Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing hỗn hợp – Marketing Mix của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp hoang thiện chiến lược Marketing nông trại (Trang 31 - 36)

Mix của doanh nghiệp

2.1.3.1 Môi trường vĩ mô

 Môi trường nhân khẩu học:

Môi trường nhân khẩu học là yếu tố đầu tiên mà bất kỳ nhà quản trị marketing nào “cũng phải quan tâm. Vì môi trường dân số tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Tiếp cận nhân khẩu dân số theo những góc độ khác nhau đều có thể ảnh

của nhân khẩu đều tạo ra sự khác biệt không chỉ quy mô mà cả đặc tính nhu cầu”. Nhân khẩu chủ yếu tác động tới hoạt động marketing của doanh nghiệp chủ yếu trên các phương diện:

- Quy mô và tốc độ tăng dân - Cơ cấu dân số

- Tình trạng hôn nhân và gia đình với các khía cạnh liên quan như: tuổi kết hôn, tuổi sinh con đầu lòng, quy mô gia đình, số lượng gia đình

- Tốc độ đô thị hóa

 Môi trường kinh tế:

Thị trường cần có sức mua và công chúng. Sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền. Các nhà làm marketing phải theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng.

Các nước rất khác nhau về mức và cách phân phối thu nhập. Phân phối thu nhập có quan hệ với cơ cấu công nghiệp của đất nước, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng của hệ thống chính trị. Người làm marketing phân các thị trường theo năm kiểu phân phối thu nhập khác nhau: thu nhập rất thấp, rất thất: thu nhập cao hoặc rất cao…

 Môi trường tự nhiên:

Những biến đổi của môi trường tự nhiên đang ngày càng được cả nhân loại quan tâm và là một yếu tố đáng kể liên quan đến quyết định marketing của doanh nghiệp. Tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên cho kinh doanh. Tuy “mức độ

cần thiết là khác nhau nhưng không một ngành kinh doanh nào không chịu tác động bởi môi trường tự nhiên.

Mặc dù hiện nay nhân loại đang bước sang thời kỳ hậu công nghiệp nhưng nó không thoát ly tuyệt đối khỏi môi trường tự nhiên. Hiện nay môi trường tự nhiên đang bị xâm hại và ô nhiễm đang là chủ đề được nhiều giới quan tâm”.

 Môi trường công nghệ

Khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng mang đến cho đời sống con người những tác động đầy kịch tính. Một số khía cạnh đáng chú ý hiện nay là: Tốc độ tiến bộ khoa học kỹ thuật quá nhanh, thời gian kể từ khi phát hiện ra khoa học để đến khi có sản phẩm ngày càng được rút ngắn; những phát minh khoa học đã làm cho sản phẩm mới hoàn thiện hơn xuất hiện liên tục; thời đại kinh tế tri thức đang xuất hiện làm hé mở khả năng vô tận trong các phát minh vô tận.

Nhiều công nghệ mới làm biến đổi tận gốc rễ những công nghệ truyền thống tạo ra khả năng thay thế các hàng hóa truyền thống.

 Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị bao gồm: Vấn đề điều hành của chính phủ, hệ thống luật pháp, vai trò của những nhóm xã hội. Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng trực tiếp đến các quyết định” marketing của doanh nghiệp.

 Môi tường văn hóa, xã hội

Văn hóa ảnh hưởng tới các quyết định “marketing đa dạng và rất nhiều chiều. Văn hóa có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho nhiều ngành kinh doanh. Chẳng hạn quan niệm về những sản phẩm tiêu dùng những ngày lễ tết đã tạo thành chỗ dựa vững chắc cho những sản phẩm truyền thống. Nền văn hóa đây là những chuẩn mực giá trị phản ánh những bản sắc văn hóa của một đất nước, của một vùng, miền

Nhánh văn hóa: Đây là những chuẩn mực giá trị được một nhóm người, bộ phận có hoàn cảnh sống giống nhau, họ có quan niệm giống nhau trong khi vẫn bảo toàn bản sắc văn hóa cốt lõi.

Sự biến đổi văn hóa: Một số chuẩn mực văn hóa có thể thay đổi theo từng tình huống. Những thay đổi này đôi khi tạo ra những cơ hội marketing rất lớn.

2.1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Ngoài những yếu tố môi trường marketing vĩ mô cơ bản, doanh nghiệp còn phải chú ý đến những yếu tố trong ngành như đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, các nhà cung ứng, các trung gian marketing và những đối thủ tiềm ẩn với sản phẩm thay thế của họ.

- Khách hàng: Đây là đối tượng chủ yếu mà doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Bởi chính khách hàng tạo nên thị trường, số lượng khách hàng càng lớn thì quy mô thị trường càng rộng. Việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chỉ khi hiểu được tâm lý, sở thích, thị hiếu, thói quen của khách hàng doanh nghiệp mới có thể kích thích tiêu dùng.

- Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp: Các đơn vị cung ứng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải quan hệ tốt với các nhà cung ứng về các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, sức lao động. Đó là yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu tìm hiểu các nguồn cung ứng hàng hóa thích hợp với nhu

cầu khách hàng và thỏa mãn yêu cầu về chất lượng là một vấn đề cần cân nhắc để đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh.

- Đối thủ cạnh tranh: Có một số lượng các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực kinh doanh mới và mong muốn giành được thị phần và khách hàng trên thị trường. Thị trường nhiều các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng sản phẩm tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm chiếm được thị phần trên thị trường. Như là lực lượng cạnh tranh ở mỗi doanh nghiệp đều thường xuyên duy trì và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh để giành được chiến thắng so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không duy trì và mở rộng được thị trường của mình thì dần dần doanh nghiệp sẽ mất đi thị phần và vị trí sản phẩm của mình thì dần dần doanh nghiệp sẽ mất đi thị phần và vị trí sản phẩm của mình trong lòng khách hàng, thay vào đó là các sản phẩm mới, mẫu mã mới, chủng loại mới và giá cả hấp dẫn mà các đối thủ cạnh tranh khác đưa ra. Tốc độ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh.

- Các trung gian marketing: Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình thì doanh nghiệp không thể không quan tâm tới các trung gian marketing. Các trung gian marketing là những công ty, doanh nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, tiêu thụ và phổ biến hàng hóa của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Họ bao gồm những người môi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức dịch vụ marketing và các tổ chức tài chính tín dụng.

- Nội bộ doanh nghiệp: Hoàn cảnh nội bộ bao gồm các yếu tố, hệ thống bên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quản lý tốt các yếu tố nội bộ đó nhằm khống chế được các ưu, nhược điểm của mình. Việc phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô và các cơ hội của thị trường luôn đóng vai trò quan trọng, song các

mang tính quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp chính là nội lực của doanh nghiệp. Quá trình phân tích tình hình nội bộ của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý xác định rõ ràng và đánh giá đúng về tiềm lực của doanh nghiệp. Những yếu tố cần xem xét là nguồn nhân lực, các hoạt động marketing, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, tài chính,…

Một phần của tài liệu giải pháp hoang thiện chiến lược Marketing nông trại (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w