Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc (Trang 53 - 58)

Để cải thiện tình trạng thu nhập của khu vực nông nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc đã có chương trình chính sách tăng thu nhập phi nông nghiệp cho khu vực nông thôn. Chương trình này gắn với chương trình công nghiệp hóa nông thôn Hàn Quốc

Trong nhiều thập kỉ qua, chính phủ Hàn Quốc liên tục nỗ lực thúc đẩy thực hiện chính sách công nghiệp nông thôn. Vào cuối những năm 1960, chính phủ bắt đầu áp dụng các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn để giảm thiểu sự chênh lệch vùng miền giữa khu vực thành thị và nông thôn. Năm 1968, Chương trình Đồng hành cùng Doanh nghiệp dành cho Hộ gia đình nông nghiệp (FHSP) ra đời nhằm thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông thôn truyền thống. Đến năm 1973, Chương trình Xí nghiệp Saemaul ra đời nhằm thiết lập hệ thống các nhà máy xí nghiệp độc lập ở khu vực nông thôn.

Chính sách công nghiệp hoá nông thôn bắt đầu chuyển hướng sang nhấn mạnh vào việc xây dựng các bất động sản khu công nghiệp nông thôn để cung cấp các cơ sở vật chất cần thiết cho các doanh nghiệp địa phương. Công nghiệp hoá nông thôn được xem như là chính sách thu nhập nông nghiệp quan trọng nhất trong thời kì tự do hoá mậu dịch thị trường nông nghiệp đang diễn ra, do đó Chính phủ càng nhấn mạnh tầm quan trọng của bất động sản khu công nghiệp nông thôn.

Để đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá nông thôn, chính phủ đã ban hành Đạo luật Phát triển Nguồn thu nhập nông thôn (RISDA) vào năm 1983. Theo như điều khoản của đạo luật này và của Chương trình Bất động sản khu công nghiệp Nông thôn (RIEP), các công trình bất động sản khu công nghiệp sẽ được xây dựng ở trung tâm các khu vực nông thôn.

RIEP được thiết lập dựa trên 3 tiêu chí sau đây: (1) quy mô dân số của các tỉnh (hoặc thành phố) nông thôn cần dưới 100.000 người, và (2) các doanh nghiệp đã được sàng lọc và lựa chọn dựa trên tiêu chí đánh giá về môi trường. Khi một công ty đáp ứng được hai tiêu chí này để trở thành đối tượng phù hợp, công ty đó sẽ nhận được khoản cho vay chính sách ưu đãi cũng như miễn hoặc giảm thuế từ Chính phủ.

Các khu vực nông thôn được phân chia thành 3 loại hình khác nhau dựa trên độ bất lợi và mật độ công nghiệp: (1) khu vực hỗ trợ chung; (2) khu vực hỗ trợ thêm; và

(3) khu vực hỗ trợ đặc biệt. Hỗ trợ chính phủ và quy mô tối đa của mỗi bất động sản khu công nghiệp ở ba loại hình trên có khác nhau. Ví dụ, một bất động sản khu công nghiệp có vị trí ở khu hỗ trợ đặc biệt, khu vực bất lợi nhất, sẽ nhận được tổng tiền hỗ trợ lên tới 70.000 won (tương đương US 64) từ chính quyền trung ương và 10.000 won từ chính quyền địa phương, trong khi khu vực hỗ trợ chung lần lượt chỉ nhận được 15.000 won và 5.000 won. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp nằm ở khu vực hỗ trợ đặc biệt còn nhận được khoản vay vốn ưu đãi lên tới 20,000 won cho mỗi mét vuông trong bất động sản khu công nghiệp, và 70% tổng chi phí xử lý rác thải sẽ được chính quyền trung ương thanh toán, trong khi đó, con số này ở khu vực hỗ trợ chung lần lượt là 15,000 won và 30%.

Trong suốt những năm 1984 đến 1990, tổng số tiền đầu tư bằng hỗ trợ trực tiếp vào các doanh nghiệp nông thôn thuộc các chương trình của chính phủ đã lên tới 201 triệu won (tương đương với 258 triệu). Trong cùng thời kì, khoảng 837 triệu won (tương đương với 1,074 triệu) vốn chính sách ưu đãi được cung cấp cho các công ty hoặc hộ gia đình tham gia chương trình. Một phần rất lớn số tiền hỗ trợ trực tiếp và vốn chính sách ưu đãi này đã đầu tư vào Chương trình Bất động sản khu công nghiệp nông thôn. Khoảng 94% số tiền hỗ trợ trực tiếp và 86% số vốn ưu đãi chính phủ đầu tư cho các công ty hoặc các doanh nghiệp tham gia chương trình này. (Mai Ngọc Cường, 2013).

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá để trở thành một nước công nghiệp mới của Hàn Quốc, tình trạng cư dân nông thôn ngày càng giảm, lao động nông thôn thể hiện xu hướng già hoá, trong khi đó chi phí sản xuất ngày càng tăng, khoảng cách thu nhập nông thôn - thành thị ngày càng nới rộng. Để giải quyết những khó khăn ở nông thôn trong quá trình phát triển, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách liên quan đến tự tạo việc làm cho những người còn lại trong khu vực nông thôn thông qua phát triển du lịch làng - du lịch nông thôn, nhằm đem đến cơ hội việc làm, thu nhập giúp kéo gần khoảng cách và chất lượng cuộc sống giữ nông thôn với thành thị (Lee Sang Mu, 2009). Nghiên cứu khẳng định vai trò của nhà nước trong hỗ trợ người dân tự phát triển các hoạt động phục vụ du lịch ở khu vực nông thôn để thoả mãn nhu cầu tham quan du lịch của khách thập phương là điều kiện để thúc đẩy thực hiện thành công chủ trương, chính sách tự tạo việc làm đối với người dân ở Hàn Quốc. Sự hỗ trợ của chính phủ để người dân được tiếp cận tới các nguồn tín dụng đặc thù là không thể thiếu để phát triển việc làm khu vực nông thôn.

ảng Tha đ i trong hư ng tr nh ông nghiệp hoá nông thôn, 1960-2000

Giai đoạn Chƣơng trình chính sách

Mục đích và Các hoạt động chính

Điều kiện kinh tế n i chung Bước khởi đầu của CNH nông thôn (1967-71) -Chương trình Đồng hành cùng Doanh nghiệp dành cho các Hộ gia đình nông nghiệp (FHSP) -Thành lập các công ty chế biến nông sản

-Giảm nghèo nông thôn

- Tiếp cận các gia đình nông nghiệp đơn lẻ - Xúc tiến xây dựng ngành công nghiệp tư nhân nông thôn - Đẩy mạnh quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu - Thời kì phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất đến lần thứ 3

- Giảm tối đa lực lượng lao động nông nghiệp Đề xuất xây dựng các xí nghiệp Saemaul (1972-83) Chương trình Xây dựng Xí nghiệp Saemaul - Hướng tiếp cận một thị trấn – một xí nghiệp - Vị trí tự do của các xí nghiệp ở thị trấn -Tỉ lệ phát triển kinh tế cao -Thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa hộ gia đình thành thị và nông thôn Thành lập các KCN nông thôn (1984-nay) - Khu vực xúc tiến công nghiệp nông thôn (RIPZ): Chương trình bất động sản khu công nghiệp nông thôn (RIEP)

- Chương trình xúc tiến du lịch trang trại

(FTPP)

-Hướng tiếp cận khu vực tập trung:

-Đa dạng hoá nguồn thu nhập nông thôn -Ban hành Đạo luật phát triển nguồn thu nhập nông thôn (RISDW)

- Tỉ lệ phát triển kinh tế cao -Bắt đầu mở thị trường nông nghiệp

Đa dạng hoá chương trình CNH - RIEP, FTPP, -Xúc tiến chương chình chế biến thực phẩm - Phát triển các nguồn thu nông nghiệp thay thế.

-Tự do hoá mậu dịch trong khuôn khổ hệ thống WTO

Giai đoạn Chƣơng trình chính sách

Mục đích và Các hoạt động chính

Điều kiện kinh tế n i chung nông thôn (1990-nay) truyền thống - Xúc tiến sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc sản địa phương - Xúc tiến hàng loạt các hoạt động theo chuỗi giá trị của các hộ gia đình nông nghiệp

- Mở thị trường nông nghiệp nội địa

- Điều chỉnh cấu trúc lĩnh vực nông nghiệp

Suh Chong-Huk; Kim Hyong-Mo, 2012

Diện tích đất trồng trọt ở Trung Quốc vào khoảng 0,092 ha/người, chỉ bằng 40% mức bình quân của thế giới. Tình trạng mất đất ngày càng tăng lên do công nghiệp hoá và đô thị hoá làm cho hơn 200 triệu người phải lang thang đi tìm việc ở khắp nơi. Hiện có 70 triệu nông dân mất đất mà không còn phúc lợi tập thể để hỗ trợ họ. Một thực tế khác là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi nông hộ “sử dụng” một khoảnh đất nhỏ, bình quân 0,67 ha/hộ gia đình, bằng 1/4 bình quân thế giới. Chính vì quá nhỏ và manh mún như vậy nên việc sản xuất kém hiệu quả, gây mất an toàn cho an ninh lương thực, cán cân thu nhập lệch hẳn về các đô thị.

Nông dân ra thành phố kiếm việc làm phải nhờ người thân canh tác những khoảnh ruộng của họ hoặc bỏ ruộng hoang mà không thể bán đi được. Trong khi đó, nhiều người có vốn, có khả năng lại khó mở rộng quy mô trang trại, vì luật pháp không cho phép mua bán đất, cách giải quyết của họ là chuyển sang thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.

Chình vì vậy Trung Quốc đã đặ ra những quy định rất ngặt nghèo liên quan đến việc thu hồi đất nông nghiệp. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải đúng với chiến lược lâu dài của vùng và phải nằm trong chỉ giới đỏ. Chình vì vậy ở Trung Quốc, nhiều địa phương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp đã phải trả lại cho nông dân để sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, Trung Quốc cũng cho phép nông dân có thể dùng đất canh tác để thế chấp vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc bảo vệ đất canh tác, đặc biệt là “đất ruộng cơ bản”. Luật pháp còn quy định cụ thể đất ruộng cơ bản phải chiếm 80% trở lên đất canh tác của mỗi tỉnh.

- Giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Bộ Nông nghiệp đã trình Chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc; trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có

năng suất, chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; bảo đảm an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch. Điều này đã làm tăng số doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động ở nông thôn lên chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Bên cạnh đó, các biện pháp thu hút các khu công nghiệp công nghệ cao liên quan đến ngành nông nghiệp được thúc đẩy ở Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1,3 tỷ mẫu đất trồng cây các loại; 95,7 triệu mẫu đất chăn nuôi thủy, hải sản (Lê Xuân Cừ 2019).

Nhật Bản là quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến nhưng vẫn chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống. Ở Nhật Bản, bên cạnh các ngành công nghiệp hiện đại với quy mô lớn, các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và các hộ gia đình làm nghề thủ công vẫn được quan tâm phát triển. Nhiều làng nghề ở Nhật Bản với các nghề thủ công truyền thống đa dạng vẫn tồn tại và hoạt động hiệu quả đến nay. Các làng nghề đóng góp tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn. Năm 2003, các nghề thủ công và các làng nghề đã đạt giá trị sản lượng tới 8,1 tỷ USD, đồng thời thu nhập từ các nghề này được tăng lên. Để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nhật Bản còn thực hiện các biện pháp, chính sách cụ thể sau:

-Chính phủ yêu cầu các tổ chức sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như: liên hiệp hợp tác xã, tổ chức công thương phải lập kế hoạch khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống. Kế hoạch gồm các nội dung như đào tạo tay nghề, nghiên cứu nguyên liệu và đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trườ ng sản xuất, khai thác nhu cầu, cung cấp thông tin cho khách hàng. Nhà nước và Chính quyền địa phương dựa trên kế hoạch này để hỗ trợ về vốn và đào tạo nghề

- Thúc đẩy phong trào mỗi địa hương có một nghề thủ công, “Mỗi làng một sản phẩm” vơí 3 phương châm gồm: sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, khuyến khích người dân thực hiện các dự án phù hợp với năng lực và chú trọng đào tạo kỹ năng chế tác và quản lý sản xuất cho người dân.. Nhiều làng nghề bị mai một được khôi phục, có 200 nghề mới được tạo dựng. Chính phủ cho thành lập hệ thống bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng để hỗ trợ các làng nghề truyền thống vay vốn không cần tài sản thế chấp. Các doanh nghiệp của làng nghề có thể vay vốn để sản xuất kinh doanh hay mua sắm thiết bị mới trong kỳ hạn 3 đến 5 năm với lãi suất trung bình là 9,3%/năm

Hiệp hội nghề truyền thống được thành lập dựa trên “Luật nghề truyền thống” từ năm 1975. Chức năng chủ yếu của Hiệp hội là khôi phục và bảo tồn các ngành nghề

thủ công truyền thống như: phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và tuyên truyền cho nghề thủ công truyền thống. Hiệp hội đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các đoàn thể ở các địa phương.

Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề thông qua nhiều hoạt động cụ thể như: Công nhận danh hiệu “Nghệ nhân công nghệ truyền thống” đối với những người giỏi nghề để khuyến khích họ say mê và tâm huyết với nghề; Đào tạo nghề cho lớp kế cận; Biểu dương, thưởng tiền cho những người có công trong việc duy trì và phát triển kỹ thuật truyền thống, dạy nghề cho những người kế thừa hay góp phần bảo tồn làng nghề trong thời gian dài; Khuyến khích nâng cao kỹ thuật sản xuất nghề truyền thống, trao tiền khuyến khích cho người mới tham gia sản xuất nghề truyền thống để thúc đẩy họ nâng cao kỹ thuật sản xuất; Hợp tác với các công ty bảo hiểm thực hiện phúc lợi xã hội cho các thợ thủ công, các nghệ nhân làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và trả trợ cấp cho người tham gia sản xuất nghề truyền thống khi nghỉ việc (Huỳnh Đức Thiện 2015).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Chính sách hỗ trợ việc làm đối với lao động nông thôn khu vực Tây Bắc (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)