Chương 3 : Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
4.2 Một số đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Hợp đồng Bảo hiểm
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.
4.2.1 Các nguyên tắc cơ bản trong q trình hồn thiện pháp luật Việt Nam về Hợp đồng Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển :
Thứ nhất, đảm bảo tính kế thừa trong các quy định của pháp luật bảo hiểm hàng
hải Việt Nam. Tính kế thừa ở đây muốn nói lên rằng cái mới ra đời phải trên nền tảng của cái cũ, khơng phủ định hồn toàn (phủ định sạch trơn) cái cũ. Đảm bảo tính kế thừa của pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà làm luật của bất kỳ quốc gia nào. Để đảm bảo tính kế thừa, địi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện những quy phạm pháp luật đã được đưa ra từ trước, nhận diện được điều tiến bộ mà phát huy, với những quy định cịn tồn tại khiếm khuyết thì sửa đổi.
Thứ hai, đảm bảo tính phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật bảo hiểm hàng
hải Việt Nam. Hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải, Luật thương mại, Luật hàng không, … và các văn bản dưới luật khác. Các quy phạm pháp luật này có nội dung điều chỉnh những mối quan hệ pháp luật nảy sinh từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng chịu sự điều chỉnh trước hết bởi Bộ luật hàng hải Việt Nam. Chính
5 Nguyễn Ngọc Minh (2006), Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
vì vậy, yêu cầu đặt ra là tạo nên tính phù hợp giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam và các quy tắc, điều khoản, quy định trong bảo hiểm hàng hải với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam có ý nghĩa quan trọng.
Thứ ba, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo hiểm hàng hải ở mỗi quốc
gia phải tính tới sự phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo hiểm hàng hải ở quốc gia đó, đồng thời phải có sự phù hợp với pháp luật và thơng lệ hàng hải quốc tế. Mục đích việc hồn thiện pháp luật Bảo hiểm hàng hải Việt Nam là nhằm loại bỏ những điểm bất cập, cản trở tiến trình hội nhập của Việt Nam, là nhằm giảm bớt sự cách biệt quá xa giữa pháp luật thương mại và pháp luật hàng hải Việt Nam so với "luật chơi" chung của thế giới, so với các quy định của WTO, v.v.; đáp ứng yêu cầu Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng khơng thể sửa đổi pháp luật của mình "dập khn" 100% theo "luật chơi" chung của quốc tế.
4.2.2 Đề xuất cụ thể sửa đổi một số quy định:
(1) Soạn thảo, ban hành tài liệu giải thích các điều khoản bảo hiểm hàng hải để áp dụng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam:
Điển hình như quy định rõ khái niệm “trục lợi bảo hiểm”. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề trục lợi bảo hiểm:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: trục lợi bảo hiểm là hành vi gian dối nhằm kiếm lợi bất
hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Vì “hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm”, như vậy, chủ thể thực hiện hành vi này có thể là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Có thể thấy với quan điểm này thì hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm giống như định nghĩa đã được đưa ra tại thông tư 31/2004/TT – BTC. Quan điểm này cũng tương thích với khái niệm “gian lận bảo hiểm” (Insuarance Fraud) của các hiệp hội nghề bảo hiểm trên thế giới.
- Quan điểm thứ hai lại cho rằng “trục lợi bảo hiểm” chỉ được hiểu là hành vi trục lợi
tiền bồi thường bảo hiểm hoặc tiền bảo hiểm trả từ phía bên mua bảo hiểm tức là hành vi gian lận bảo hiểm từ phía khách hàng bảo hiểm
Như vậy sự khác biệt của hai quan điểm trên ở chỗ chủ thể của hành vi trục lợi bảo hiểm, nếu quan điểm thứ hai chỉ coi đó là hành vi của khách hàng – bên mua bảo hiểm
thì quan điểm thứ nhất cho rằng hành vi trục lợi bảo hiểm có thể gây ra của hai bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm
Tóm gọn lại, trục lợi, gian lận bảo hiểm là hành vi bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Hệ quả là dẫn đến kinh phí doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra để đấu tranh chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm và chi trả các khoản tiền bị thâm hụt do gian lận dồn lên vai cộng đồng tham gia bảo hiểm. Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm cũng dẫn đến giá cả hàng hóa và dịch vụ cao hơn bởi doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa và dịch vụ phải chuyển chi phí mua bảo hiểm vào dịch vụ, hàng hóa bán cho khách hàng. Do đó cần thiết có sự giải thích rõ ràng về khái niệm trục lợi, gian lận bảo hiểm trong các bộ luật chuyên ngành, cũng như sửa đổi chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm ngày một chặt chẽ, nghiêm minh hơn.
(2) Tạo ra tính thống nhất giữa Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 1990 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 trong quy định về Đương nhiên chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hàng hải:
Trong vụ án PJICO, chi tiết liên quan tới điều 11 của QTC, chi tiết mấu chốt dẫn đến tranh chấp bồi thường thiệt hại hàng hóa đó là: PJICO nghi ngờ Việt Thái Phong đã biết
trước về tổn thất khi mà ngày xảy ra tai nạn cùng lúc với ngày mua bảo hiểm, tuy nhiên họ lại khơng chứng minh được. Từ vụ án trên có thể thấy rằng, việc cơng ty bảo hiểm
muốn xác minh rằng liệu người mua bảo hiểm đã biết tổn thất xảy ra trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hay chưa rất phức tạp và khó khăn, dễ xảy ra tranh chấp, cũng dễ bị lợi dụng cho mục đích trục lợi bảo hiểm của người mua bảo hiểm. Do đó quy định như điều 11 của QTC cần được sửa đổi để đặt người bảo hiểm vào thế chủ động nắm bắt thông tin. Đồng thời như đã phân tích quy định này cũng đã trở nên lỗi thời trong nền cơng nghệ thơng tin hiện đại. Cần thiết có sự sửa đổi Điều 11 Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển theo hướng phù hợp, thống nhất với Điều 309 Bộ luật hàng hải Việt Nam mà ở đó quyền chủ động nắm bắt thơng tin nằm ở phía bên bảo hiểm.
(3) Sửa đổi khoản 2 điều 151 Bộ luật Hàng hải Việt Nam để đảm bảo tính phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế.
Từ những phân tích trong phần (3) 4.1.2, để đảm bảo tính cơng bằng giữa người vận chuyển, chủ hàng và người bảo hiểm, cũng như phù hợp với chuẩn mực pháp luật quốc
tế tiên tiến, người viết kiến nghị sửa đổi Điều 151 BLHH 2015 bằng cách xóa bỏ miễn trách do Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công
của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu đối với người vận chuyển.
Ngồi những ví dụ nêu trên, cịn rất nhiều những quy định bất cập gây khó khăn trong q trình thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng. Ta có thể nhận thấy tính cấp thiết của việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật để quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực này hiệu quả hơn, giúp lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như lĩnh vực bảo hiểm của Việt Nam phát triển hơn.
C. L iờ k t:ế
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam đã xuất hiện từ lâu nhưng khi so với lịch sử ra đời và phát triển thị trường bảo hiểm trên thế giới thì vẫn cịn khá non trẻ. Tuy vậy, những thành tựu mà các doanh nghiệp bảo hiểm đạt được trong thời gian qua đã chứng minh được sự phát triển, tiến bộ của loại hình này và phần nào đã khẳng định được vị thế của bảo hiểm nước ta trên thế giới cũng như vai trò quan trọng trong các hoạt động ngoại thương. Chính những yếu tố ấy, trong tương lai cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển sẽ dần dần hoàn thiện và khẳng định được chỗ đứng của mình khơng những trong thị trường bảo hiểm trong nước mà cịn trên tồn thế giới.
Qua bài nghiên cứu này, chúng em hy vọng đã làm rõ được một phần nào đó trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam và đưa ra được những giải pháp, kiến nghị để từ đó có thể giúp hồn thiện hơn lĩnh vực này.
DANH M CỤ TÀI LI UỆ THAM KH OẢ
• Tài liệu trong nước:
1. Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 1990. 2. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1995, 2005, 2015.
3. PGS.TS. Nơng Quốc Bình (chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, ĐH Luật Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Minh (2006), Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Vũ Hồng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong thương mại quốc tế, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ths. Hà Văn Hội (2002), Giáo trình Vận tải và Bảo hiểm trong buôn bán
quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Hoàng Minh Thái, Nguyễn Thị Tố Như (2016) Nghĩa vụ cung cấp thông tin
bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, Tạp chí luật học số 7/2016.
8. Nguyễn Hải Yến (2018) Hoàn thiện các quy định pháp luật dịch vụ bảo hiểm
ở Việt Nam trên cơ sở cam kết trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Tạp chí Luật học số 1/2018.
9. Xuất nhập khẩu Sài Gòn Simex, https://www.simex.edu.vn/cac-loai-hop-dong-
bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau-2.html Truy cập 16:05 ngày 1/4/2022
10. Trang Thông tin Trọng tài Quốc tế của Aceris Law LLC,
https://www.international-arbitration-attorney.com/vi/icc-incoterms-in- international-trade/ Truy cập 21:33 ngày 02/4/2022.
• Tài liệu nước ngồi:
11. Các điều kiện về bảo hiểm hàng hải Anh (ICC 1982) 12. Công ước Hamburg 1978
13. INCOTERM 2010, 2020.