Hệ thống phân phối khí thông minh (CVVT) được dẫn động từ trục cam đến xupap làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao, chịu lực ma sát lớn khi làm việc và chịu nhiều va đập nên thường bị mòn. Sự mài mòn của bất kỳ chi tiết nào trong cơ cấu đều có thể dẫn đến hiện tượng xupap đóng mở không đúng yêu cầu, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình làm việc của động cơ. Khi làm việc của hệ thống phân phối khí nên các chi tiết của cơ cấu thường xảy ra các hư hỏng chính sau:
- Xupap và đế xupap là các chi tiết làm việc trong điều kiện khắc nghiệt nhất vừa chịu lực ma sát lại vừa chịu va đập. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao đặt biệt là xupap thải. Do đó bề mặt làm việc của xupap và đế xupap không những bị mòn mà còn bị cháy rỗ dẫn đến đóng không kín gây lọt khí làm giảm công suất, tăng lượng tiêu hao nhiên liệu của động cơ.
- Ống dẫn hướng xupap nếu mòn nhiều sẽ gây va đập xupap làm tăng mài mòn thân xupap đồng thời sẽ gây lọt dầu vào trong xylanh động cơ do đó làm tăng tiêu hao dầu bôi trơn và kết muội than trong buồng đốt.
- Các chi tiết dẫn động xupap như đòn bấy, con lăn, lò xo và các chi tiết lắp ghép chúng đều bị mòn hoặc biến dạng cũng ảnh hưởng đến sự làm việc của xupap.
- Đối với trục cam các vấu cam phân phối khí luôn tiếp xúc và tỳ vào đế con đội nên bị mòn nhiều hoặc bị biến dạng do ma sát. Nếu vấu cam bị mòn nhiều sẽ làm giảm hành trình của con đội do đó làm giảm độ mở của xupap.
- Con đội sẽ bị mòn nhiều ở phần thân và đáy. Nếu là bôi trơn cưỡng bức khe hở phần thân và phần dẫn hướng sẽ làm giảm áp lực dầu bôi trơn. Nếu là con đội cơ khí sự mài mòn bề mặt tiếp xúc sẽ làm giảm khe hở miệng xupap.
- Bộ phận dẫn động trục cam: Các gân bánh răng, bánh xích, bi dây đai bị mài mòn cũng làm sai lệch pha phân phối khí của động cơ tức là thời điểm đóng mở xupap không đúng yêu cầu đồng thời gây nên tiếng ồn và gõ trong quá trình làm việc.
Trang 33