Cơ sở pháp lý:

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (luật hàng hải quốc tế) (Trang 28 - 30)

Chương 3 : Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

3.2Cơ sở pháp lý:

3.2.1 Các điều kiện thương mại quốc tế và nghĩa vụ của người mua, người bán trong thương mại quốc tế

"Các điều kiện thương mại quốc tế" (INCOTERMS). Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành lần đầu tiên vào năm 1936 và từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần sửa đổi. Thực chất, "các điều kiện thương mại quốc tế" là một bản quy tắc bao gồm nhiều "điều kiện thương mại" hay nhiều loại "giá" khác nhau. Tập quán quốc tế về mua bán quốc tế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán.

Ví dụ, INCOTERMS 2020 có 11 điều kiện giao hàng và được chia thành hai nhóm như sau:

thuỷ

Nhóm 1: Áp dụng cho tất cả phương thức vận tải ( Gồm 7 điều kiện)

Điều kiện EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)

Điều kiện FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở) Điều kiện CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)

Điều kiện CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới) Điều kiện DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)

Điều kiện DPU ( Delivery At Place Unloaded: Giao tại địa điểm đã dỡ hàng) Điều kiện DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)

Nhóm II: Các điều kiện riêng được sử dụng trong vận tải biển và đường biển nội

Điều kiện FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu) Điều kiện FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu) Điều kiện CFR (Cost And Freight: Tiền hàng và cước phí)

Điều kiện CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền, bảo hiểm và cước phí)

3.2.2 Bộ luật Hàng hải năm 2015

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 gồm 20 chương với 341 điều (tăng 2 chương và 80 điều so với Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005), trong đó quy định những nội dung cơ bản như: Chính sách phát triển hàng hải; tàu biển; thuyền viên; cảng biển; vận tải biển và dịch vụ hàng hải; an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ mơi trường; vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và bảo hiểm hàng hải; cải cách thủ tục hành chính.

Chương XVIII đặc biệt đề cập về hợp đồng bảo hiểm hàng hải với 34 điều. Chương này quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải, đối tượng bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm hàng hải, các quyền lợi được bảo hiểm, nghĩa vụ của người được bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, chuyển nhượng quyền theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm bao, thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải, chuyển quyền đòi bồi thường, từ bỏ đối tượng bảo hiểm và giải quyết bồi thường.

3.2.3 Công ước quốc tế

Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký kết tại Brussels ngày 25/8/1924 (The International Convention for Reunification of Certain Rules relating to Bills of Lading, dated Brussels August 25, 1924) có hiệu lực từ 1931. Cơng ước này được gọi tắt là Công ước Brussels 1924 hay Quy tắc Hague 1924.

Nghị định thư Visby 1968, sửa đổi cơng ước Brussels, có hiệu lực từ ngày 23/6/1977. Nghị định thư này còn được biết đến với tên gọi: Quy tắc Hague - Visby 1968 (Hague-Visby Rules 1968).

Công ước của Liên Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, ký kết tại Hamburg năm 1978 (The UN Convention on the Carriage of Good by Sea, 1978), có hiệu lực từ ngày 01/11/1992. Công ước này được gọi tắt là Công ước Hamburg 1978 hoặc Quy tắc Hamburg 1978.

Ba quy tắc kể trên đang song song tồn tại và là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ pháp lý về vận đơn - bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Việt Nam là một trong số các quốc gia chưa gia nhập Công ước Brussels 1924, Quy tắc Hague Visby 1968 cũng như Công ước Hamburg 1978. Tuy nhiên, khi soạn thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990 và 2005, các công ước quốc tế đã được tham chiếu, sử dụng để quy định về trách nhiệm của người chuyên chở. Tuy còn có những điểm khác biệt song Bộ luật Hàng hải Việt Nam gần tương đồng với Công ước Brussels 1924 về những nghĩa vụ cơ bản của chủ tàu, người thuê tàu khi giao kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (luật hàng hải quốc tế) (Trang 28 - 30)