2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố định lượng định tính. Từ đó đánh giá được các mặt phát triển, hiệu quả hoặc kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
So sánh theo thời gian sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được tốc độ, xu hướng phát triển của các hiện tượng kinh tế qua các thời kỳ khác nhau. Để đạt được mục đích
này, có thể so sánh giữa kết quả của kỳ này so với kết quả của kỳ trước (năm nay so với năm trước, quý này so với quý trước…)
Khi phân tích, người phân tích có thể tiến hành các phương pháp so sánh khác nhau tùy theo mục đích phân tích:
+ So sánh tuyệt đối: Là xác định chênh lệch tuyệt đối, mức độ biến động tuyệt đối của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự thay đổi quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
+ So sánh tương đối: Được thể hiện bằng số lần hoặc số phần trăm, nói lên mức độ đạt được chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh cho ta thấy xu hướng thay đổi, phát triển của hiện tượng.
+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của các bộ phận.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này được sử dụng để thống kê các hiện tượng, sự việc xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.