắc.
• Mất dương công tắc, tiếp tục đo từng đoạn để kiểm tra cụ thể đoạn nào bị hở, kết quả đo thông mạch được mất dương ở 2 đầu cầu chì.
87
4.4.2.2. Bài đánh pan số 2 Mục đích:
• Kiểm tra hư hỏng công tắc bơm lưng.
Tiến hành:
• Bật công tắc pan số 2 (chân E - mass của công tắc bị hở mạch). • Các công tắc pan còn lại không bật.
Hiện tượng:
• Mô tơ bơm lưng không hoạt động được. • Các mô tơ còn lại hoạt động bình thường.
Cách kiểm tra
• Ngắt kết nối điện từ ắc quy bằng khoá K.
• Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra dương nguồn với công tắc bơm lưng, hoặc âm nguồn công tắc.
• Mất âm công tắc, tiếp tục đo từng đoạn từ âm nguồn tới chân E để kiểm tra cụ thể đoạn nào bị hở mạch, kết quả đo thông mạch được mất âm chân mass E (Earth) với chân R (Release) công tắc.
88
4.4.2.3. Bài đánh pan số 3 Mục đích:
• Kiểm tra hư hỏng công tắc bơm lưng.
Tiến hành:
• Bật công tắc pan số 3 (chân B-Battery của công tắc bị hở mạch). • Các công tắc pan còn lại không bật.
Hiện tượng:
• Mô tơ bơm lưng không hoạt động được. • Các mô tơ còn lại hoạt động bình thường.
Cách kiểm tra
• Ngắt kết nối điện từ ắc quy bằng khoá K.
• Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra dương nguồn với công tắc bơm lưng, hoặc âm nguồn công tắc, gạt công tắc bơm lưng để đo kiểm theo sơ đồ mạch công tắc.
• Mất dương công tắc, tiếp tục đo từng đoạn từ dương nguồn ắc quy tới chân B để kiểm tra cụ thể đoạn nào bị hở mạch, kết quả đo thông mạch được mất dương chân B (Battery) với chân R (Release) và chân H (Hold) công tắc.
89
4.4.2.4. Bài đánh pan số 4 Mục đích:
• Kiểm tra hư hỏng công tắc nâng hạ mông.
Tiến hành:
• Bật công tắc pan số 4 (chân RDWN với E của công tắc chính bị hở mạch). • Các công tắc pan còn lại không bật.
Hiện tượng:
• Mô tơ nâng hạ mông không hoạt động được. • Các mô tơ còn lại hoạt động bình thường.
Cách kiểm tra
• Ngắt kết nối điện từ ắc quy bằng khoá K.
• Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra các chân công tắc bơm lưng theo sơ đồ công tắc ghế.
• Mất mass công tắc bơm lưng, tiếp tục đo từng đoạn từ mass công tắc, kết quả đo được mất chân RDWN với chân E công tắc.
90
4.4.2.5. Bài đánh pan số 5 Mục đích:
• Kiểm tra hư hỏng công tắc bơm lưng.
Tiến hành:
• Bật công tắc pan số 5 (chân SLDF tới mass của công tắc bị hở mạch). • Các công tắc pan còn lại không bật.
Hiện tượng:
• Mô tơ tiến lùi không hoạt động được. • Các mô tơ còn lại hoạt động bình thường.
Cách kiểm tra
• Ngắt kết nối điện từ ắc quy bằng khoá K.
• Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra dương nguồn với công tắc bơm lưng, hoặc âm nguồn công tắc.
• Mất mass công tắc bơm lưng, tiếp tục đo từng đoạn từ mass công tắc, kết quả đo được mất chân SLDF với chân E công tắc.
91
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.1. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu tài liệu và thực hiện đồ án với sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Thành Tuyên, nhóm chúng em đã thiết kế, mô phỏng và lên phương án đề xuất ứng dụng mô hình ghế điện vào giảng dạy với tên đề tài là: “Nghiên cứu thiết lập mô hình giảng dạy ghế điện có nhớ vị trí kết hợp lập trình”.
Đồng thời đề tài của nhóm chúng em cũng đã cung cấp đầy đủ kiến thức về hệ thống ghế điện trên ô tô cũng như các hệ thống tiện ích khác đi kèm trên ghế. Hệ thống nhớ vị trí ghế là một hệ thống mang đến sự tiện lợi đáng kể, được sử dụng nhiều trong một số phân khúc xe tầm trung cho tới đại đa số xe hạng sang được nhóm chúng em lựa chọn để thi công chung với mô hình. Ngoài ra đề tài của nhóm còn cung cấp hệ thống đánh pan có tín hiệu đèn báo và hiểu thị LCD khi đánh pan đúng và sai. Với hướng dẫn sử dụng vô cùng chi tiết, đem lại trải nghiệm tốt cho sinh viên khi nghiên cứu mô hình.
Kế hoạch đề ra ban đầu của nhóm chúng em là hoàn thành phần cứng sau khi đã xong phần mô phỏng, thử nghiệm, sửa đổi. Tuy nhiên vì đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và bất ngờ nên nhóm chúng em chưa thi công hoàn thành mô hình. Bị giới hạn về thời gian và kinh phí, mô hình của nhóm còn thiếu nhiều hệ thống cũng rất thiết thực cần thiết cho người dùng đi kèm trên ghế (các hệ thống này mới chỉ được nêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động chứ chưa được thi công trên mô hình).
5.2. Hướng phát triển
Hệ thống ghế điện trên ô tô là một trong những hệ thống vô cùng tiện ích và cấn thiết cho mọi lứa tuổi ngồi trên ô tô từ trẻ nhỏ tới người già. Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống ghế điện và mong muốn phát triển đề tài để các bạn sinh viên có thể được tiếp cận trực tiếp với nhiều chức năng tiện ích khác trên ghế hơn, nhóm chúng em muốn đề xuất một số phương án sau:
• Thi công hoàn thành mô hình ghế điện.
• Thiết kế và thi công hệ thống sưởi, dây đai an toàn, hệ thống túi khí cũng như hệ thống nhận biết phân loại người ngồi trên ghế.
Ngoài ra nhóm chúng em cũng xin đề xuất 2 phương án để phát triển hệ thống nhớ ghế của mô hình hoạt động thiết thực và tiện ích cho người dùng hơn:
92 • Lập trình chức năng lùi kịch ghế về sau khi tắt chìa khóa xe để tài xế có thể lên
xuống xe thuận tiện hơn.
• Lập trình bộ nhớ EEPROM để mô hình ghế điện có thể nhớ được vị trí 1 và vị trí 2 đã lưu trong quá trình sử dụng trước khi tắt công tắc. Để lần sử dụng tiếp theo vị trí 1 và vị trí 2 đã lưu trước đó vẫn còn được lưu trong hệ thống.
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://auto.howstuffworks.com/car-driving-safety/safety-regulatory-devices/ocs.htm [2] https://autonet.com.vn/cong-nghe/ky-thuat/cam-bien-tui-khi-phan-loai-nguoi-ngoi-xe/ [3] https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0389430400000941 [4] https://www.volvocars.com/en-ca/support/manuals/xc40/2019w46/safety/child- safety/occupant-classification-system [5] http://www.nissantechnicianinfo.mobi/htmlversions/Fall_2014/OCS.html [6] http://arduino.vn/bai-viet/42-arduino-Mega 2560-r3-la-gi [7] http://arduino.vn/bai-viet/150-cach-viet-chuong-trinh-khong-su-dung-ham-delay [8] https://machdienlythu.vn/mach-dong-ngat-ro-le/ [9] http://arduino.vn/bai-viet/302-module-relay-cach-su-dung-ro-le-va-nhung-ung-dung- hay-cua-no [10] https://arduinokit.vn/giao-tiep-i2c-lcd-arduino/ [11] https://gmnameplate.com/company/blog/what-are-ptc-heaters [12] https://gmnameplate.com/capabilities/ptc-heaters [13] https://www.freeasestudyguides.com/electrical-heated-seats-1-ex.html [14] https://www.bockmansautocare.com/how-do-heated-seats-work/ [15] http://www.to4runner.net/system_diagram-1935.html [16] https://cecas.clemson.edu/cvel/auto/systems/airbag_deployment.html [17] http://www.nisentra.com/system-1029.html [18] http://oto.saodo.edu.vn/uploads/news/2018_05/he-thong-ghe-lai-co-chuc-nang-ghi- nho-sua.pdf [19] http://www.trav4.net/front_power_seat_control_system-1088.html [20] https://auto.howstuffworks.com/car-driving-safety/safety-regulatory- devices/seatbelt3.htm